Cam tại Mường Thải chủ yếu bán quả tươi và hình thức chủ yếu là thương lái tới tận vườn thu mua và người dân dựng các điểm bán ven đường QL37. Chính vì vậy công tác bảo quản quả sau thu hoạch không được nông dân quan tâm nhiều lắm. Tuy nhiên theo các gia đình buôn bán cam chia sẻ kinh nghiệm sau khi thu mua quả từ vườn về phải tiến hành phân loại quả ngay, dùng khăn ẩm lau sạch quả, để tránh mầm mống làm thối quả. Nếu vận chuyển cam đi xa nên bỏ hộp xốp sau đó bỏ vào xe lạnh để giữ cho quả tươi.
4.2.5. Tình hình tiêu thụ
Kênh 1: Kênh 2: 30% Kênh 3:
55% 15%
Sơ đồ 4.1: Tiêu thụ cam Canh của xã Mường Thải
(Nguồn tổng hợp từ số liệu thống kê năm2018)
Hộ nông dân
Người bán buôn
Người bán lẻ Người tiêu dùng
Cam Mường Thải vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Đầu vụ tư thương vào mua tận vườn, người dân chỉ việc hái. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông QL37 là đoạn đường rất nhiều xe trở khách đi qua. Cam canh được các tư thương mua và chở đi lên Thành phố Sơn La, và các huyện lân cận….Đầu vụ giá bán dao động từ 25.000 - 30.000 đồng (giá bán tại vườn), đến chính vụ giá Cam có phần giảm xuống tùy từng loại quả, đến cuối vụ giá cam được nâng lên. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam nên năng suất, sản lượng quả lớn để đáp ứng phần nào của người dân, giá cả của loại cam đường Canh rất ổn định nên người dân không lo ngại về bị mất giá hay thương lái ép giá. Để người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp ngành để nâng cao giá trị của cam Đường canh, ổn định thị trường đầu ra.
4.2.6. Hình thức tổ chức sản xuất
Hiện tại Bản Văn Yên đã thành lập một HTX. Giám đốc HTX là ông Nguyễn Văn Ngân, nhờ thành lập HTX các thành viên trong HTX có thể giúp nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau, còn lại các bản khác hầu như các hộ sản xuất theo hướng tự phát, hoạt động độc lập, vì vậy mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện quan tâm từ các cấp chính quyền chưa thể đến với tất cả hộ sản xuất một cách kịp thời nhất.
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cam Đường canh theo kết quả điều tra
4.3.1. Tình hình sản xuất chung của các hộ
Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cam nói riêng các điều kiện phục vụ cho sản xuất đóng góp một phần hết sức quan trọng, quyết định cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Để đánh giá đúng tiềm năng, sức mạnh kinh tế cho phát triển sản xuất nói chung, sản xuất cam Canh nói riêng
của các hộ trong xã, tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn các hộ dân theo từng nhóm hộ cụ thể.
* Thông tin các hộ điều tra
Bảng 4.5: Một số thông tin chung về các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT BQC
1. Số hộ điều tra Hộ 60
2. Độ tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 42,1
3. Trình độ học vấn của chủ hộ Người
- Tiểu học Người 3
- Trung học cơ sở Người 15
- Trung học phổ thông Người 32
- Đại học, Cao đẳng… Người 10
4. Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 4,73
5. Số lao động BQ/hộ Lao động 2,93
(Nguồn tổng hợp số liệu từ năm 2018)
Theo kết quả điều tra cho thấy độ tuổi bình quân chung của chủ hộ điều tra là 42,1 tuổi, hầu hết ở độ tuổi này trở lên phần lớn các hộ đã ổn định cơ sở vật chất, nguồn vốn, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Phần lớn chủ hộ có sự hiểu biết về kỹ thuật trong việc trồng cam nên đây là một thuận lợi góp phần thúc đẩy và phát triển cây cam hiệu quả. Ngược lại, khoảng độ tuổi dưới 30 tuổi là thường là các chủ hộ mới xây dựng gia đình được vài năm và mới tách hộ nên chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, khả năng huy động vốn kinh doanh kém hơn.
Qua điều tra hai bản hầu hết là các hộ dân tộc kinh nên trình độ học vấn của các chủ hộ hầu như là ở mức THPT, bình quân chung là 32 hộ chiếm 53,33% tổng số hộ điều tra, mức THCS là 15 hộ chiếm 25% tổng số hộ điều tra, mức Đại học, Cao đẳng 10 hộ chiếm 16,67. Ở mức học vấn này các chủ
hộ nhanh chóng bắt nhịp nhanh hơn trong các đợt tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cam, chịu khó tìm hiểu và học hỏi những hộ khác. Trình độ học vấn ở mức tiểu học bình quân là 3 hộ chiếm 5% tổng số hộ điều tra, ở mức học vấn này các hộ chưa thực sự chủ động trong sản xuất, kiến thức còn hạn chế trong việc phát triển.
