KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình trồng hoa mai địa thảo kết hợp sử dụng hormone trong điều kiện nhà kính tại công ty danziger, israel (Trang 28)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả khảo sát quy trình nhân giống Mai Địa Thảo bằng hạt và bằng giâm cành giâm cành

Tại Công ty Danziger, Israel, Mai Địa Thảo được nhân giống bằng cả hình thức giâm cành và bằng hạt. Cây nhân giống bằng 2 hình thức nhân giống này có các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển khác nhau. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của Mai Địa Thảo được nhân giống bằng cành và bằng hạt được thể hiện trong bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1. Kết quả theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của Mai Địa Thảo nhân giống bằng hạt và nhân giống bằng cành giâm

Chỉ tiêu theo dõi Nhân giống bằng hạt

Nhân giống bằng cành giâm

Tỷ lệ cây sống của cành giâm, tỷ

lệ nảy mầm của hạt (%) 70 99,9

Chiều cao trung bình của cây khi

ra hoa (cm) 19 15

Thời gian sinh trưởng (từ khi trồng

đến khi ra hoa) (ngày) 45 34

Thời gian từ ra hoa đến khi thu

hoạch hạt (ngày) 30 37

Số lượng hoa trung bình/cây

(sau 14 tuần) 155 165

Đặc điểm hoa

Màu tươi thắm Màu tươi thắm, Đường kính hoa

4-5 cm

Đường kính hoa 4-5 cm

- Qua kết quả thể hiện ở bảng 4.1, chúng ta có thể thấy rằng tỉ lệ sống của cành giâm cao vượt trội so với tỉ lệ sống của phương pháp gieo hạt. Cây trồng bằng hạt ra hoa muộn hơn so với cây giâm cành 11 ngày, tuy nhiên trồng bằng hạt sẽ giúp

ra quả thu hoạch hạt sớm. Hơn nữa, với Mai Địa Thảo, mặc dù phương pháp giâm cành giúp số lượng hoa/cây nhiều hơn và ra hoa sớm hơn nhưng cây thường sẽ tạo ra số lượng lớn quả không hạt hoặc hạt lép, hạt kém chất lượng so với cây nhân giống bằng hạt. Quả của cây nhân giống bằng giâm cành có thời gian chín của quả lâu hơn so với cây nhân giống bằng hạt trung bình khoảng 7 ngay tính từ thời điểm ra hoa. Do đó, thời gian thu hoạch của hạt giống Mai Địa thảo nhân giống bằng giâm cành lâu hơn so với nhân giống bằng hạt.

Như vậy, nếu với mục đích thu hoạch hạt hoa Mai Địa thảo làm giống có thể sử dụng phương pháp nhân giống bằng hạt, còn nếu với mục đích trồng Mai Địa Thảo để làm cảnh, kinh doanh cây hoa thì nhân giống bằng cành sẽ rút ngắn được thời gian sản xuất và cây cho nhiều hoa hơn, tỷ lệ cây sống cao hơn.

4.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril đến quy trình nhân giống bằng cành giâm Mai Địa Thảo giống bằng cành giâm Mai Địa Thảo

Trong thời gian thực tập tại Công ty Danziger, Israel, em cũng đã chủ động bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril T3 và Hormoril T8 đến khả năng sinh trưởng của cành giâm Mai Địa Thảo. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Mai Địa Thải tại các lô thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril T3 và T8 đến khả năng sinh trưởng của cành giâm sau 2 tuần

Chỉ tiêu theo dõi Đối chứng (Không xử lý chế phẩm) Xử lý chế phẩm Hormoril T3 Xử lý chế phẩm Hormoril T8 Số lượng rễ hình thành 14 21,8 27,2

Chiều dài rễ trung bình (cm) 7,2 4,5 6,5

Số lượng lá/cây 4,2 4,6 4,6

Số lượng chồi/cây 1,0 1,0 1,0

Số tầng lá 2 2 2

Chiều cao cây (cm) 5 4 5

Qua kết quả thể hiện ở bảng 4.2, có thể thấy vào thời điểm sau 2 tuần giâm cành, số lượng chồi và tầng lá, chiều cao cây trung bình không có sự chênh lệch giữa các công thức thí nghiệm, và trong thời điểm này cây chưa ra hoa. Tuy nhiên, khi đánh giá về số lượng rễ hình thành và chiều dài rễ trung bình có sự khác biệt giữa các công thức đối chứng. Cây được xử lý bằng chế phẩm Hormoril có số lượng rễ/cây cao hơn nhưng chiều dài rễ ngắn hơn so với công thức đối chứng (cây không được xử lý chế phẩm).

