Ảnh hưởng xã hội đối với hành vi chấp nhận công nghệ đã được thừa nhận rộng rãi. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh vào chuẩn mực chủ quan để hiểu bản chất của ảnh hưởng xã hội, nhưng chúng đã có kết quả khác nhau và ảnh hưởng của nó đối với cơng nghệ cũng đã khơng nhất quán Venkatesh và Davis (2000); Foon và Fah (2011) đã phát hiện ra rằng ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng công nghệ theo các cài đặt bắt buộc và hiệu ứng của nó cũng được kiểm duyệt khi người dùng bắt đầu có trải nghiệm trực tiếp với hệ thống. Nghiên cứu Michael D. Clemses và ctg, (2012) cũng chỉ ra nhân tố truyền thông tiếp thị và truyền miệng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử dụng. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu như Alawan (2008) và Terry và Hogg (2000) đã chỉ ra rằng yếu tố ảnh hưởng xã hội không ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ, các nghiên cứu này không đồng ý và cho rằng cấu trúc này bị hạn chế bởi vì nó chỉ nhấn mạnh vào phần quy phạm của niềm tin xã hội trái ngược với bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Do đó, các nhà nghiên cứu đã bày tỏ sự cần thiết phải nói rõ hơn mối liên hệ giữa ảnh hưởng xã hội và sự chấp nhận cơng nghệ (Matheison (1991), Karahanna và Limayem (2000)). Do đó việc xem xét yếu tố ảnh hưởng xã hội đến hành vi sử dụng dịch vụ SB là cần thiết, nó là động lực thúc đẩy đến quyết định sử dụng dịch vụ SB.
Từ cơ sở lý thuyết trên, giả thuyết nghiên cứu H3 được đưa ra như sau:
H3: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ SB của khách hàng cá nhân.