giống bằng cành giâm Mai Địa Thảo
Trong thời gian thực tập tại Công ty Danziger, Israel, em cũng đã chủ động bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril T3 và Hormoril T8 đến khả năng sinh trưởng của cành giâm Mai Địa Thảo. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Mai Địa Thải tại các lô thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril T3 và T8 đến khả năng sinh trưởng của cành giâm sau 2 tuần
Chỉ tiêu theo dõi Đối chứng (Không xử lý chế phẩm) Xử lý chế phẩm Hormoril T3 Xử lý chế phẩm Hormoril T8 Số lượng rễ hình thành 14 21,8 27,2
Chiều dài rễ trung bình (cm) 7,2 4,5 6,5
Số lượng lá/cây 4,2 4,6 4,6
Số lượng chồi/cây 1,0 1,0 1,0
Số tầng lá 2 2 2
Chiều cao cây (cm) 5 4 5
Qua kết quả thể hiện ở bảng 4.2, có thể thấy vào thời điểm sau 2 tuần giâm cành, số lượng chồi và tầng lá, chiều cao cây trung bình không có sự chênh lệch giữa các công thức thí nghiệm, và trong thời điểm này cây chưa ra hoa. Tuy nhiên, khi đánh giá về số lượng rễ hình thành và chiều dài rễ trung bình có sự khác biệt giữa các công thức đối chứng. Cây được xử lý bằng chế phẩm Hormoril có số lượng rễ/cây cao hơn nhưng chiều dài rễ ngắn hơn so với công thức đối chứng (cây không được xử lý chế phẩm).
Kết quả so sánh về chiều dài rễ trung bình và số lượng rễ trung bình/cây khi xử lý bằng chế phẩm Hormoril T3 và Hormoril T8 có sự khác biệt. Cành giâm được xử lý bằng chế phẩm Hormoril T8 có chiều dài rễ trung bình và số lượng rễ trung bình cao hơn so với cành giâm được xử lý bằng chế phẩm Hormoril T3.
(A) (B)
Hình 4.1. Cây Mai Địa Thảo sau 2 tuần giâm cành
A. Sự sinh trưởng bộ rễ của cành giâm; B. Hình thái lá của cành giâm Hormon T3: Cành giâm được xử lý bằng chế phẩm Hormoril T3; Hormone T8:
Cành giâm được xử lý bằng chế phảm Hormoril T8; Control: Đối chứng không xử lý chế phẩm Hormoril
Cây Mai Địa Thảo giâm cành ở các công thức thí nghiệm tiếp tục được theo dõi sự sinh trưởng và phát triển sau 4, 6 và 11 tuần tuổi để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.3 và hình 4.2 dưới đây:
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril T3 và T8 đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây Mai Địa Thảo sau 4,6 và 11 tuần tuổi Chỉ tiêu theo dõi Đối chứng (Không xử
lý chế phẩm)
Xử lý chế phẩm Hormoril T3
Xử lý chế phẩm Hormoril T8 Sau 4 tuần theo dõi
Số lá/cây 12,8 12,6 9
Số cành (chồi) 2 2 2
Số tầng lá 2,6 3,6 2,8
Số lượng hoa/cây 0 0 0
Chiều cao cây (cm) 5,75 7 7
Sau 6 tuần theo dõi
Số lá/cây 21,8 18,2 24,8
Số cành (chồi) 5 2,8 3,6
Số tầng lá 2,8 3,6 3,6
Số lượng hoa/cây 1,2 1,4 1,2
Chiều cao cây (cm) 12 13,4 10
Sau 11 tuần theo dõi
Số lá/cây 72 111,2 107
Số cành (chồi) 13,2 17,6 16,2
Số tầng lá 3,4 3,8 3,6
Số lượng hoa/cây 7,8 11,4 9
Chiều cao cây (cm) 14 14,5 15
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây Mai Địa Thảo nhân giống bằng cành giâm giữa các công thức thí nghiệm sau 4, 6 và 11 tuần tuổi thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy:
Về số lượng lá trung bình:
Số lá trên cây thay đổi sau 4, 6 và 11 tuần tuổi được thể hiện trong đồ thị hình 4.3 như sau:
Hình 4.3. Sự thay đổi số lượng lá/cây Mai Địa thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi
- Trong 2 đến 4 tuần đầu, số lượng lá không có sự sai khác rõ ràng. Sau 4 tuần, công thức sử dụng Hormoril T8 có số lá trung bình lớn nhất với 12,8 (lá) và công thức đối chứng có số lá trung bình thấp nhất với 9 (lá).
