Barion, gồm các hạt có khối lượng bằng hoặc lớn hơn khối lượng prôtôn Có hai nhóm barion là nuclôn và hipêron cùng với các phản hạt của chúng.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lí lớp 12 pot (Trang 167 - 169)

- Trình bày được những nét khái quát về sự tiến hoá của các sao Nêu được những nét sơ lược về thuyết Big Bang.

d) Barion, gồm các hạt có khối lượng bằng hoặc lớn hơn khối lượng prôtôn Có hai nhóm barion là nuclôn và hipêron cùng với các phản hạt của chúng.

barion là nuclôn và hipêron cùng với các phản hạt của chúng.

Tập hợp các mêzôn và các barion có tên chung là hađrôn. 3 Nêu được phản hạt là

gì. [Thông hiểu]

Phần lớn các hạt sơ cấp đều tạo thành cặp, mỗi cặp gồm hai hạt có khối lượng nghỉ m0 như nhau, còn một số đặc trưng khác thì có trị số bằng nhau nhưng trái dấu. Trong mỗi cặp có một hạt và phản hạt của hạt nó.

Pôzitron là phản hạt của êlectron có điện tích là e, antiprôtôn là phản hạt của prôtôn, có điện tích là -e,...

Tương tác của các hạt sơ cấp có thể dẫn đến sinh hoặc huỷ một cặp hạt - phản hạt, ví dụ như quá trình hủy cặp hoặc sinh cặp của êlectron và pôzitron:

e+ + e-→ g + g (huỷ cặp) g + g → e+ + e- (sinh cặp) g + g → e+ + e- (sinh cặp)

2. MặT TRờI. Hệ MặT TRờI Stt Chun KT, KN quy định trong chương trình mc độ th hin c th ca chun KT, KN Ghi chú 1 Nêu được những đặc điểm chính về cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt Trời.

[Thông hiểu]

• Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời ở trung tâm hệ và là thiên thể duy nhất nóng sáng, tám hành tinh lớn và các tiểu hành tinh, trong đó đa số các hành tinh có thể có các vệ tinh chuyển động xung quanh. Ngoài ra, trong hệ Mặt Trời còn có các sao chổi, thiên thạch,... Các hành tinh, theo thứ tự từ Mặt Trời ra xa là Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. Xung quanh mỗi hành tinh có các vệ tinh. Mặt Trời và các hành tinh đều quay quanh mình nó và đều quay theo chiều thuận (trừ Kim tinh). Toàn bộ hệ Mặt Trời quay quanh tâm Thiên Hà của chúng ta.

• Mặt Trời được cấu tạo gồm hai phần : quang cầu và khí quyển. Nhiệt độ bề mặt của nó là 6000 K. Khối lượng Mặt Trời lớn hơn khối lượng Trái Đất 333000 lần, cỡ 1,99.1030 kg (khối lượng Trái Đất 5,98.1024 kg). Mặt Trời liên tục bức xạ năng lượng ra xung quanh. Lượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời truyền vuông góc tới một đơn vị diện tích cách nó một đơn vị thiên văn trong một đơn vị thời gian gọi là hằng số Mặt Trời H. Các phép đo cho giá trị H = 1360W/m2. Từ đó, ta suy ra công suất bức xạ của Mặt Trời là P = 3,9.1026 W. Sự bức xạ của Mặt Trời được duy trì là do trong lòng Mặt Trời luôn xảy ra các phản ứng nhiệt hạch.

• Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo tròn. Trục quay của Trái Đất hợp với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo một góc 23o27'. Trái Đất dạng phỏng cầu, bán kính xích đạo bằng 6378 km, bán kính hai cực là 6357 km, khối lượng riêng trung bình là 5520 kg/m3.

• Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, chuyển động xung quanh Trái Đất.

• Sao chổi chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo elip rất dẹt. Sao chổi có kích thước và khối lượng nhỏ, được cấu tạo bởi các chất dễ bốc hơi. Khi chuyển động lại gần Mặt Trời, sao chổi chịu tác động của áp suất ánh sáng Mặt Trời nên bị "thổi" ra, tạo thành cái đuôi.

Khoảng cách 150.106km được lấy làm đơn vị đo độ dài trong thiên văn gọi là đơn vị thiên văn (đvtv).

3. SAO. THIÊN Hà

Stt Chun KT, KN quy

định trong chương trình

mc độ th hin c th ca chun KT, KN Ghi chú

1 Nêu được sao là gì. [Thông hiểu]

• Sao là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời. Khối lượng các sao nằm trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số 5 lần) khối lượng Mặt Trời.

Đa số các sao ở trong trạng thái ổn định. Ngoài ra có các sao đặc biệt như sao biến quang (trong đó có sao đôi), sao mới, sao siêu mới, punxa, sao nơtron. Ngoài ra trong hệ thống các thiên thể còn có lỗ đen và tinh

vân.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lí lớp 12 pot (Trang 167 - 169)