Số nhân khẩu bình quân là 4,73 khẩu/hộ, số lao động bình quân là 2,93 lao động/hộ điều này cho thấy nguồn nhân lực trong sản xuất dồi dào.
* Tình hình đất đai của hộ
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra năm 2017 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất trồng trọt 93,208 100,00
1. Đất trồng cây hàng năm 33,933 36,41
1.1. Đất trồng lúa 4,653 4,99
1.2. Đất trồng ngô 29,28 31,41
2. Đất trồng cây lâu năm 56,025 60,11
2.1. Đất trồng cam Đường canh 34,85 37,39
2.2. Đất trồng cam khác 14,9 15,98
2.3. Đất trồng bưởi 5,5 5,90
2.4. Đất trồng quýt 0,775 0,84
3. Đất trồng cây hàng năm khác 3,25 3,48
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018)
Nhìn vào bảng số liệu 4.6 cho thấy tổng diện tích đất trồng trọt của các hộ điều tra bình quân là 93,208 ha trong đó đất trồng cây hằng năm là 33,933 ha chiếm 36,41% tổng diện tích đất trồng trọt, đất trồng cây lâu năm là 56,025 ha chiếm 60,11 % tổng diện tích đất trồng trọt. Còn lại là 3,25 ha đất trồng các loại cây khác (bao gồm cả các cây ngắn ngày, dài ngày) chiếm 3,48% tổng diện tích đất trồng trọt.
* Tình hình sản xuất cam Canh
Bảng 4.7: Tình hình sản xuất cam Đường canh của các hộ điều tra giai đoạn 2015 - 2017
Tiêu chí Đơn vị Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQC Tổng diện tích Ha 26,85 30,3 34,85 112,84 115,02 113,91
Diện tích cho thu
hoạch Ha 16,2 23,1 27,55 142,59 119,26 130,47 Năng suất bình quân Tấn/ha 16 17 18,176 106,25 106,97 106,58 Sản lượng Tấn 259,2 393 500,749 151,55 127,57 138,97 Giá bán trung bình 1.000đ/kg 23,00 25,00 25,00 108,66 1,00 104,27
Giá trị sản xuất Triệu
đồng 5.916,6 9.817,5 12.518,720 164,679 127,57 144,94
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018)
Bảng trên cho thấy diện tích cho thu hoạch của các hộ điều tra năm 2015 bình quân là 16,2 ha, năm 2016 là 23,1 ha tăng 6,9 ha tương ứng 42,59% so với năm 2015. Năm 2017 là 27,55 ha tăng 4,45 ha tương ứng 19,26% so với năm 2016. Trong những năm gần đây người dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cân đối phân bón nên năng suất cam tăng. Năng suất bình quân năm 2015 là 16 tấn/ha, năm 2016 là 17 tấn/ha tăng 6,25% so với năm 2015, đến năm 2017 là 18,176 tấn/ha tăng 6,99% so với năm 2016 với điều kiện tự nhiên thuận lợi lại có sự đầu tư thích hợp dự kiến năng suất cam trong những năm tới còn có thể cao hơn nữa. Sản lượng của các hộ điều tra năm 2015 đạt 259,2 tấn thu được giá trị 5.916.600.000 đồng, Năm 2016 đạt 393 tấn thu được 9.817.500.000 đồng tăng 65,91% so với năm 2015. Năm 2017 đạt 500,749 tấn thu được giá trị 12.518.720.000 đồng tăng 27,56% so với năm 2016.
4.3.2. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cam Canh của hộ
4.3.2.1. Xác định chi phí
Để có một vườn cam Canh cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định. Cam là cây ăn quả lâu năm, sau khi trồng được khoảng 4 - 5 năm thì mới cho thu hoạch, trong giai đoạn kiến thiết chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân xã Mường Thải khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ tập chung cho sản xuất cam mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội,… Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư củ các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích cóp. Chi phí chủ yếu trong giai đoạn này là chi phí phân bón bởi nhu cầu dinh dưỡng của cây cam rất lớn, chi phí giống không đáng kể bởi giống cam chỉ mua 1 lần hoặc được hỗ trợ giống điều đó cũng phần nào giảm được chi phí sản xuất cho người nông dân.
