Hiệu quả xã hội và môi trường sản xuất cây cam Canh của xã Mường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY CAM ĐƯỜNG CANH TẠI XÃ MƯỜNG THẢI, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 59 - 60)

Mường Thải

+ Đối với xã hội: Phát triển sản xuất cây cam góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ trong nông thôn, sản phẩm quả được tiêu thụ lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ sản xuất phát triển. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tổ chức hàng hoá.

Chuyên canh sản xuất cây cam không những đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của vùng mà còn tăng thu nhập hộ sản xuất. Nhờ sự phát triển của cây cam, đã mang lại sự thay đổi mới, diện mạo mới cho xã. Thu nhập của người dân tăng lên, nhiều hộ gia đình đã thoát cảnh nghèo, thậm chí còn trở lên khá giả.Trước nơi đây chỉ là khu vực trồng các loại cây lương thực ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế kém.

Từ khi có thu nhập từ trồng cam người nông dân được sống trong no ấm, hạnh phúc hơn, gia đình có con cái đến tuổi đi học đều được đến trường, nhiều gia đình nuôi được hai con đi học chuyên nghiệp, họ mong muốn con cái được tiếp cận khoa học kỹ thuật nhiều hơn, để về giúp gia đình phát triển kinh tế.

+ Đối với môi trường: Nâng cao HQKT sản xuất, nhằm cải tạo môi trường sinh thái theo hướng phát triển môi trường sinh thái bền vững. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng độ che phủ, giữ ẩm, cải tạo đất chống xói mòn. Tăng diện tích trồng cam, không những nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, đồng thời tăng độ che phủ cho đất trống, đồi trọc. Chống xói mòn đất và các chất dinh dưỡng của đất sản xuất.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY CAM ĐƯỜNG CANH TẠI XÃ MƯỜNG THẢI, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)