ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
2.2.1. Những quy định về hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại SGD.
Theo quyết định số 203/QĐ – HĐQT của hội đồng quản trị NHĐT&PTVN thì hoạt động tín dụng đối với các DNNQD có những quy định cụ thể sau:
* Nguyên tắc vay vốn: các DNNQD sử dụng vốn vay của NHĐT&PTVN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
* Điều kiện vay vốn: NHĐT&PTVN xem xét và quyết định cho vay đối với DNNQD hội đủ các điều kiện sau:
- Đối với các DNNQD là pháp nhân thì phải có:
+ Văn bản đang còn hiệu lực tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của pháp nhân: có quyết định thành lập; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải cấp giấy phép.
+ Điều lệ về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
+ Có vốn điều lệ, đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
- Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì phải có:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như xác định đối với các nhân.
- Đối với công ty hợp danh thì :
+ Thành viên công ty hợp danh phải là cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
+ Phải có điều lệ công ty hợp danh.
+ Văn bản thoả thuận của tất cả các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đề cử người đại diện vay vốn tại ngân hàng. Trường hợp điều lệ công ty xác định rõ thì theo quy định trong điều lệ.
* Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận. Việc thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Tổng giám đốc NHĐT&PTVN là người quyết định cuối cùng thời hạn cho vay dài hạn tối đa đối với các khách hàng.
- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
* Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay cụ thể do Ngân hàng và khách hàng thoả thuận. Ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng lãi suất cho vay cố định trong suốt thời hạn vay vốn hoặc lãi suất cho vay có điều chỉnh.
toán lãi quá hạn theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc.
* Mức cho vay: Mức cho vay đựơc xác định dựa vào nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ và khả năng bảo đảm tiền vay của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, nhưng tối đa không được vượt quá giới hạn cho phép (không quá 15% vốn tự có của Ngân hàng).
* Kiểm tra, giám sát quá trình cho vay, thu hồi nợ: Ngân hàng thực hiện trách nhiệm và quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay.
* Quyền, nghĩa vụ của khách hàng là DNNQD: - DNNQD có quyền:
+ Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật.
- DNNQD có nghĩa vụ:
+ Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
+ Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác.
+ Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. + Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc sử dụng vốn vay, trả nợ gốc và lãi vốn vay cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
* Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng: - Ngân hàng có quyền:
+ Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, hỗ trợ pháp lý và các tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, khả năng tài chính cảu bản thân doanh nghiệp hoặc của người bảo lãnh.
+ Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay.
+ Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.
+ Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có dấu hiệu không an toàn vốn vay.
+ Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp khách hàng không trả đựơc nợ khi đến hạn, nếu các bên không có thoả thuận khác thì Ngân hàng có quuyền xử lý tài sản bảo đảm theo sự thoả thuận trong hợp đồng tín dụng như mua bán tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, trực tiếp ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với những trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn.
+ Miễn, giảm lãi vốn vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp.
trong hợp đồng tín dụng.
+ Lưu trữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.