Một số biện pháp nhằm hạn chế các sai phạm trong công tác KTTL và CKTTL.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC SAI PHẠM TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THUẾ TNDN TẠI CTY THUẾ VÀ TƯ VẤN KPMG (Trang 76 - 111)

CKTTL ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN của công ty.

3.2.1. Sự cần thiết phải hạn chế các sai phạm trong công tác KTTL và CKTTL.

Với chức năng là công cụ quản lý kinh tế, hoạt động của công tác KTTL và CKTTL liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, gắn liền với việc tập hợp chi phí sản xuất, góp phần đánh giá và nâng cao hiệu quả SXKD, thúc đẩy sự phát triển của DN. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa như hiện nay, khi sức lao động được xem là hàng hóa thì việc xác định đúng giá trị của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với NLĐ, người sử dụng lao động mà còn đối với cả xã hội.

Hơn thế nữa, việc hạch toán chi phí lương và CKTTL một cách chính xác, kịp thời giúp cung cấp thông tin cần thiết cho việc kết chuyển chi phí SXKD, là cơ sở để xác định chi phí thuế TNDN của DN. Do đó, việc phòng tránh các sai phạm trong KTTL và CKTTL tại DN là vấn đề vô cùng quan trọng. Để tránh các khoản phạt thuế cao không đáng có do những lý do chủ quan và khách quan, DN cần nhận biết và khắc phục các sai phạm đã và đang gặp phải trong quá trình hạch toán kế toán nói chung và KTTL và CKTTL nói riêng.

3.2.2. Một số biện pháp nhằm hạn chế các sai phạm trong công tác KTTL vàCKTTL. CKTTL.

Đối với công ty TNHH Cự Thành

Việc tổ chức làm thêm vượt quá 200 giờ đối với mỗi CNV trong năm tính thuế 2018 mà không có thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai khiến công ty phải loại bỏ 669.721.995 đồng chi phí trả cho CNV làm thêm vượt quá 200 giờ.

Nếu không sử dụng quy trình đánh giá các sai phạm trong KTTL và CKTTL của KPMG, công ty sẽ phải chịu truy thu thuế và khoản phạt chậm nộp thuế tính trên 669.721.995 đồng. Theo tính toán của tác giả, với giả định công ty chỉ có khoản

chi phí này là không hợp lệ khi đưa vào chi phí được trừ, thuế suất thuế TNDN hiện hành

là 20%/năm và tiền phạt thuế chậm nộp là 0.03%/ngày trên tổng số thuế chậm nộp, số tiền thuế bị truy thu và phạt chậm nộp của công ty sẽ vào khoản 133.944.339 + 200.916,6 x số ngày chậm nộp (đồng). Hơn nữa, số tiền này sẽ tăng gấp nhiều lần qua các năm nếu mỗi năm công ty xuất hiện thêm các chi phí tương tự.

Khi công ty ký kết hợp đồng dịch vụ sử dụng quy trình đánh giá các sai phạm trong KTTL và CKTTL với KPMG, công ty đã nhận được kiến nghị của KPMG về việc đăng ký với cơ quan lao động địa phương để áp dụng số giờ làm ngoài giờ vượt mức quy định, cũng như tránh được khoản phạt thuế không đáng có trong năm 2018 bằng cách loại bỏ 669.721.995 đồng khỏi phần chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. KPMG nhận xét, ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Cự Thành thuộc trường hợp được tổ chức làm thêm giờ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 45/2013/NĐ-CP26. Do đó, việc thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai vấn đề làm thêm vượt quá 200 giờ/CNV/năm sẽ giúp công ty giảm bớt thuế TNDN bằng cách đưa chi phí trả cho CNV làm thêm vượt quá 200 giờ/năm vào chi phí được trừ khi tính thuế.

Đối với công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa

Trong năm 2018, công ty ghi đã chi ra 838.914.700 đồng tiền phúc lợi cho CNV. Số tiền này cao hơn so với một tháng lương bình quân thực tế của công ty 61.104.950 đồng.