Kết quả so sánh về chiều dài rễ trung bình và số lượng rễ trung bình/cây khi xử lý bằng chế phẩm Hormoril T3 và Hormoril T8 có sự khác biệt. Cành giâm được xử lý bằng chế phẩm Hormoril T8 có chiều dài rễ trung bình và số lượng rễ trung bình cao hơn so với cành giâm được xử lý bằng chế phẩm Hormoril T3.

(A) (B)

Hình 4.1. Cây Mai Địa Thảo sau 2 tuần giâm cành

A. Sự sinh trưởng bộ rễ của cành giâm; B. Hình thái lá của cành giâm Hormon T3: Cành giâm được xử lý bằng chế phẩm Hormoril T3; Hormone T8:

Cành giâm được xử lý bằng chế phảm Hormoril T8; Control: Đối chứng không xử lý chế phẩm Hormoril

Cây Mai Địa Thảo giâm cành ở các công thức thí nghiệm tiếp tục được theo dõi sự sinh trưởng và phát triển sau 4, 6 và 11 tuần tuổi để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.3 và hình 4.2 dưới đây:

Bảng 4.3. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril T3 và T8 đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây Mai Địa Thảo sau 4,6 và 11 tuần tuổi Chỉ tiêu theo dõi Đối chứng (Không xử

lý chế phẩm)

Xử lý chế phẩm Hormoril T3

Xử lý chế phẩm Hormoril T8 Sau 4 tuần theo dõi

Số lá/cây 12,8 12,6 9

Số cành (chồi) 2 2 2

Số tầng lá 2,6 3,6 2,8

Số lượng hoa/cây 0 0 0

Chiều cao cây (cm) 5,75 7 7

Sau 6 tuần theo dõi

Số lá/cây 21,8 18,2 24,8

Số cành (chồi) 5 2,8 3,6

Số tầng lá 2,8 3,6 3,6

Số lượng hoa/cây 1,2 1,4 1,2

Chiều cao cây (cm) 12 13,4 10

Sau 11 tuần theo dõi

Số lá/cây 72 111,2 107

Số cành (chồi) 13,2 17,6 16,2

Số tầng lá 3,4 3,8 3,6

Số lượng hoa/cây 7,8 11,4 9

Chiều cao cây (cm) 14 14,5 15

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây Mai Địa Thảo nhân giống bằng cành giâm giữa các công thức thí nghiệm sau 4, 6 và 11 tuần tuổi thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy:

Về số lượng lá trung bình:

Số lá trên cây thay đổi sau 4, 6 và 11 tuần tuổi được thể hiện trong đồ thị hình 4.3 như sau:

Hình 4.3. Sự thay đổi số lượng lá/cây Mai Địa thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi

- Trong 2 đến 4 tuần đầu, số lượng lá không có sự sai khác rõ ràng. Sau 4 tuần, công thức sử dụng Hormoril T8 có số lá trung bình lớn nhất với 12,8 (lá) và công thức đối chứng có số lá trung bình thấp nhất với 9 (lá).

- Sau 6 tuần, công thức đối chứng có số lá trung bình cao nhất là 24,8 (lá). Thấp nhất là công thức sử dụng Hormoril T3 với 18,2 (lá).

- Sau 11 tuần, công thức sử dụng Hormoril T3 có số lá trung bình lớn nhất 111,2 (lá), tiếp đến là công thức sử dụng Hormoril T8 với 107 (lá), công thức đối chứng có số lá trung bình thấp nhất 72 (lá).

Về số lượng chồi trung bình:

Số chồi trung bình/cây thay đổi sau 4, 6 và 11 tuần tuổi được thể hiện trong đồ thị hình 4.4 như sau: 0 20 40 60 80 100 120

Tuần 4 Tuần 6 Tuần 11

Số lá trung bình

Hình 4.4. Sự thay đổi số lượng chồi trung bình Mai Địa Thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi

- Trong hai đến bốn tuần đầu, số lượng chồi không chênh lệch nhiều. Sau 4 tuần, công thức sử dụng Hormoril T8 có số chồi trung bình cao nhất là 2 (chồi) và công thức sử dụng Hormoril T3 có số chồi trung bình thấp nhất là 1,6 (chồi).

- Sau 6 tuần, công thức đối chứng có số chồi trung bình cao nhất là 5 (chồi).Thấp nhất là công thức sử dụng Hormoril T3 với số trung bình là 2,8 (chồi).

- Sau 11 tuần, công thức Hormoril T3 có số chồi trung bình cao nhất là 17,6 (chồi), tiếp theo là công thức sử dụng Hormoril T8 với 16,2 chồi, công thức đối chứng có số chồi trung bình thấp nhất là 13,2 (chồi).

