Qua sơ đồ có thể thấy trang trại có các kênh tiêu thụ như tiêu thụ trực tiếp tới người tiêu dùng có nghĩa là người tiêu dùng đến trang trại mua trực tiếp, tuy nhiên kênh này kém phổ biến và hiệu quả qua điều tra chủ trang trại cho thấy hoạt động này chỉ chiếm khoảng 4-5%. Kênh tiêu thụ thứ hai là qua các trung gian, có khoảng 30% sản lượng Chà là tiêu thụ trong nước và thông qua các doanh nghiệp, siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc. Trang trại tập trung sản xuất và hướng đến thị trường quốc tế với hơn 60% sản phẩm của trang trại được xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp nước ngoài. Có sự liên kết chặt chẽ giữa trang trại và các cửa hàng siêu thị đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sản phẩm, siêu thị và các doanh nghiệp đảm bảo đầu ra và giá cả ổn định thông qua các hợp đồng rõ ràng.
Kênh tiêu thụ chủ yếu vẫn là xuất khẩu với thị trường chủ yếu là Châu Âu, Mỹ, Châu Á,.. với giá cao hơn rất nhiều so với bán ở trong nước, tùy từng thị trường sẽ có một tiêu chí nhất định về khối lượng và chất lượng quả và đương nhiên bán với các giá khác nhau. Đối với thị trường khắt khe cùng với thị hiếu của người tiêu dùng như Mỹ thì quả phải là loại I chất lượng cao có
Trang trại 1 Siêu thị trong nước Doanh nghiệp nước ngoài Người tiêu dùng
sự khắt khe và kiểm định nghiêm ngặt, hoặc đối với thị trường Châu Âu thì người tiêu dùng thích loại quả nhỏ hơn và loại quả bubble thay vì quả loại I do đó thị trường này ít khắt khe hơn đối với mẫu mã. Thị trường dễ nhất đối với trang trại là Châu Á bởi vì thị hiếu của người châu á thường quan tâm đến loại quả có chất lượng và giá cả vừa phải nên thông thường trang trại bán ra thị trường này loại quả zize vừa. Thị trường tiêu thụ ở các siêu thị trong nước chiếm tỷ lệ thấp hơn với giá cả thấp hơn và trang trại hầu như bán những loại quả tốt nhất, đẹp nhất có kích thước lớn nhất ra nước ngoài với giá cao gấp nhiều lần nhằm kiếm lợi nhuận tối đa và tỷ lệ giữ lại bán trong nước rất ít, do vậy thị trường trong nước thường bán các loại các loại quả có chất lượng tương đối cao nhưng size quả nhỏ. Ngoài ra còn bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng như thông qua hội chợ thương mại như Open day diễn ra vào tháng 2 hàng năm nhằm mục đích trưng bày các sản phẩm nông nghiệp và các máy móc kỹ thuật, vật tư nông nghiệp thu hút đông đảo sự tham gia của những người quan tâm đến nông nghiệp để trao đổi hàng hóa. Tìm hiểu về các kỹ thuật và công nghệ mới. Vì vậy dựa theo nhu cầu thị trường mà đưa ra các kế hoạch về sản xuất kinh doanh hợp lý, đồng thời quan tâm thực hiện liên kết, hợp tác để đem lại hiệu quả, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu người tiêu dùng. Và đây cũng là cơ hội để trang trại và khách hàng tìm đến nhau thông qua việc bày bán sản phẩm, mặc dù lợi nhuận từ bán Chà là thông qua tham gia hội chợ thương mại không có nhiều nhưng đấy là một trong những cách mà chủ trang trại dùng để truyền thông, quảng bá sản phẩm đến với một lượng lớn công chúng. Qua đó có rất nhiều khách hàng sẽ tìm đến trang trại để tham quan mô hình sản xuất, phương thức sản xuất và đưa ra quyết định hợp tác.
PHẦN 3
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
Tên ý tưởng khởi nghiệp: xây dựng nhà lưới sản xuất cà chua sạch
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nền tảng nông nghiệp lâu đời, với các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu ôn hòa,.. rất trái ngược với điều kiện khí hậu ở Israel. Tuy nhiên nông nghiệp Việt Nam vẫn đang phát triển chậm và mức độ hiện đại hóa còn kém, phần lớn người dân vẫn sản xuất theo phương pháp truyền thống và chưa đem lại hiệu quả về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, kỹ năng quản trị trang trại còn yếu kém, quá trình sản xuất còn phụ thuộc vào mùa vụ. Trong khi đó ở các nước phát triển như Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc ứng dụng rất tốt công nghệ trong sản xuất, đặc biệt ở Israel có thể sản xuất trong môi trường điều kiện khắc nghiệt, cách quản lý trang trại rất phong phú, thông minh trong việc thiết kế trang trại để có thể tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả.
