Xác định chi phí

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY CAM ĐƯỜNG CANH TẠI XÃ MƯỜNG THẢI, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 52 - 55)

Để có một vườn cam Canh cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định. Cam là cây ăn quả lâu năm, sau khi trồng được khoảng 4 - 5 năm thì mới cho thu hoạch, trong giai đoạn kiến thiết chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân xã Mường Thải khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ tập chung cho sản xuất cam mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội,… Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư củ các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích cóp. Chi phí chủ yếu trong giai đoạn này là chi phí phân bón bởi nhu cầu dinh dưỡng của cây cam rất lớn, chi phí giống không đáng kể bởi giống cam chỉ mua 1 lần hoặc được hỗ trợ giống điều đó cũng phần nào giảm được chi phí sản xuất cho người nông dân.

Ở giai đoạn kiến thiết chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng để sinh trưởng phát triển tốt. Đối với người nông dân, chi phí vật chất bỏ ra lớn nên họ phải lấy công làm lãi. Không giống như những cây trồng ngắn ngày, thời gian lao động bỏ ra cho cây cam không liên tục nhưng có thể trải dài trong cả vụ. Trong giai đoạn mới trồng, cây chưa khép tán người dân có thể trồng xen các cây ngắn ngày thích hợp để tăng thu nhập, tăng độ tươi xốp cho cây cam. Tuy nhiên, cần có chế độ canh tác hợp lý để tránh tình trạng tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng của cây.

Qua nghiên cứu 60 hộ điều tra cho thấy các hộ có diện tích cam tương đối lớn và đã có diện tích cho thu hoạch, những diện tích cam chưa cho thu hoạch là những diện tích mà các hộ mở rộng trồng mới từ 2 - 3 năm trở về trước. Bởi vậy, chi phí sản xuất cam trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra năm 2017 không được kể đến.

Bảng 4.8: Chi phí sản xuất 1 ha cam Đường canh của các hộ điều tra

STT Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá

(1.000đ)

Hộ giàu Hộ Khá Hộ TB

BQC SL GT (1.000đ) SL GT (1.000đ) SL GT

(1.000đ)

1. Chi phí chung gian 17.200 13.468 11.184 13.957

1.1 Phân chuồng Tấn 700 20 14.000 15 10.500 12 8.400 10.967 1.2 Phân đạm Kg 8 110 880 95 760 86 688 776 1.3 Phân lân Kg 4 80 320 74 296 65 260 292 1.4 Phân cali Kg 11 100 1.100 92 1.012 85 936 1.016 1.5 Thuốc trừ sâu Lần 300 3 900 3 900 3 900 900 1.6 Chi khác 2. Khấu hao TSCĐ 3.000 2.500 2.000 2.500

3. Công lao động Công 86 13.200 64 9.800 54 8.300 10.433

3.1 Chăm sóc Công 150 60 9.000 45 6.750 42 6.300 7.350

3.2 Thu hoạch, vận chuyển Công 150 20 3.000 15 2.250 8 1.200 6.450

3.3 Phun thuốc Công 200 6 1.200 4 800 4 800 933.333

Tổng chi phí 33.400 25.768 20.684 26.613

Qua bảng 4.8 ta thấy rõ được chi phí của 1 ha trồng cam Đường canh của các nhóm hộ đầu tư năm 2017 là:

+ Đối với nhóm hộ giàu tổng chi phí là 33.400.000 đồng trong đó:

Chi phí trung gian là 17.200.000 đồng chiếm 51.49% tổng chi phí trong đó phân chuồng là chi phí chiếm mức cao nhất trong tổng chi phí trung gian 81.38% và chiếm 41,96% tổng chi phí, kali chiếm 5,17% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 2,65% trong tổng chi phí. Đứng thứ 3 là phân đạm chiếm 1,81% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 0,95% trong tổng chi phí. Ngoài ra chi phí trồng cam Đường canh còn có khấu haoTSCĐ là máy phun thuốc BVTV và máy bơm nước là 3.000.000 đồng chiếm 8,98% trong tổng chi phí cho 1 ha trồng Cam.

Chi phí công lao động của nhóm hộ này là 13.200.000 đồng chiếm 39,82%. Trong đó công chăm sóc chiếm 26,97%, công thu hoạch vận chuyển 8,99%, công phun thuốc chiếm 3,51% trong tổng chi phí 1 ha trồng cam Đường canh.

+ Đối với nhóm hộ khá: tổng chi phí là 25.768.000 đồng.

Chi phí trung gian là 13.468.000 đồng chiếm chiếm 52,29% trổng chi phí, trong đó phân chuồng là chi phí cao nhất chiếm 77,99% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 46,17% tổng chi phí, phân kali chiếm 7,54% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 3,97% trong tổng chi phí, phân đạm chiếm 5,63% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 2,97% trong tổng chi phí.

KHTSCĐ của nhóm hộ khá là 2.500.000 đồng chiếm 9,79% trong tổng chi phí. Chi phí lao động của nhóm hộ khá là 9.800.000 đồng 38,9% trong tổng chi phí.

+ Nhóm hộ trung bình có tổng chi phí là 20.684.000đồng.

Chi phí trung gian là 11.184.000 đồng chiếm 54,03% tổng chi phí, trong đó phân chuồng cũng là chi phí cao nhất 75,11% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 54,93% tổng chi phí, phân kaki chiếm 8,37% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 4,58 trong tổng phi phí, phân đạm chiếm 6,17% trong tổng chi phí trung gian và chiếm 3,26% trong tổng chi phí.

KHTSCĐ của nhóm hộ trung bình là 2.000.000 đồng chiếm 9,66% trong tổng chi phí trên 1 ha trồng cam. Chi phí lao động của nhóm hộ này là 8.300.000 đồng chiếm 40,19% trong tổng phi phí .

Có sự chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm hộ đầu tư cho cam Canh, tổng chi phí của nhóm hộ giàu là 33.400.000 đồng cao hơn nhóm hộ khá là 7.716.000 đồng và cao hơn nhóm hộ trung bình là 12.716.000 đồng. chi phí trung gian là các khoản đầu tư cho phân bón và thuốc BVTV nhóm hộ giàu sử dụng hết nhiều hơn.

Công lao động bỏ ra chăm sóc của các nhóm hộ cũng khác nhau, nhóm hộ giàu cao hơn nhóm hộ khá và trung bình lần lượt là 3.400.000 đồng và 4.900.000 đồng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY CAM ĐƯỜNG CANH TẠI XÃ MƯỜNG THẢI, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)