3.3.1. Đối với Chính phủ
Hệ thống thể chế và các chính sách trong hoạt động kiểm soát thực hiện TTHC có tác dụng điều chỉnh, định hướng và khuyến khích sự tham gia của CBCC vào công tác kiểm soát thực hiện TTHC . Trong khi đó, hệ thống văn bản QPPL, các
chính sách liên quan đến kiểm soát thực hiện TTHC chưa thật đầy đủ, hợp lý. Do đó, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện các quy định về TTHC
Để cho việc kiểm soát thực hiện TTHC được thuận lợi và dễ dàng thì đòi hỏi các quy định về TTHC phải chặt chẽ và rõ ràng. Do đó trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có quy định về TTHC cần phải chính xác và thống nhất. Các quy định về TTHC phải đảm bảo tính đồng bộ với nhau, khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất. Muốn làm được điều này đòi hỏi Chính phủ phải nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật. Tăng cường công tác rà soát các quy định về TTHC để phát hiện những quy định TTHC lỗi thời hoặc không phù hợp. Các cơ quan nhà nước, CBCC khi xây dựng các quy định về TTHC cần đảm bảo tuân thủ quy trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và các văn bản quy định về ban hành văn bản QPPL. Cần chú trọng việc lấy ý kiến và thực hiện việc thẩm định các dự thảo văn bản QPPL theo đúng quy định. Cần phải đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất trong xây dựng các quy định TTHC.
Thứ hai: Hoàn thiện về quy định về nội dung kiểm soát thực hiện TTHC Hiện nay đã có quy định chung về kiểm soát thực hiện TTHC và quy định các nội dung cụ thể trong kiểm soát thực hiện TTHC . Tuy nhiên đối với từng nội dung cụ thể trong kiểm soát thực hiện TTHC cũng chưa xác định rõ nội dung chi tiết. Nhiều nội dung kiểm soát chỉ mới quy định nguyên tắc, phương hướng mà chưa xác định nội dung kiểm soát thực hiện TTHC . Điều này dẫn đến việc xác định các nội dung cụ thể trong kiểm soát thực hiện TTHC chưa thống nhất với nhau. Do đó, Chính phủ cần quy định cụ thể và chi tiết hơn nữa đối với các nội dung cụ thể trong kiểm soát thực hiện TTHC như việc lấy ý kiến, việc thẩm định, rà soát, đánh giá TTHC, việc công bố, công khai cũng như việc kiểm tra công tác kiểm soát thực hiện TTHC .
3.3.2. Đối với UBND tỉnh Hà Tĩnh
Cần xây dựng các chính sách hợp lý nhằm động viên, khuyến khích CBCC, các tổ chức và cá nhân tham gia vào kiểm soát thực hiện TTHC. Các chính sách hợp lý dành cho CBCC, người dân, tổ chức và doanh nghiệp nhằm động viên, khuyến
khích họ tham gia nhiều hơn vào hoạt động kiểm soát thực hiện TTHC là rất cần thiết. Để tiếp tục hoàn thiện kiểm soát thực hiện TTHC .
Trong thời gian tới, UBND tỉnh Hà Tĩnh nên nghiên cứu xây dựng chính sách khen thưởng cho CBCC có phương án đơn giản hóa TTHC khả thi nhằm động viên, khuyến khích CBCC, nhất là CBCC trực tiếp giải quyết TTHC tích cực tham gia kiểm soát thực hiện TTHC . UBND tỉnh Hà Tĩnh cần chú trọng xây dựng chính sách khen thưởng, khuyến khích phải tạo động lực cho CBCC. Những chính sách này phải phù hợp với những quy định của cơ quan cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Tăng cường nguồn tài chính hằng năm dành cho kiểm soát thực hiện TTHC sẽ góp phần nâng cao chính sách khen thưởng, khuyến khích tạo động lực cho CBCC. Các chính sách động viên, khen thưởng cũng phải hướng đến các tổ chức và công dân nhằm thu hút sự quan tâm của họ đối với công tác cải cách TTHC, kiểm soát thực hiện TTHC .