Nếu không sử dụng quy trình đánh giá các sai phạm trong KTTL và CKTTL của KPMG, công ty sẽ phải chịu truy thu thuế và khoản phạt chậm nộp thuế tính trên 61.104.950 đồng. Theo tính toán của tác giả, với giả định công ty chỉ có khoản chi phí này là không hợp lệ khi đưa vào chi phí được trừ, thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20%/năm và tiền phạt thuế chậm nộp là 0.03%/ngày trên tổng số thuế chậm nộp, số tiền thuế bị truy thu và phạt chậm nộp của công ty sẽ vào khoản 12.220.990 +

26 Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động ban hành ngày 10/05/2013.

18.331,5 x số ngày chậm nộp (đồng). Trong trường hợp của công ty, các sai phạm liên quan đến việc xác định sự hợp lý hợp lệ về bản chất của các khoản phúc lợi. Nếu công ty tiếp tục chi trả các khoản phúc lợi không liên quan đến hoạt động SXKD, hoặc các khoản không được quy định cụ thể điều kiện được hưởng và mức lương được hưởng trong các văn bản quy định phúc lợi của CNV, số tiền thuế bị truy thu và số tiền phạt chậm nộp sẽ tăng một cách đáng kể.

Khi công ty ký kết hợp đồng dịch vụ sử dụng quy trình đánh giá các sai phạm trong KTTL và CKTTL với KPMG, công ty đã nhận được kiến nghị của KPMG về việc xem xét lại bản chất của các khoản mang tính chất phúc lợi đang được công ty chi trả, cùng với việc loại 61.104.950 đồng ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. KPMG cũng hướng dẫn công ty cách xác định bản chất các khoản phúc lợi, bổ sung các hồ sơ, quy định cần thiết để đưa một số khoản phúc lợi vào chi phí được trừ một cách hợp lệ, cũng như đề nghị công ty lưu giữ các tài liệu cần thiết để chứng minh các khoản phúc lợi của công ty liên quan đến hoạt động SXKD nhằm tối ưu hóa chi phí thuế TNDN.

Các biện pháp nhằm hạn chế sai phạm trong KTTL và CKTTL.

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu về quy trình đánh giá các sai phạm trong KTTL và CKTTL tại chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG, tác giả nhận thấy việc mắc phải các sai phạm trong quá trình kế toán của công ty khách hàng là điều thường xuyên xảy ra.

Để hoàn thiện hơn công tác KTTL và CKTTL, trên cơ sở thực tiễn tại công ty kết hợp với các kiến thức đã học, tác giả đưa ra bốn kiến nghị như sau:

Hạn chế các sai phạm do vướng mắc trong vấn đề pháp lý

Trong quá trình làm việc, kế toán của công ty có thể áp dụng các quy định, chế độ pháp lý hướng dẫn kế toán và xác định chi phí thuế TNDN một cách chủ quan. Điều này có thể dẫn đến những sai phạm không đáng có do hiểu sai bản chất của các văn bản pháp lý trên.

DN cần phải hiểu biết một cách rõ ràng và vận dụng khéo léo các quy định của pháp luật trong quá trình hạch toán kế toán và xác định chi phí thuế TNDN. DN có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn về pháp luật của những công ty tư vấn hiện hành để tránh việc sai phạm trong quá trình KTTL và CKTTL nói riêng, cũng như công việc kế toán nói chung nhằm tối ưu hóa chi phí thuế TNDN cần phải nộp mà vẫn tuân thủ theo quy định của Nhà nước.