Về số nụ và hoa trung bình:

Số nụ và hoa /cây thay đổi sau 4, 6 và 11 tuần tuổi được thể hiện trong đồ thị hình 4.5 như sau:

Hình 4.5. Sự thay đổi số lượng nụ và hoa trung bình của Mai Địa Thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi

0 5 10 15 20

Tuần 4 Tuần 6 Tuần 11

Số chồi trung bình Đối chứng T3 T8 0 2 4 6 8 10 12

Tuần 4 Tuần 6 Tuần 11

Số hoa và nụ trung bình

- Sau 4 tuần cây không có nụ và hoa

- Sau 6 tuần, công thức sử dụng Hormoril T3 cho số lượng hoa và nụ trung bình lớn nhất là 1,4 (tổng số nụ và hoa). Công thức sử dụng T8 và đối chứng cho số lượng hoa bằng nhau là 1,2 (tổng số nụ và hoa).

- Sau 11 tuần, công thức T3 có số hoa trung bình cao nhất là 11,4 (hoa), và số hoa thấp nhất là công thức đối chứng với tổng số nụ và hoa trung bình là 7,8 (hoa).

Về số tầng trung bình:

Số tầng/cây thay đổi sau 4, 6 và 11 tuần tuổi được thể hiện trong đồ thị hình 4.6 như sau:

Hình 4.6. Sự thay đổi số lượng tầngtrung bình của Mai Địa Thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi

- Sau 2 tuần, số tầng của 3 công thức bằng nhau.

- Sau tuần thứ 4, công thức sử dụng Hormoril T3 có giá trị trung bình cao nhất là 3 (tầng). Giá trị trung bình của số tầng thấp nhất là công thức đối chứng với 2,6 (tầng).

- Sau 6 tuần, công thức sử dụng Hormoril T3 và T8 số tầng trung bình cao nhất là 3,6 (tầng). Thấp nhất là công thức đối chứng với 2,8 (tầng).

- Sau 11 tuần, công thức sử dụng Hormoril T3 có số tầng trung bình cao nhất với 3,8 (tầng). Công thức sử dụng Hormoril T8 vẫn giữ mức ổn định là 3,6 (tầng). Công thức đối chứng có số tầng trung bình thấp nhất là 3,4 (tầng) .

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4

Tuần 4 Tuần 6 Tuần 11

Số tầng trung bình

Về chiều cao trung bình:

Chiều cao thay đổi sau 4, 6 và 11 tuần tuổi được thể hiện trong đồ thị hình 4.6 như sau:

Hình 4.7. Sự thay đổi chiều cao trung bình của Mai Địa Thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi

- Sau 2 tuần, chiều cao của cả 3 công thức không có sự chênh lệch nhiều. - Sau tuần thứ 4, công thức sử dụng Hormoril T3 và T8 có chiều cao đồng đều với số trung bình là 7 (cm). Cây đối chứng có chiều cao thấp nhất là 5,75 (cm)

- Sau 6 tuần, công thức sử dụng Hormoril T3 có số đo chiều cao trung bình của cây là 13,4 (cm). Công thức sử dụng Hormoril T8 có chiều cao trung bình là 12 (cm) và thấp nhất là công thức đối chứng với chiều cao là 10 (cm).

- Sau 11 tuần, công thức sử dụng Hormoril T8 có số đo chiều cao trung bình của cây cao nhất là 15 (cm). Công thức sử dụng Hormoril T3 có số đo chiều cao trung bình là 14,5 (cm) và thấp nhất là công thức đối chứng với số đo chiều cao trung bình là 14 (cm).

Đánh giá:

Như vậy, việc xử lý bằng chế phẩm Hormoril ảnh hưởng tích cực đến các chỉ số sinh trưởng, phát triển của cây Mai Địa Thảo so với công thức đối chứng. Trong đó chế phẩm Hormoril T3 có ảnh hưởng tích cực hơn so với chế phẩm Hormoril T8 thể hiện ở các chỉ tiêu theo dõi. Sự khác biệt này là do ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng trong cả hai chế phẩm.

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Tuần 4 Tuần 6 Tuần 11

Chiều cao trung bình

Theo tìm hiểu từ quá trình sản xuất cây hoa, cây cảnh tại công ty Danziger, Israel và những công bố của Nhà sản xuất chế phẩm, Hormoril T3 và T8 có chứa thành phần diệt nấm có tác dụng rất quan trọng đối với một số giống cây giâm cành nhạy cảm với vi khuẩn bên ngoài; Hormoril T8 phù hợp với các loại cây thân gỗ và cây có gai như Cẩm Chướng, Hoa Hồng, Hoa Biby (Gypsophila), Hoa Sáp, Hoa Giấy… và các cây thân gỗ khác, trong khi đó Hormoril T3 phù hợp hơn cho các đối tượng như Thu Hải Đường (Begonia), Cẩm Chướng (Carnation), Cúc (Chrysanthemum), Hoa Phlox (Flox), Bạc Hà (Mentha), các cây họ Cúc (Solidago)… và hầu hết các giống hoa họ thân thảo khác.