UBND tỉnh Hà Tĩnh cần ban hành các văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến kiểm soát thực hiện TTHC . Hiện nay, tại cấp huyện, cấp xã quy định về chức năng kiểm soát thực hiện TTHC chưa được quy định rõ. Do đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần ban hành văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đặc biệt là Văn phòng HĐND, UBND cấp huyện và UBND xã, phường, thị trấn về kiểm soát thực hiện TTHC .
3.3.3. Đối với UBND huyện Cẩm Xuyên
Thứ nhất: Quyết định các mục tiêu, chương trình, kế hoạch và giải pháp lớn về thực hiện kiểm soát thực hiện TTHC , nhất là công tác rà soát đơn giản hóa TTHC; lãnh đạo công tác truyền thông đảm bảo sự nhận thức sâu sắc và thống nhất hành động trong CBCC các xã, trị trấn về thực hiện hoạt động kiểm soát thực hiện TTHC ; chỉ đạo việc xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác phù hợp với thực tế và văn bản quy định của cấp trên.
Thứ hai: Chỉ đạo việc phân công, bố trí công chức làm nhiệm vụ kiểm soát thực hiện TTHC các xã, trị trấn. Sự phân công rõ ràng, minh bạch sẽ giúp cho công chức chủ động trong cộng việc, phát huy năng lực, sở trường của mình để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời sẽ dễ dàng xác định được trách nhiệm của các cá nhân có liên quan khi có sai phạm xảy ra.
Thứ ba: Tăng cường lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, xử lý kịp thời những sai phạm trong việc thực hiện các quy định về kiểm soát thực hiện TTHC. Thông qua kết quả thực hiện kiểm soát thực hiện TTHC mà xem xét, đánh giá, sử dụng CBCC tại các xã, trị trấn.
KẾT LUẬN
Kiểm soát thực hiện TTHC là giải pháp mang tính đột phá và lâu dài góp phần quan trọng trong tiến trình cải cách TTHC. Việc kiểm soát thực hiện TTHC để nâng cao chất lượng hệ thống các quy định hành chính không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị kiểm soát thực hiện TTHC mà đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống hành chính, từ cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có các quy định về TTHC tới các bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC; từ trách nhiệm của cán bộ, công chức đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các đối tượng tham gia vào TTHC.
Việc thực hiện kiểm soát thực hiện TTHC tại thị trấn Thiên Cầm trong thời gian qua đạt được một số kết quả nhất định song bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Do đó trong tiến trình phát triển và hội nhập, yêu cầu, đòi hỏi của tổ chức, cá nhân ngày càng cao, vì vậy thị trấn Thiên Cầm cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát thực hiện TTHC để có thể đáp ứng tốt công cuộc cải cách TTHC, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của người dân. Việc này cần sự chung sức, chung lòng của các cấp, các ngành và sự nỗ lực, phấn đấu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và quy định của pháp luật.
Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng việc thực hiện kiểm soát thực hiện TTHC của UBND thị trấn Thiên Cầm, trên cơ sở đối chiếu với cơ sở lý luận và pháp lý, đồng thời căn cứ vào những quan điểm về kiểm soát thực hiện TTHC ở Việt Nam hiện nay, Luận văn đã đề xuất và phân tích các giải pháp chủ yếu, có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thiện kiểm soát thực hiện TTHC tại UBND thị trấn Thiên Cầm.
Trên cơ sở thực hiện giải pháp, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Trung ương, địa phương, sự nổ lực và quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện
của UBND thị trấn, sự đồng thuận sâu sắc từ phía nhân dân sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện kiểm soát thực hiện TTHC của thị trấn Thiên Cầm, góp phần vào sự thành công chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước nước ta.