Đi sâu vào hoạt động KTTL và CKTTL, DN cần cập nhật và áp dụng một cách kịp thời những thay đổi của các quy định về kế toán và thuế nhằm hạn chế các khoản phạt thuế cao không đáng có. Bên cạnh đó, việc quy định rõ các khoản phúc lợi của nhân viên trong các hồ sơ mang tính pháp lý như HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể…; lập và lưu giữ đầy đủ các chứng từ kế toán chứng minh tính hợp lý hợp lệ của chi phí liên quan đến hoạt động SXKD; tuân thủ quy định về thời giam làm thêm giờ; v.v là điều kiện thiết yếu để để DN được phép đưa các chi phí này vào chi phí được trừ trong kỳ tính thuế.

Hạn chế các sai phạm do yếu kém trong xử lý nghiệp vụ

Việc DN sử dụng những nhân viên kế toán không qua đào tạo chuyên nghiệp hay không có kinh nghiệm thực tế nhằm trả một mức lương thấp hơn so với các nhân viên có kinh nghiệm là một trong những cách tiết kiệm chi phí SXKD thường được sử dụng. Tuy nhiên, do khuyết thiếu kinh nghiệm và kỹ năng mà các nhân viên này có thể gây ra những sai phạm trong vấn đề hạch toán kế toán hay lập hóa đơn chứng từ. Các sai phạm này có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí thuế TNDN mà công ty phải nộp trong kỳ. Việc ghi nhận sai bản chất của tài khoản kế toán hay không cung cấp đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ chứng minh cho các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN làm công ty phải chịu các khoản phạt thuế cao không đáng có nếu như được cơ quan Thuế thanh tra.

DN nên xem xét việc sử dụng các nhân viên kế toán có kinh nghiệm thực tế hoặc đã được đào tạo một cách bài bản để tiết kiệm thời gian tái đào tạo, cũng như hạn chế các sai phạm không đáng có. Bên cạnh đó, việc tài trợ cho nhân viên tham dự các khóa học cần thiết để nâng cao năng lực làm việc cũng nên được áp dụng.

Ngoài ra, DN có thể tự xây dựng hoặc nhờ tư vấn xây dựng một quy trình kế toán mẫu, với các quy định được cập nhật thường xuyên nhằm hệ thống hóa công việc kế toán, giúp nhân viên dễ dàng thao tác khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Trung thực, chính xác khi kê khai và nộp thuế TNDN

Hành vi trốn thuế, nhất là đối với thuế TNDN là một trong những vấn đề nổi trội của nền kinh tế hiện nay. Người trốn thuế sẽ phải đối mặt với án phạt nghiêm khắc theo Điều 200, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 và Khoản 47, Điều 1, Luật sửa đổi Bộ luật hình sự số 12/2017/QH1427.

Trong khi “trốn thuế” là hành vi vi phạm pháp luật và có nguy cơ cao bị truy tố trách nhiệm hình sự, các DN có thể sử dụng các biện pháp để tránh thuế nhằm tối ưu hóa chi phí thuế TNDN trong kỳ mà vẫn tuân thủ theo quy định của pháp luật. Việc vận dụng các kỹ năng về kế toán và thuế hợp pháp sẽ giúp DN giảm được số tiền thuế phải đóng. Để làm được điều này, yêu cầu về kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đối với nhân viên kế toán của công ty là khá cao.

DN có thể nhờ sự hỗ trợ của các công ty tư vấn thuế nhằm tối thiểu hóa chi phí thuế phải nộp. Sau đó, DN có thể dựa vào các tư vấn và kiến nghị của công ty tư vấn để áp dụng xử lý cho các vấn đề ở kỳ tính thuế tiếp theo. Việc sử dụng các kiến nghị của những công ty chuyên nghiệp về dịch vụ tư vấn sẽ giúp DN tiết kiệm được thời gian cũng như tránh phạm phải các sai lầm tương tự trong tương lai.

Xây dựng một quy trình kiểm soát nội bộ tại công ty về thuế TNDN

Sự khác biệt giữa quy định của kế toán và quy định của thuế đã tạo ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Để dung hòa giữa lợi ích của DN và lợi ích của Nhà nước, công ty cần có các biện pháp quản lý chi phí hợp lý, hạn chế các chi phí không phục vụ mục đích SXKD trong kỳ nhằm giảm bớt sự chênh lệch nêu trên.

