Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu vào thịtrường EU

Một phần của tài liệu ĐỀ tài " THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀOTHỊ TRƯỜNG EU " pptx (Trang 29 - 32)

- Giày dép và sản phẩm da: 80% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giày của

Việt Nam sang thị trường EU là làm gia công cho nước ngoài nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu giày dép có tính đến giá trị gia tăng hàng năm và mở rộng thị phần, chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp sau: (1) Từng bước chuyển dần sang phương thức bán trực tiếp để thu hiệu quả cao hơn vàổn định hơn; (2) Chú trọng đầu tư phát triển sản xuất các loại nguyên vật liệu phụ cho ngành da giày để vừa nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang EU, vừa đảm bảo chủđộng trong sản xuất, chào hàng và thiết kế mẫu mã; (3) Cần cóưu đãi cho đầu tư mở rộng và tạo cơ chế thông thoáng trong việc cho vay đầu tư, nhất làđầu tư trong chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành da giày. Muốn tăng nhanh kim ngạch và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm da giày sang thị trường EU, sản phẩm của Việt Nam phải có chất lượng tốt, giá cạnh tranh, kiểu dáng phong phú và phù hợp với sở thích thay đổi của thị trường này

- Hàng dệt may: Cũng như giày dép, phần lớn khối lượng hàng dệt may của

phương thức mua nguyên liệu - bán thành phẩm mới đạt khoảng 15% - 18% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này. Nhằm duy trì chỗđứng hiện có và mở ra triển vọng phát triển trên thị trường EU, Nhà nước Việt Nam cần phải thực hiện một số biện pháp sau: (1) Đổi mới phương thức quản lý hạn ngạch, điều chỉnh lại cơ chế phân bổ hạn ngạch để thúc đẩy các doanh nghiệp sửdụng nhiều hơn nữa nguyên liệệu trong nước; (2) Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc khảo sát, tìm hiểu và thâm nhập thị trường EU; (3) Hợp lý hoá công tác cấp C/O. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu biện pháp chuyển dần sang phương pháp bán trực tiếp để thu được hiệu quả cao hơn vàổn định hơn, và phải có những nỗ lực cần thiết để nâng cao vàổn định chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã, lưu ý hơn đến các quy định về an toàn sức khoẻ và môi trường của EU.

- Thuỷ hải sản: Thời gian qua ta chủ yếu xuất nguyên liệu và sản phẩm sơ

chế nên hiệu quả xuất khẩu còn thấp. Do đó cần phải có các biện pháp khắc phục thực trạng này đểđẩy mạnh xuất khẩu thuỷ hải sản vào thị trường EU: (1) Xây dựng chương trình phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, tăng nhanh tỷ trọng nguyên liệu nuôi; (2) Chú trọng đầu tưđể tăng cường năng lực chế biến và cải thiện điều kiện sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; (3) Cổ phần hoá các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu để thu hút vốn, nâng cao hiệu quảđầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động trong việc đa dạng hoá sản phẩm và tìm hiểu thị trường tiêu thụ; (4) Chúng ta cần chú trọng phát triển mặt hàng cá xuất khẩu sang EU, từ trước đến nay ta thường xuyên đánh bắt cá bằng mìn làm cho cá bị nát, chất lượng kém và huỷ hoại môi trường nên bạn hàng EU không mua. Vì vậy chúng ta phải đánh cá xa bờ và dùng lưới thì mới bắt được cá to vàđồng đều, có chất lượng tốt đáp ứng được đòi hỏi của đối tác EU.

- Cà phê, chè và hạt tiêu: Hiện nay xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường

EU có xu hướng chững lại do chất lượng và nguồn hàng cung cấp không ổn định. Đối với cà phê, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp sau: (1) Phát triển cây cà phê phải

được tiến hành theo quy hoạch chặt chẽ; (2) Đầu tưđổi mới công nghệ chế biến để nâng cao tỷ trọng cà phê cấp độ cao; (3) Đổi mới tiêu chuẩn chất lượng và hoàn thiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng để nâng cao uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường EU; (4) Nâng cao vai trò của Hiệp hội Cà phê Việt Nam. Đối với cây chè, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau: (1) Chú trọng tới kĩ thuật chăm sóc, canh tác, thu hái chè; (2) Kiểm soát dư lượng độc tố thuốc sâu trong chè mà EU đã quy định; (3) Đầu tưđổi mớicông nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của EU.

- Hàng thủ công mỹ nghệ: EU là một thị trường lớn về hàng thủ công mỹ

nghệ và có nhu cầu ổn định. Thế nhưng hàng thủ công mỹ nghệ của ta phải cạnh tranh gay gắt với hàng của Trung Quốc cả về gía cả, chất lượng và kiểu dáng. Để phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh vàđẩy mạnh xuất khẩu sang EU, thì chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp sau: (1) Xây dựng quy hoạch phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề và vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất; (2) Các doanh nghiệp nên nghiên cứu việc thuê chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là việt kiều thiết kế mẫu mã vì như vậy sẽ bán chạy hơn; (3) Chú trọng đầu tư về vốn, nhất là vốn để cải tiến công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệđang được ưa chuộng tại EU.

- Thực phẩm chế biến: thị trường EU có nhu cầu lớn về thực phẩm chế biến

như thịt gia súc và gia cầm, nông sản và thuỷ sản chế biến. Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế biến sang EU, chúng ta cần phải chú trọng công tác nghiên cứu nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU vàđầu tư vốn, công nghệ vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và thoả mãn 5 tiêu chuẩn của sản phẩm (theo quy định của EU).

- Hàng điện tử - tin học: Là mặt hàng đang rất có triển vọng xuất khẩu sang

EU. Hiện nay, chúng ta chủ yếu nhập linh kiện về lắp ráp và xuất khẩu nên hiệu quả xuất khẩu thấp. Do đóđểđẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này, ta

phải tăng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhu cầu hàng điện tử - tin học trên thị trường thế giới sẽ hồi phục và phát triển mạnh trong giai đoạn 2005 - 2010, đặc biệt là thị trường EU đang có nhu cầu rất lớn về mặt hàng này. Đây là một thuận lợi cho ngành điện tử - tin học Việt Nam và cho xuất khẩu hàng điện tử - tin học của ta sang thị trường EU trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài " THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀOTHỊ TRƯỜNG EU " pptx (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w