Qua quá trình thực tập ở Israel, em nhận thấy rằng công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất, hỗ trợ, thay thế con người làm các công việc nguy hiểm, ngoài ra các yếu tố về kỹ năng, năng lực của người làm chủ cũng quan trọng không kém và là yếu tố quyết định thành công của trang trại.
Mặc dù hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nhưng số lượng còn nhỏ lẻ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác cà chua là loại thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa…do vậy nhu cầu về loại thực phẩm này ngày càng tăng nhưng cũng khắt khe về mặt chất lượng. Nhận thấy có hội đó, cùng với những kiến thức đã học cũng như những kinh nghiệm em đã học hỏi sau quá trình thực tập tại Israel em đã đưa ra ý tưởng sản xuất cà chua theo tiêu chuẩn Vietgap nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng nhà lưới sản xuất nhằm khắc phục tính mùa vụ, nâng cao năng suất, cách ly
được sâu bệnh, cũng như giảm tác động từ yếu tố tự nhiên. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
3.1. Giá trị cốt lõi của dự án
Nhằm tạo ra sản phẩm cà chua sạch, an toàn và chất lượng đáp ứng nhu cầu về sức khỏe của người tiêu dùng đồng thời tạo thu nhập và việc làm với đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp, khả năng thực hiện thành thạo các nghiệp vụ, mang lại sự hài lòng với khách hàng.
3.2. Khách hàngKhách hàng Khách hàng
mục tiêu Kênh phân phối Quan hệ khách hàng
Mục tiêu hướng đến khách hàng yêu thích sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn cho sức khỏe, khách hàng có sự yêu thích về nông nghiệp, tham quan trải nghiệm nông nghiệp.
Đưa sản phẩm vào chuỗi nhà hàng, khách sạn, siêu thị nông sản. Bước đầu, tìm kiếm liên hệ với thị trường xung quanh khu vực, sau là tiếp cận thị trường
Kênh tiêu thụ trực tiếp: là kênh phổ biến và mang hiệu quả nhất định. Người tiêu dùng có thể mua trực tiếp tại cơ sở, người tiêu dùng có thể tự do thăm quan và tự lựa chọn thu hái những sản phẩm mà mình muốn.
Kênh tiêu thụ gián tiếp: Thông qua các thương lái, chợ và các siêu thị, nhà hàng khách sạn, các công ty chế biến nông sản… Các sản phẩm bán tại chợ sẽ gặp phải rủi ro về giá cả và sự cạnh tranh với các sản phẩm không rõ nguồn
Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển do đó bước đầu thông qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook, instagram … để giới thiệu về mô hình và sản phẩm tới người tiêu dùng.
Tạo thương hiệu cho sản phẩm, lập trang page riêng để nơi đăng bán sản phẩm và là nơi thông tin hai chiều của trang trại với khách hàng để khách hàng phản hồi về sản phẩm.
Khách hàng
mục tiêu Kênh phân phối Quan hệ khách hàng
lớn như là các chuỗi siêu thị lớn trên toàn quốc như BigC, VinMart,.. đó là thị trường rộng và nổi tiếng, thu hút được lượng lớn đông đảo khách hàng. Hướng tới mở rộng sản xuất và đáp ứng tiêu chí xuất khẩu.
gốc khác làm giảm giá trị của sản phẩm vì vậy cơ sở sản xuất chọn kênh phân phối chính là liên kết với các siêu thị, cửa hàng nông sản, nhà hàng khách sạn,… những kênh tiêu thụ này có uy tín cao, người tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hơn là mua hàng ở chợ. Tìm kiếm vị trí thích hợp dễ dàng trưng bày quảng bá sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm mà mình mong muốn.
hợp lý khu vực sản xuất từng loại cây hợp lý, tạo quang cảnh sạch đẹp lý thú, thu hút sự tò mò của khách hàng.
