Kiểm soát thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục

Một phần của tài liệu Luận văn Kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân thị trấn Thiên Cầm (Trang 45 - 95)

tục hành chính

Kiểm soát thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nắm bắt tình hình triển khai hoạt động, phát hiện kịp thời những khó khăn, kịp thời hướng dẫn CBCC thực hiện TTHC của UBND xã, phường, thị trấn triển khai có hiệu quả hoạt động này, đáp ứng kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn xã.

Việc kiểm soát thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua 02 cách thức: kiểm tra trực tiếp (Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân được kiểm tra) và kiểm tra gián tiếp (Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu của tổ chức, cá nhân được kiểm tra). Cụ thể như sau:

Kiểm soát trực tiếp: qua trao đổi, nghe báo cáo, chất vấn đại diện lãnh đạo, công chức, viên chức của xã về những nội dung liên quan đến TTHC và kiểm tra trực tiếp qua thực tế bằng cách thông qua việc kiểm tra quy trình nghiệp vụ thực hiện giải quyết TTHC tại các điểm tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả (bộ phận một cửa, các bộ phận nghiệp vụ thực hiện quy trình trên).

Kiểm soát gián tiếp: thông qua việc đề nghị cung cấp văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động thực hiện TTHC từ văn bản chỉ đạo điều hành đến các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thẩm quyền xây dựng, ban hành quy định TTHC cũng như giải quyết TTHC.

Có hai hình thức kiểm tra đó là: Kiểm tra định kỳ (việc kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên hàng năm được cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt) và Kiểm tra đột xuất (việc kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền).

Lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn sẽ tiến hành kiểm tra ở những nội dung như: Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện TTHC; Kiểm tra kết quả giải quyết TTHC; Kiểm tra việc rà soát, đánh giá TTHC; Kiểm tra tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính; Kiểm tra công tác truyền thông về TTHC; Kiểm tra việc thực hiện thông tin, báo cáo về tình hình thực hiện TTHC; Kiểm tra việc thực hiện công khai, niêm yết các TTHC; Kiểm tra việc kiện toàn CBCC thực hiện TTHC.

1.2.4. Xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính

Mục đích của việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định TTHC và thực hiện quy định TTHC là: tham gia góp ý đối với chính sách, quy định hành chính; giám sát việc thực hiện quy định hành chính của UBND xã, phường, thị trấn, viên chức xã trực tiếp thực hiện TTHC.

Việc tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của tổ chức, công dân về quy định TTHC phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Nghị định Số: 10271/VBHN- VPCP Về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, ngày 27 tháng 9 năm 2017, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tuân thủ pháp luật. Việc tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của UBND xã, phường, thị trấn phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, nghiêm cấm lợi dụng phản ánh kiến nghị quy định TTHC gây cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước và CBCC.

Thứ hai: Tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị phải đảm bảo tính công khai, minh bạch từ khâu tiếp nhận, xử lý đến công khai kết quả xử lý bằng các hình thức theo quy định. Có các hình thức công khai như đăng tải trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; gửi công văn thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh kiến nghị.

Thứ ba: UBND xã, phường, thị trấn tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhận phải xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý cụ thể, rõ ràng, thống nhất và việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị phải đúng thẩm quyền quy định.

Thứ tư: Phối hợp trong xử lý phản ánh kiến nghị. UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị có trách nhiệm báo cáo lên UBND huyện trong tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị, đảm bảo mọi phản ánh kiến nghị của tổ chức, công dân đều được xử lý và giải quyết thỏa đáng theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, tiếp nhận phản ánh kiến nghị ở xã được hiểu là việc UBND xã, phường, thị trấn trong thẩm quyền của mình tiếp nhận tất cả các phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính, nhất là phản ánh kiến nghị trong giải quyết TTHC của CBCC, cán bộ hành chính ở xã có các hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính thì tổ chức, cá nhân có quyền phản ánh kiến nghị đến UBND xã, phường, thị trấn.