1. Bộ Tư pháp (2014), “Thông tư số 07/2014/TT-BTP về hướng dẫn việc đánh giá tác động của TTHC và rà soát, đánh giá TTHC”, Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp (2014), “Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 về việc Hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC và báo cáo.” Hà Nội.
3. Bùi Thị Thanh Xuân (2018), “Kiểm soát thực hiện TTHC của UBND xã, phường, thị trấn Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công Học viện Hành chính Quốc gia.
4. Đàm Thị Nhung (2020), “Kiểm soát thực hiện TTHC - từ thực tiễn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đỗ Chung (2012), Giáo trình quản lý công, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. 6. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Quản lý Nhà nước về Kinh tế,
Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Lê Thị Hồng Trinh (2018), “Kiểm soát thực hiện TTHC tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính Sách, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
8. Lê Thị Quãng (2017), “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thực hiện TTHC trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, từ thực tiễn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính, Hà Nội.
9. Ngô Thắng Lợi (2014), “Giáo trình kinh tế phát triển - Nxb Kinh tế Quốc dân”, Hà Nội
10. Nguyễn Thị Lệ thúy, Bùi Thị Hồng việt (2019) Giáo trình chính sách công (chính sách kinh tế - xã hội), Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Quốc hội Việt Nam (2013), “Luật hành chính công”. Hà Nội.
13. Thủ tướng Chính phủ (2010), “Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định về kiểm soát thực hiện TTHC ”. Hà Nội.
14. Thủ tướng Chính phủ (2017), Nghị định số 92/2017/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính, Hà Nội.
số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg”. Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính phủ (2018), Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Hà Nội.
17. Trương Thành Chung (2019), “Kiểm soát thực hiện TTHC UBND cấp xã trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
18. UBND thị trấn Thiên Cầm (2020), Báo cáo về kiểm soát thực hiện TTHC giai đoạn 2018-2020, Hà Tĩnh.
19. UBND thị trấn Thiên Cầm (2018), Văn bản số 1681/UBND-TCD ngày 04/4/2018 về việc tổ chức tiếp công dân định kỳ đối với Chủ tịch UBND thị trấn, Hà Tĩnh.
20. Văn phòng Chính phủ (2017), “Nghị định Số: 10271/VBHN-VPCP Về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính,”
Hà Nội.
21. Vũ Thị Nhài (2007), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Kính chào Ông/ Bà.
Để có cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính của UBND thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Kính mong Ông/ Bà cung cấp thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Xin ông, bà cho ý kiến đánh giá về thực trạng niêm yết, công khai thủ tục hành chínhcủa UBND thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh?
... ... ... 2. Xin ông, bà cho ý kiến đánh giá về thực trạngrà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh?
... ... ... 3. Xin ông, bà cho ý kiến đánh giá về thực trạng kiểm soát thực hiện, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của UBND thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh?
... ... ... 4. Xin ông, bà cho ý kiến đánh giá về thực trạng xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của UBND thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh?
... ... ...
5. Xin ông, bà cho ý kiến đánh giá về thực trạng truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính của UBND thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh?
... ... ... Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý Ông (Bà) về những nội dung của cuộc phỏng vấn trên đây. Tôi xin cam đoan các thông tin này chỉ được sử dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Thạc sĩ của mình!
STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác Ngày phỏng vấn
1 Võ Tá Nhân Chủ tịch UBND thị trấn
Thiên Cầm 22/9/2021
2 Nguyễn Văn Tuệ Phó Chủ tịch UBND thị trấn
Thiên Cầm 22/9/2021
3 Hoàng Bá Tùng Chủ tịch HĐND thị trấn
Thiên Cầm 22/9/2021
4 Nguyễn Thị Hằng Công chức Tư pháp- Hộ tịch UBND thị trấn Thiên Cầm 22/9/2021 5 Trần Thị Mỹ Công chức Văn phòng – Thống kê UBND thị trấn Thiên Cầm 22/9/2021