Về chăm sóc khách hàng: Thường xuyên hỏi han thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm để thay đổi cho phù hợp. Nắm bắt thông tin khách hàng, mức độ tiêu thụ của khách hàng qua từng thời điểm, nhận diện khách hàng tiềm năng. Quan tâm tận tình, chủ động đến tận nơi để thực hiện tốt các dịch vụ chăm sóc khách hàng tạo lòng tin cho khách hàng để khách hàng giới thiệu khách cho mình.
3.3. Hoạt động chính của dự án
Nguồn lực Hoạt động Đối tác
Nguồn lực cần phải có bao gồm: đất đai, nguồn tài chính, lao động, máy móc, phương tiện. - Về đất đai: sử dụng đất sẵn có của gia đình. - Về nguồn tài chính: bao gồm vốn tự có của gia đình, tìm kiếm nhà đầu tư, các doanh nghiệp, những người chung ý tưởng. Chính sách cho vay vốn khởi nghiệp của Nhà nước.
-Về lao động: tìm kiếm những người cùng chung niềm yêu thích với nông nghiệp, đặc biệt ưu tiên các bạn sinh viên đã trở về từ Israel, Nhật, Úc…tận dụng nguồn lao động sẵn
- Tìm được người chung ý tưởng, những người có chí hướng khởi nghiệp cùng nhau thực hiện
-Xây dựng cơ sở vật chất, nhà lưới, nhà kho, nhà điều hành…
- Tiến hành cải tạo xử lý đất đai.
- Tuyển dụng lao động: tận dụng lao động có sẵn tại địa phương.
- Tìm kiếm đầu vào: giống, phân bón, vật tư nông nghiệp.
- Học tập kinh nghiệm, kỹ thuật tại một số trang trại trồng tiêu biểu.
- Tìm kiếm, tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trên các trang mạng điện tử, tham quan các mô hình trang trại đã thực hiện thành công mô hình trồng nông nghiệp sạch trong nhà lưới. - Tìm kiếm thị trường đầu ra
Đối tác kinh doanh: gồm các chủ nhà hàng, khách sạn, siêu thị, nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà báo và các cộng tác viên để giới thiệu sản phẩm.
- Điều tra mức độ tiêu thụ mặt hàng nông sản tại các cửa hàng, siêu thị,... để có sự phân phối hợp lý cho các cửa hàng và sự phản hồi của khách hàng về các mặt hàng đó để đưa ra hướng sản xuất tốt hơn đem lại sản phẩm nông sản tốt hơn.
- Đối tác cung cấp tư liệu sản xuất, vật tư nông nghiệp uy tín, lâu dài.
- Hợp tác với các cơ sở, trang trại khác để học tập, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.
Nguồn lực Hoạt động Đối tác
có tại địa phương. -Về máy móc phương tiện: do hạn chế về kinh phí bước đầu tận dụng những máy móc vật liệu cơ bản sẵn có để cải tạo đất. Sau khi mô hình hoạt động ổn định sẽ tiến hành đầu tư mở rộng trang thiết bị tiên tiến.
cho sản phẩm. Mục tiêu chính của thị trường đầu ra là chuỗi các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch.
- Huy động nguồn vốn, tìm kiếm nhà đầu tư.
-Xây dựng cơ sở vật chất, nhà lưới, nhà kho,…
- Tiến hành cải tạo xử lý đất đai
- Tuyển dụng lao động lao động: tận dụng lao động có sẵn tại địa phương
- Tìm kiếm đầu vào: giống, phân bón, vật tư nông nghiệp,…
- Tiến hành trồng và chăm sóc cây cho đến thu hoạch nông sản.
- Thực hiện quảng bá, martketing sản phẩm và tiêu thụ ra thị trường: bằng cách tham gia hội chợ triển lãm, phát tờ rơi, biển quảng cáo, thực hiện các video về trang trại và sản phẩm.