Xử lý phản ánh kiến nghị được hiểu là việc UBND xã, phường, thị trấn tiếp nhận phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính, nhất là phản

ánh kiến nghị trong giải quyết TTHC của CBCC, các cán bộ hành chính ở xã có hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính, có văn bản chuyển phản ánh kiến nghị trên đến UBND xã, phường, thị trấn, CBCC bị phản ánh kiến nghị để được xử lý theo thẩm quyền

1.2.5. Truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính

Mục đích truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính ở xã bao gồm:

Thứ nhất, tuyên truyền sâu rộng các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về tầm quan trọng của công tác kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính tại UBND xã, phường, thị trấn nói riêng và công tác cải cách hành chính nói chung.

Thứ hai, đánh giá và tăng cường vai trò trách nhiệm người đứng đầu UBND xã, phường, thị trấn về thực hiện công tác cải cách hành chính. Công khai, minh bạch các thông tin về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài chính nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin nhanh chóng, hiệu quả, giám sát việc thực hiện TTHC. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến thủ tục hành chính nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính.

Yêu cầu truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính ở xã:

Đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã nhận thức và hiểu biết tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC.

Tích cực tham gia phát huy sáng kiến cải cách thủ tục hành chính nhằm phục vụ tốt hơn trong việc giải quyết hồ sơ đối với các tổ chức, cá nhân.

cách kịp thời, đầy đủ, thường xuyên. Đồng thời lựa chọn hình thức tuyên truyền thích hợp và đạt hiệu quả.

Nội dung truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính ở xã:

Thứ nhất, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cải cách TTHC, kiểm soát thực hiện TTHC ; tầm quan trọng, ý nghĩa các nội dung cơ bản của công tác kiểm soát thực hiện TTHC theo quy định của Chính phủ.

Thứ hai, tuyên truyền những kết quả đạt được của công tác cải cách TTHC; lợi ích của việc kiểm soát thực hiện TTHC ;

Thứ ba, giới thiệu hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát thực hiện TTHC ; vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và công chức làm nhiệm vụ kiểm soát thực hiện TTHC các cấp...

Thứ tư, tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức được phân công thực hiện TTHC; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp, công dân trong mối quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ năm, tuyên truyền, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có thái độ tích cực trong công tác kiểm soát thực hiện TTHC , phê phán những hiện tượng tiêu cực, thái độ cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà cho công dân, tổ chức trong quá trình giải quyết TTHC.

Hình thức truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính ở xã:

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Loa phát thanh xã, tổ dân phố, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các Trang thông tin điện tử của UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm soát thực hiện TTHC cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kết hợp lồng ghép hoạt động kiểm soát thực hiện TTHC với tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước...

Công khai đầy đủ, rõ ràng, đúng quy định các TTHC tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tra cứu, cập nhật và tìm hiểu thông tin; Kết hợp với các hình thức tuyên truyền khác như pa nô, áp pích, phát tờ rơi, tờ gấp phù hợp với đặc điểm, tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính của UBND xã, phường, thị trấn

1.3.1. Các yếu tố thuộcUBND xã, phường, thị trấn

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã, phường, thị trấn:

Cơ cấu tổ chức bộ máy ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả, chất lượng hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn. Nếu UBND xã, phường, thị trấn có cơ cấu, bố trí nhân sự hợp lý, khoa học sẽ giúp cho UBND xã, phường, thị trấn đó giải quyết công việc nhanh hơn, tốt hơn tiết kiệm được chi phí và nguồn lực một cách hiệu quả. Cũng giống như các nhiệm vụ khác nếu nhiệm vụ kiểm soát thực hiện TTHC có cơ cấu tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự hợp lý sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình triển khai thực hiện và ngược lại nếu không phù hợp sẽ cản trở hoạt động kiểm soát thực hiện TTHC hoạt động không hiệu quả.