- Sau 6 tuần, công thức đối chứng có số lá trung bình cao nhất là 24,8 (lá). Thấp nhất là công thức sử dụng Hormoril T3 với 18,2 (lá).
- Sau 11 tuần, công thức sử dụng Hormoril T3 có số lá trung bình lớn nhất 111,2 (lá), tiếp đến là công thức sử dụng Hormoril T8 với 107 (lá), công thức đối chứng có số lá trung bình thấp nhất 72 (lá).
Về số lượng chồi trung bình:
Số chồi trung bình/cây thay đổi sau 4, 6 và 11 tuần tuổi được thể hiện trong đồ thị hình 4.4 như sau: 0 20 40 60 80 100 120
Tuần 4 Tuần 6 Tuần 11
Số lá trung bình
Hình 4.4. Sự thay đổi số lượng chồi trung bình Mai Địa Thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi
- Trong hai đến bốn tuần đầu, số lượng chồi không chênh lệch nhiều. Sau 4 tuần, công thức sử dụng Hormoril T8 có số chồi trung bình cao nhất là 2 (chồi) và công thức sử dụng Hormoril T3 có số chồi trung bình thấp nhất là 1,6 (chồi).
- Sau 6 tuần, công thức đối chứng có số chồi trung bình cao nhất là 5 (chồi).Thấp nhất là công thức sử dụng Hormoril T3 với số trung bình là 2,8 (chồi).
- Sau 11 tuần, công thức Hormoril T3 có số chồi trung bình cao nhất là 17,6 (chồi), tiếp theo là công thức sử dụng Hormoril T8 với 16,2 chồi, công thức đối chứng có số chồi trung bình thấp nhất là 13,2 (chồi).
Về số nụ và hoa trung bình:
Số nụ và hoa /cây thay đổi sau 4, 6 và 11 tuần tuổi được thể hiện trong đồ thị hình 4.5 như sau:
Hình 4.5. Sự thay đổi số lượng nụ và hoa trung bình của Mai Địa Thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi
0 5 10 15 20
Tuần 4 Tuần 6 Tuần 11
Số chồi trung bình Đối chứng T3 T8 0 2 4 6 8 10 12
Tuần 4 Tuần 6 Tuần 11
Số hoa và nụ trung bình
- Sau 4 tuần cây không có nụ và hoa
- Sau 6 tuần, công thức sử dụng Hormoril T3 cho số lượng hoa và nụ trung bình lớn nhất là 1,4 (tổng số nụ và hoa). Công thức sử dụng T8 và đối chứng cho số lượng hoa bằng nhau là 1,2 (tổng số nụ và hoa).
- Sau 11 tuần, công thức T3 có số hoa trung bình cao nhất là 11,4 (hoa), và số hoa thấp nhất là công thức đối chứng với tổng số nụ và hoa trung bình là 7,8 (hoa).
Về số tầng trung bình:
Số tầng/cây thay đổi sau 4, 6 và 11 tuần tuổi được thể hiện trong đồ thị hình 4.6 như sau:
Hình 4.6. Sự thay đổi số lượng tầngtrung bình của Mai Địa Thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi
- Sau 2 tuần, số tầng của 3 công thức bằng nhau.