27 Theo Điều 200, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày 27/11/2015 và Khoản 47, Điều 1, Luật sửa đổi Bộ luật hình sự số 12/2017/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày 20/06/2017.

Nên đặt ra mức tối đa cho một số loại chi phí như chi tiếp khách; chi quảng cáo, khuyến mãi; công tác phí; v.v để tránh việc nhân viên cố ý làm tăng các chi phí này so với thực tế để hưởng chênh lệch. Đối với các khoản chi phí cho điện thoại, văn phòng phẩm…, công ty cần có chính sách phân phối và theo dõi sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm. Song song đó, công ty nên thực hiện những buổi đào tạo về kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên để nâng cao khả năng làm việc cũng như ý thức tuân thủ luật pháp của các cá nhân trong công ty, tránh việc vi phạm các quy định của pháp luật, làm phát sinh các chi phí phạt không đáng có.

KẾT LUẬN

Có thể nói, KTTL và CKTTL là một trong những phần quan trọng nhất cấu tạo nên chi phí SXKD của DN. Việc phát hiện, đánh giá và đưa ra kiến nghị đối với các sai phạm chủ quan và khách quan trong KTTL và CKTTL giúp cho DN xác định một cách đầy đủ và chính xác khoản chi phí được trừ liên quan đến lương và CKTTL khi tính thuế TNDN. Do đó, việc nghiên cứu quy trình đánh giá các sai phạm trong KTTL và CKTTL ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN tại các công ty khách hàng của một công ty tư vấn có bề dày kinh nghiệm, kỹ năng như chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG là một vấn đề quan trọng và cấp bách.

Khóa luận này được thực hiện dựa trên những tài liệu, tình huống thực tế của công ty khách hàng tại chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG trong năm tính thuế 2018. Việc nghiên cứu các sai phạm và đưa ra kiến nghị của tác giả dựa trên quy trình đánh giá các sai phạm trong kế toán ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN của công ty khách hàng tại KPMG. Tác giả mong muốn đưa ra những ví dụ minh họa cụ thể đối với các sai phạm trong KTTL và CKTTL, cũng như các hướng giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật mà vẫn giúp DN tối ưu hóa chi phí thuế TNDN phải nộp. Đó là đóng góp thực tế và học tập của khóa luận này.

Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, tác giả khuyến nghị các DN nên nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt trên cơ sở tuân thủ theo các quy định của pháp luật về thuế và kế toán, đặc biệt là KTTL và CKTTL. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm phong phú cũng giúp DN tối ưu hóa chi phí thuế phải nộp. Việc trung thực khi kê khai và nộp thuế TNDN cũng giúp DN hạn chế tối đa những khoản phạt thuế cao không đáng có, giúp DN phát triển bền vững, đồng thời góp phần làm tăng ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế trong khóa luận này. Đầu tiên là việc chọn các ví dụ minh họa về sai phạm trong KTTL và CKTTL ở khóa luận là ngẫu nhiên, không thể bao quát hết toàn bộ các sai phạm có thể có trong quá trình xác định chi phí được trừ liên quan đến tiền lương và CKTTL khi tính thuế TNDN. Bên cạnh đó, do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế, tác giả khó có thể diễn

giải một cách khoa học các bước thực hiện quy trình đánh giá các sai phạm trong KTTL và CKTTL đúng như bản chất của nó khi được thao tác bởi các chuyên viên tư vấn của chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG. Điều này làm cho giá trị thực tế và giá trị nghiên cứu của quy trình bị ảnh hưởng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Quyết định 595 Ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT số 595/QĐ- BHXH ban hành ngày 14/04/2017;

2. Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC SAI PHẠM TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THUẾ TNDN TẠI CTY THUẾ VÀ TƯ VẤN KPMG (Trang 76 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w