Ở giai đoạn kiến thiết chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng để sinh trưởng phát triển tốt. Đối với người nông dân, chi phí vật chất bỏ ra lớn nên họ phải lấy công làm lãi. Không giống như những cây trồng ngắn ngày, thời gian lao động bỏ ra cho cây cam không liên tục nhưng có thể trải dài trong cả vụ. Trong giai đoạn mới trồng, cây chưa khép tán người dân có thể trồng xen các cây ngắn ngày thích hợp để tăng thu nhập, tăng độ tươi xốp cho cây cam. Tuy nhiên, cần có chế độ canh tác hợp lý để tránh tình trạng tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng của cây.
Qua nghiên cứu 60 hộ điều tra cho thấy các hộ có diện tích cam tương đối lớn và đã có diện tích cho thu hoạch, những diện tích cam chưa cho thu hoạch là những diện tích mà các hộ mở rộng trồng mới từ 2 - 3 năm trở về trước. Bởi vậy, chi phí sản xuất cam trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra năm 2017 không được kể đến.
Bảng 4.8: Chi phí sản xuất 1 ha cam Đường canh của các hộ điều tra
STT Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá
(1.000đ)
Hộ giàu Hộ Khá Hộ TB
BQC SL GT (1.000đ) SL GT (1.000đ) SL GT
(1.000đ)
1. Chi phí chung gian 17.200 13.468 11.184 13.957
1.1 Phân chuồng Tấn 700 20 14.000 15 10.500 12 8.400 10.967 1.2 Phân đạm Kg 8 110 880 95 760 86 688 776 1.3 Phân lân Kg 4 80 320 74 296 65 260 292 1.4 Phân cali Kg 11 100 1.100 92 1.012 85 936 1.016 1.5 Thuốc trừ sâu Lần 300 3 900 3 900 3 900 900 1.6 Chi khác 2. Khấu hao TSCĐ 3.000 2.500 2.000 2.500
3. Công lao động Công 86 13.200 64 9.800 54 8.300 10.433
3.1 Chăm sóc Công 150 60 9.000 45 6.750 42 6.300 7.350
3.2 Thu hoạch, vận chuyển Công 150 20 3.000 15 2.250 8 1.200 6.450
3.3 Phun thuốc Công 200 6 1.200 4 800 4 800 933.333
Tổng chi phí 33.400 25.768 20.684 26.613
Qua bảng 4.8 ta thấy rõ được chi phí của 1 ha trồng cam Đường canh của các nhóm hộ đầu tư năm 2017 là:
+ Đối với nhóm hộ giàu tổng chi phí là 33.400.000 đồng trong đó:
Chi phí trung gian là 17.200.000 đồng chiếm 51.49% tổng chi phí trong đó phân chuồng là chi phí chiếm mức cao nhất trong tổng chi phí trung gian 81.38% và chiếm 41,96% tổng chi phí, kali chiếm 5,17% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 2,65% trong tổng chi phí. Đứng thứ 3 là phân đạm chiếm 1,81% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 0,95% trong tổng chi phí. Ngoài ra chi phí trồng cam Đường canh còn có khấu haoTSCĐ là máy phun thuốc BVTV và máy bơm nước là 3.000.000 đồng chiếm 8,98% trong tổng chi phí cho 1 ha trồng Cam.
Chi phí công lao động của nhóm hộ này là 13.200.000 đồng chiếm 39,82%. Trong đó công chăm sóc chiếm 26,97%, công thu hoạch vận chuyển 8,99%, công phun thuốc chiếm 3,51% trong tổng chi phí 1 ha trồng cam Đường canh.
+ Đối với nhóm hộ khá: tổng chi phí là 25.768.000 đồng.
Chi phí trung gian là 13.468.000 đồng chiếm chiếm 52,29% trổng chi phí, trong đó phân chuồng là chi phí cao nhất chiếm 77,99% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 46,17% tổng chi phí, phân kali chiếm 7,54% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 3,97% trong tổng chi phí, phân đạm chiếm 5,63% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 2,97% trong tổng chi phí.
KHTSCĐ của nhóm hộ khá là 2.500.000 đồng chiếm 9,79% trong tổng chi phí. Chi phí lao động của nhóm hộ khá là 9.800.000 đồng 38,9% trong tổng chi phí.
+ Nhóm hộ trung bình có tổng chi phí là 20.684.000đồng.