- Sau tuần thứ 4, công thức sử dụng Hormoril T3 có giá trị trung bình cao nhất là 3 (tầng). Giá trị trung bình của số tầng thấp nhất là công thức đối chứng với 2,6 (tầng).
- Sau 6 tuần, công thức sử dụng Hormoril T3 và T8 số tầng trung bình cao nhất là 3,6 (tầng). Thấp nhất là công thức đối chứng với 2,8 (tầng).
- Sau 11 tuần, công thức sử dụng Hormoril T3 có số tầng trung bình cao nhất với 3,8 (tầng). Công thức sử dụng Hormoril T8 vẫn giữ mức ổn định là 3,6 (tầng). Công thức đối chứng có số tầng trung bình thấp nhất là 3,4 (tầng) .
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4
Tuần 4 Tuần 6 Tuần 11
Số tầng trung bình
Về chiều cao trung bình:
Chiều cao thay đổi sau 4, 6 và 11 tuần tuổi được thể hiện trong đồ thị hình 4.6 như sau:
Hình 4.7. Sự thay đổi chiều cao trung bình của Mai Địa Thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi
- Sau 2 tuần, chiều cao của cả 3 công thức không có sự chênh lệch nhiều. - Sau tuần thứ 4, công thức sử dụng Hormoril T3 và T8 có chiều cao đồng đều với số trung bình là 7 (cm). Cây đối chứng có chiều cao thấp nhất là 5,75 (cm)
- Sau 6 tuần, công thức sử dụng Hormoril T3 có số đo chiều cao trung bình của cây là 13,4 (cm). Công thức sử dụng Hormoril T8 có chiều cao trung bình là 12 (cm) và thấp nhất là công thức đối chứng với chiều cao là 10 (cm).
- Sau 11 tuần, công thức sử dụng Hormoril T8 có số đo chiều cao trung bình của cây cao nhất là 15 (cm). Công thức sử dụng Hormoril T3 có số đo chiều cao trung bình là 14,5 (cm) và thấp nhất là công thức đối chứng với số đo chiều cao trung bình là 14 (cm).
Đánh giá:
Như vậy, việc xử lý bằng chế phẩm Hormoril ảnh hưởng tích cực đến các chỉ số sinh trưởng, phát triển của cây Mai Địa Thảo so với công thức đối chứng. Trong đó chế phẩm Hormoril T3 có ảnh hưởng tích cực hơn so với chế phẩm Hormoril T8 thể hiện ở các chỉ tiêu theo dõi. Sự khác biệt này là do ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng trong cả hai chế phẩm.
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Tuần 4 Tuần 6 Tuần 11
Chiều cao trung bình
Theo tìm hiểu từ quá trình sản xuất cây hoa, cây cảnh tại công ty Danziger, Israel và những công bố của Nhà sản xuất chế phẩm, Hormoril T3 và T8 có chứa thành phần diệt nấm có tác dụng rất quan trọng đối với một số giống cây giâm cành nhạy cảm với vi khuẩn bên ngoài; Hormoril T8 phù hợp với các loại cây thân gỗ và cây có gai như Cẩm Chướng, Hoa Hồng, Hoa Biby (Gypsophila), Hoa Sáp, Hoa Giấy… và các cây thân gỗ khác, trong khi đó Hormoril T3 phù hợp hơn cho các đối tượng như Thu Hải Đường (Begonia), Cẩm Chướng (Carnation), Cúc (Chrysanthemum), Hoa Phlox (Flox), Bạc Hà (Mentha), các cây họ Cúc (Solidago)… và hầu hết các giống hoa họ thân thảo khác.
Đây cũng là nguyên nhân giải thích kết quả các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của Mai Địa Thảo giữa các công thức thí nghiệm. Từ đó có thể chứng minh được chế phẩm Hormoril T3 là phù hợp để sử dụng với những cây thân thảo đặc biệt là phù hợp hơn so với chế phẩm Hormoril T8 trong xử lý cành giâm Mai Địa Thảo.