Đây cũng là nguyên nhân giải thích kết quả các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của Mai Địa Thảo giữa các công thức thí nghiệm. Từ đó có thể chứng minh được chế phẩm Hormoril T3 là phù hợp để sử dụng với những cây thân thảo đặc biệt là phù hợp hơn so với chế phẩm Hormoril T8 trong xử lý cành giâm Mai Địa Thảo.

4.3. Kết quả khảo sát quy trình chăm sóc cây Mai Địa Thảo

Trong quá trình thực tập tại Công ty Danziger, Israel và trực tiếp tham gia quá trình nhân giống, trồng, chăm sóc Mai Địa Thảo, em đã theo dõi, khảo sát quá trình chăm sóc cây Mai địa thảo như sau:

4.3.1. Dinh dưỡng:

Để cho hoa Mai Địa Thảo có màu sắc rực rỡ cần một lượng lớn các chất dinh dưỡng đa lượng NPK là các chất dinh dưỡng chính được cây trồng sử dụng với số lượng lớn thường với tỉ lệ kg/ha.

Các chất dinh dưỡng vi lượng: Các chất vi lượng gồm sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), kẽm (Zn) được bổ sung với hàm lượng nhỏ hơn so với các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng.

Vitamin B1 được bổ sung để tăng sức đề kháng cho cây

- Phương pháp bón phân: Trong nhà kính tùy theo từng giai đoạn của cây mà

lượng phân bón đa lượng, vi lượng, vitamin B1 được bón khác nhau. Thời điểm bón phân là lúc mới trồng cây được 1 tuần và sau thời điểm ra hoa cách 25-30 ngày. Giúp cây phát triển thân, lá, đẻ nhánh nhiều, lá to và dài, thân mập... Tất cả phân bón và chất dinh dưỡng được trộn với nước và được tưới tưới nhỏ giọt và phun

sương. Mở hệ thống nước và dinh dưỡng và tưới hàng ngày, mỗi lần 15 phút. Số lần tưới/ngày tùy thuộc vào từng giai đoạn, sự sinh trưởng, phát triển của cây.

4.3.2. Sâu bệnh:

Về bệnh: Cây Mai Địa Thảo sinh trưởng trong nhà lưới tại Công ty Danziger, Israel chủ yếu bị nhiễm bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoracearum. Bệnh

biểu hiện các triệu chứng gồm các mảng trắng bột ban đầu xuất hiện trên các lá dưới nhưng có thể lan ra tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây, các mảng trắng chuyển sang màu xám và có thể nhìn thấy quả thể nấm màu đen, lá bị nhiễm nặng có thể chuyển sang màu vàng và khô héo.

Phương pháp phòng ngừa và điều trị :

- Tạo khoảng cách thích hợp giữa các cây để thúc đẩy không khí lưu thông tốt quanh tán lá, loại bỏ và tiêu hủy tất cả các mảnh vụn cây Mai Địa Thảo sau khi thu hoạch. Sử dụng loại thuốc trừ nấm hại lá thích hợp là Bayleton 50 T&O, Safer Garden Fungicide và Eagle 20 EW... Phun toàn bộ cây.

Ở công ty Danziger để kiểm soát bệnh phấn trắng, đốm lá, đốm đen và rỉ sắt trên Mai Địa Thảo thì họ thường sử dụng thuốc trừ sâu Safer Garden Fungicides đậm đặc với dung tích là 16 OZ ( tương đương 454.61ml) có thể pha loãng gấp 32 lần. Toàn bộ chai sẽ đủ sử dụng trong phạm vi 232.26 m².

4.3.3. Cắt tỉa và tạo hình:

Mục tiêu cắt tỉa và tạo hình:

- Giúp cây hình thành nhiều nhánh non. - Cứu cây ngay khi có dấu hiệu nhiễm bệnh. - Tăng tuổi thọ cho cây.

- Cải thiện chất lượng hoa của vụ sau

Lịch trình cắt tỉa và tạo dáng:

- Giai đoạn 1: Khoảng một tháng sau khi trồng trước khi ra hoa. - Giai đoạn 2: Sau khi cây ra hoa giúp phát triển rễ và thân. - Giai đoạn 3: Kiểm tra, cắt bỏ cành bị sâu bệnh.

Công cụ cắt tỉa phù hợp

- Giai đoạn 2: Sau 26 ngày dùng kéo cắt cành hoa .

Vật liệu cắt tỉa

- Các dụng cụ phải được khử trùng trước khi cắt tỉa. Nên khử trùng lại chúng sau khi cắt các cây tiếp theo để tránh lây truyền bệnh từ cây này sang cây khác

- Chuẩn bị dung dịch khử trùng: Dùng 2 viên khử trùng có thành phần

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình trồng hoa mai địa thảo kết hợp sử dụng hormone trong điều kiện nhà kính tại công ty danziger, israel (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)