Chi phí trung gian là 11.184.000 đồng chiếm 54,03% tổng chi phí, trong đó phân chuồng cũng là chi phí cao nhất 75,11% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 54,93% tổng chi phí, phân kaki chiếm 8,37% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 4,58 trong tổng phi phí, phân đạm chiếm 6,17% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 3,26% trong tổng chi phí.
KHTSCĐ của nhóm hộ trung bình là 2.000.000 đồng chiếm 9,66% trong tổng chi phí trên 1 ha trồng cam. Chi phí lao động của nhóm hộ này là 8.300.000 đồng chiếm 40,19% trong tổng phi phí .
Có sự chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm hộ đầu tư cho cam Canh, tổng chi phí của nhóm hộ giàu là 33.400.000 đồng cao hơn nhóm hộ khá là 7.716.000 đồng và cao hơn nhóm hộ trung bình là 12.716.000 đồng. chi phí trung gian là các khoản đầu tư cho phân bón và thuốc BVTV nhóm hộ giàu sử dụng hết nhiều hơn.
Công lao động bỏ ra chăm sóc của các nhóm hộ cũng khác nhau, nhóm hộ giàu cao hơn nhóm hộ khá và trung bình lần lượt là 3.400.000 đồng và 4.900.000 đồng.
4.3.2.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế cho 1ha trồng cam ở xã Mường Thải năm 2017
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế sản xuất cam Canh phân theo nhóm hộ điều tra năm 2017 Chỉ tiêu ĐVT Hộ giàu (n = 20 ) Hộ Khá (n =20) Hộ TB (n =20) BQ
1. Năng suất bình quân tấn/ha 20 18.5 16 18.176
2. Giá bán trung bình đồng/kg 25.000 25.000 25.000 25.000
3. Giá trị sản xuất GO 1.000đ 500.000 462.500 400.000 454.167
4. Chi phí trung gian IC 1.000đ 17.200 13.468 11.184 13.957
5. Giá trị trung gian VA 1.000đ 482.800 449.023 388.816 440.216
6. Thu nhập hỗn hợp (MI) 479.800 446.523 386.816 437.716 7. KHTSCÐ 1.000đ 3.000 2.500 2.000 2.500 8. Công lao động 1.000đ 13.200 9.800 8.075 10.353 9. Tổng chi phí TC 1.000đ 33.400 25.768 20.784 26.657 10. Lợi nhuận Pr 1.000đ 466.600 436.732 379.216 427.516 11. Một số chỉ tiêu GO/IC lần 29.07 34.34 35.71 33.07 VA/IC lần 28.07 33.34 34.71 32.07 Pr/IC lần 27.17 32.43 49.52 31.14
GO/ công lao động 1.000đ 38.88 47.15 48.54 44.85
VA/ công lao động 1.000đ 36.58 45.84 48.14 43.55
Pr/ công lao động 1.000đ 35.35 44.58 46.95 42.26
4.3.2.3. So sánh HQKT cam Canh với loại cam Vinh trong xã Mường Thải
Trong 60 hộ tôi tiến hành điều tra thì trong năm 2017 cả 60 hộ đều có diện tích trồng cam Canh chỉ có 12 hộ vừa trồng cam Canh và trồng thêm cam Vinh. Sở dĩ người dân vừa trồng cam Canh lại trồng cam Vinh là vì cây cam Vinh không đòi hỏi kỹ thuật cao, cây dễ chăm sóc và cho năng suất sao hơn cây cam Đường canh và cây cam Vinh cho thu hoạch sớm hơn.
Bảng 4.10: Chi phí cho 1 ha trồng cây cam Vinh
ST
T Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (1.000đ) Hộ giàu Hộ Khá Hộ TB BQC SL GT (1.000đ) SL GT (1.000đ) SL GT (1.000đ) 1. Chi phí chung gian 14.820 13.317 11.040 11.450 1.1 Phân chuồng Tấn 700 17 11.900 15 10.500 12 8.400 10.27 1.2 Phân đạm Kg 8 120 960 110 880 100 800 880 1.3 Phân lân Kg 4 100 400 95 380 380 1.4 Phân cali Kg 11 90 990 87 957 80 880 942.33 1.5 Thuốc trừ sâu Lần 200 3 600 3 600 3 600 600 1.6 Chi khác 2. KHTSCĐ 4.000 3.000 2.500 3.17
3. Công lao động Công 13.000 11.050 10.300 11.450
3.1 Chăm sóc Công 50 150 7.500 45 6.750 40 6.000 6.750
3.2 Thu hoạch, vận
chuyển
Công
30 150 4.500 22 3.300 22 3.300 3.700