Chính vì vậy, cơ cấu, tổ chức bộ máy kiểm soát thực hiện TTHC cần phải có sự thống nhất để hoạt động kiểm soát thực hiện TTHC mới đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức kiểm soát thực hiện TTHC tại UBND xã, phường, thị trấn:

Do đặc thù công việc, đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ kiểm soát thực hiện TTHC , nhất là lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn là người thực hiện kiểm soát thực hiện TTHC chịu nhiều áp lực cả về thời gian, đòi hỏi trách nhiệm rất cao của công việc. Trong khi đó, trình độ, năng lực của CBCC là một trong những yếu tố quyết định đối với mọi tổ chức khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Một đội ngũ CBCC có trình độ, năng lực, phẩm chất tốt, năng động sáng tạo sẽ dễ dàng thích ứng được với môi trường quản lý luôn biến động, tiếp cận với các nguyên lý quản lý hiện đại và các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin để ứng dụng vào hoạt động công vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ.

chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát thực hiện TTHC , họ còn cần phải có kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện TTHC và am hiểu về nhiều lĩnh vực như hành chính, luật, kinh tế, văn hóa - xã hội, từ đó mới có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng đắn về các quy định TTHC, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động này. Do đó, đội ngũ CBCC làm kiểm soát thực hiện TTHC trong thời gian tới cần được tập huấn chuyên sâu hơn mới đảm bảo được nhiệm vụ được giao.

Vì vậy, cần có giải pháp nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC trực tiếp giải quyết TTHC và hệ thống CBCC đầu mối phụ trách kiểm soát thực hiện TTHC , đảm bảo họ có đủ các kỹ năng cần thiết, tạo điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, kinh phí, trang thiết bị và phương pháp thực hiện kiểm soát thực hiện TTHC tạiUBND xã, phường, thị trấn:

Hoạt động kiểm soát thực hiện TTHC chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi đảm bảo bố trí đầy đủ kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vất chất cần thiết, hợp lý. Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho kiểm soát thực hiện TTHC rất đa dạng, nó bao gồm hệ thống máy vi tính có kết nối mạng internet, máy in, máy photocopy, máy scan, máy fax và kể cả hệ thống cơ sở vật chất của UBND xã, phường, thị trấn, nơi trực tiếp giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân. Kinh phí cơ sở vật chất, trang thiết bị ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc thực hiện hoạt động kiểm soát thực hiện TTHC nhất là trong giai đoạn xã hội đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin như hiện nay..

Bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí sẽ tạo điều kiện để tổ chức đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBND xã, phường, thị trấn. Đối với hoạt động kiểm soát thực hiện TTHC , nếu kinh phí và cơ sở vật chất, trang thiết bị dồi dào, hiện đại tạo điều kiện cho cá nhân có trách nhiệm kiểm soát thực hiện TTHC tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư cho hoạt động điều tra, nghiên cứu, góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng kiểm soát thực hiện TTHC của UBND xã, phường, thị trấn.

Trong công tác kiểm soát thực hiện TTHC , công nghệ thông tin góp phần tự 24

động hóa, đơn giản hóa việc nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và thực hiện việc báo cáo tình hình kết quả thực hiện kiểm soát thực hiện TTHC , thực hiện hệ thống thông tin tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị, tạo ra cách làm việc mới, đồng thời cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ công theo hướng trực tuyến. Ngoài ra, việc niêm yết công khai TTHC thông qua việc đăng tải TTHC trên trang thông tin điện tử của cơ quan là một trong những biện pháp quan trọng thực hiện công khai, minh bạch TTHC góp phần hoàn thành công tác kiểm soát thực hiện TTHC , đưa thông tin về TTHC đến tổ chức, cá nhân một cách nhanh chóng và chính xác..

1.3.2. Các yếu tố khách quan

Thứ nhất, Thể chế về kiểm soát thực hiện TTHC là hệ thống các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, là cơ sở pháp lý cho các cơ quan hành chính triển khai thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước. Thể chế về kiểm soát thực hiện TTHC là cơ sở để các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính cấp xã, thị trấn nói riêng xây dựng cơ cấu tổ chức và nhân sự để triển khai thực hiện thống nhất hoạt động kiểm soát thực hiện TTHC tại đơn vị mình. Thể chế càng rành mạch thì cơ cấu tổ chức của bộ máy thực hiện rõ ràng và gọn nhẹ; nhân sự được bố trí hợp lý, hiệu quả. Ngược lại, nếu thiếu các quy định cụ thể, khoa học sẽ làm cho bộ máy cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo và sẽ dẫn đến một bộ máy hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Thể chế càng được bổ sung,

Một phần của tài liệu Luận văn Kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân thị trấn Thiên Cầm (Trang 45 - 95)