– NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.3.4. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan.
- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho hoạt động của các DNNQD thông qua việc thiết lập một cơ chế quản lý thích hợp cho các DNNQD hoạt động, khẩn trương ban hành các chính sách, chế độ dưới luật áp dụng cho các DNNQD, đặc biệt là chính sách quản lý tài chính, điều này tạo ra hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động của DNNQD, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư.
- Nhà nước cần có sự hỗ trợ hơn nữa cho các DNNQD phát triển:
+ Thành lập các quỹ bảo lãnh vay vốn cho các DNNQD, trong đó các DNNQD là các thành viên của quỹ.
+ Thành lập mạng lưới các tổ chức tư vấn trợ giúp các DNNQD về thị trường, tư vấn đầu tư, lập kế hoạch kinh doanh... các tổ chức này sẽ giúp các DNNQD hoạt động hiệu quả hơn.
+ Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ việc đào tạo cán bộ, trình độ quản lý cho các DNNQD để các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Nhà nước cần thành lập một cơ quản quản lý ở trung ương chịu trách nhiệm phối hợp ban hành và thực hiện các chính sách và luật pháp hỗ trợ phát triển DNNQD.
- Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho các DNNQD hoạt động.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD là một hoạt động mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại SGD –NHĐT&PTVN, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Th.S Lê Hương Lan và sự chỉ bảo của các cán bộ tại SGD, đặc biệt là các cán bộ trong phòng Tín dụng II, tôi đã hoàn thành được chuyên đề này. Những nội dung cơ bản của đề tài này được dựa vào lý thuyêt cơ bản về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, về DNNQD, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD, đề xuất một số giải pháp có thể thực thi được. Theo đó, nội dung của chuyên đề tập trung vào các vấn đề sau:
- Các vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM, về DNNQD, về vai trò của tín dụng NHTM đối với DNNQD, từ đó thấy được tính tất yếu phải nâng cao chất lượng tín dụng NHTM đối với DNNQD.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN.
Tuy bài viết chỉ đánh giá được phần nào hoạt động tín dụng của SGD – NHĐT&PTVN đối với DNNQD và các giải pháp đề xuất ở trên cũng chỉ là số nhỏ trong rất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD, nhưng tôi hy vọng đó là những giải pháp có thể được tham khảo và có thể áp dụng trong tương lai. Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, những hiểu biết, kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, góp ý của các thầy cô, ban lãnh đạo SGD và các bạn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Lê Hương Lan và toàn thể cán bộ SGD – NHĐT&PTVN đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.