3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu lợi nhuận và điểm hòa vốn
Tổng chi phí là 740.778.000 đồng bao gồm: - Chi phí cố định: 556.150.000 đồng
- Chi phí biến đổi: 184.628.000 đồng
Một năm sản xuất 3 vụ: bao gồm cà chua bi và cà chua thường, tổng 3 vụ được 10 tấn cà chua bi và 15 tấn cà chua thường
Doanh thu: 650.000.000đ/năm
3.4.1. Chi phí
Cấu trúc chi phí của dự án biểu hiện qua các bảng sau:
Bảng 3.1. Chi phí cố định dự kiến đầu tư xây dựng ý tưởng
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
STT Nội dung Đơn vịtính lượng Đơn giá Thành tiềnSố Số nămkhấu hao Thành tiền sau khấu hao 1 Xây dựng nhàlưới M2 2.000 220 440.000 10 44.000 2 Cải tạo đất M2 2.000 10 20.000 10 2.000 3 Ống tưới nhỏ giọt M 2.000 6 12.000 4 3.000
4 Van tưới nhỏ giọt Cái 5.000 5 25.000 4 6.250
5 Máy bơm Cái 2 2.500 5.000 5 1.000
6 Téc nước Cái 2 8.000 16.000 5 3.200
7 Bạt phủ chống cỏdại M 2.000 10 20.000 2 10.000
8 Dây điện M 150 25 3.750 10 375
9 Khay giá thể Cái 70 20 1.400 2 700
10 Dây thừng M 12.000 1 12.000 3 4.000
11 Cuốc, xẻng Cái 10 50 1.000 4 250
Tổng (1) 556.150 72.775
Dự kiến trang trại sẽ xây dựng với diện tích 2.000 m2với tổng chi phí cố định dự kiến là 556.150.000 đồng (bằng chữ: năm trăm năm mươi sáu triệu
một trăm năm mươi nghìn đồng)bao gồm các nội dung như: san lấp mặt bằng, xây dựng nhà lưới, đầu tư trang thiết bị cần thiết cho sản xuất. Sau khi khấu hao tài sản cố định là 72.775.000 đồng/năm(bằng chữ: bảy mươi hai triệu bảy trăm bảy mươi năm nghìn đồng).
Bảng 3.2: Chi phí biến đổi dự kiến sản xuất hàng năm
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Giống Vụ 3 2.000 6.000
2 chuồngPhân Kg 6.000 1 6.000
3 Phân hữu cơvi sinh Kg 600 12 7.200
4 Phân đạm Kg 170 6,4 1.088 5 Kali Kg 180 7,2 1.296 6 Phân lân Kg 120 2,7 324 7 Vôi bột Kg 120 1 120 8 Canxi bo Kg 30 20 600 9 Thuê laođộng Tháng 12 10.000 120.000 10 Điện nước Tháng 12 1.000 12.000 11 Cày xới đất Vụ 3 1.000 3.000 12 vệ thực vậtThuốc bảo Vụ 3 5.000 15.000 13 Chi phí phátsinh khác 10.000 Tổng (2) 184.628
Để tạo ra sản phẩm sản xuất trong một năm đã bao gồm 3 vụ thì cần 184.628.000 đồng (bằng chữ: một trăm tám mươi tư triệu, sáu trăm hai mươi tám nghìn đồng) bao gồm các chi phí như: giống, phân bón, trang thiết bị cần thiết phục vụ sản xuất
Tổng chi phí dự kiến = Tổng (1) + Tổng (2)
= 556.150.000 + 184.628.000 = 740.778.000 đồng
Như vậy để xây dựng nhà lưới sản xuất cà chua với 2000m2thì cần phải bỏ ra 740.778.000 đồng (bằng chữ: bảy trăm bốn mươi triệu, bảy trăm bảy mươi tám nghìn đồng)
3.4.2. Doanh thu của dự án
Bảng 3.3: Doanh thu dự kiến của dự án
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
STT Sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Cà chua bi Kg 10.000 35 350.000
2 Cà chua thường Kg 15.000 20 300.000
Tổng 650.000
Với diện tích là 2000m2 trồng 2 loại giống cà chua là cà chua bi và cà chua thường, trồng 3 vụ/năm. Sản lượng dự kiến của cà chua là 10 tấn/năm đối với cà chua bi và 15 tấn/ năm đối với cà chua thường
Giá cả có sự biến động theo mùa và theo năm giá cà chua bi giao động từ 30 - 40 nghìn đồng/ kg dự kiến giá trung bình là 35 nghìn đồng/ kg. Giá cà chua thường giao động từ 15 - 25 nghìn đồng/kg, dự kiến giá bán trung bình là 20 nghìn đồng/kg. Doanh thu dự kiến là 650.000.000 đồng/năm
3.4.3. Hiệu quả kinh tế và điểm hòa vốn của dự án