Tình hình dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh pptx (Trang 49 - 55)

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

2.2.2.1.Tình hình dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD.

Bảng sau đây sẽ cho chúng ta biết được tình hình dư nợ tín dụng của khu vực DNNQD trong tổng số dư nợ tín dụng của SGD:

Bảng 3: Dư nợ tín dụng của SGD phân theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 4.026.055 100 4.255.346 100 4.844.766 100

1. DNNN 3.220.753 80 3.234.034 76 3.488.016 72

3. TP khác 201.190 5 255.284 6 386.488 8

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của sở giao dịch.

Qua bảng trên ta thấy:

Dư nợ đối với các DNNQD tăng lên cả về tương đối và tuyệt đối. Năm 2003, dư nợ của SGD đối với DNNQD là 604.112 triệu đồng, chiếm tỷ trong 15% trong tổng dư nợ của SGD thì đến năm 2004, dư nợ đối với DNNQD đã tăng lên thành 766.028 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18% trong tổng dư nợ của SGD, dư nợ đối với DNNQD năm 2004 đã gấp 1,27 lần so với năm 2003. Đến năm 2005, dư nợ tín dụng đối với DNNQD đã tăng lên thành 970.262 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng dư nợ của SGD, gấp gần 1,27 lần so với năm 2004. Như vậy tốc độ tăng trưởng của dư nợ đối với DNNQD tại SGD khá ổn định với tốc độ ngày càng cao.

Có được kết quả như vậy, sự tăng lên về dư nợ tín dụng đối với DNNQD tại SGDI cả về số tương đối và tuyệt đối là nhờ sự nỗ lực, cố găng của cả các DNNQD và SGD trong mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Các DNNQD ngày càng phát triển hơn về quy mô sản xuất và chất lượng hoạt động nên có thể vay vốn nhiều hơn.. Mặt khác, số lượng DNNQD làm ăn hiệu quả, đạt lợi nhuận cao ngày càng nhiều nên số DNNQD đựơc phép vay vốn tại ngân hàng cùng ngày càng nhiều.

Tuy có sự tăng lên mạnh mẽ của dư nợ đối với khu vực DNNQD nhưng con số này vẫn rất nhỏ bé nếu đem so với dư nợ tín dụng của khu vực kinh tế Nhà nước tại SGD:

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch.

Có thể thấy rõ được trong khi tỷ trọng dư nợ tín dụng của các DNNN là rất lớn, năm 2003 là 80%, năm 2004 là 76%, đến năm 2005 thì giảm xuống còn

72%, nhưng con số này vẫn gấp 3,6 lần so với dư nợ của các DNNQD. Điều này là hợp lý vì theo truyền thống trước đây thì khách hàng chủ yếu, thường xuyên của SGD là các DNNN, các tổng công ty lớn với các dự án lớn. Việc tăng lên về quy mô cũng như tỷ trong dư nợ tín dụng tại SGD của các DNNQD chứng tỏ sự chuyển hướng trong đối tượng khách hàng của SGD. Hoạt động tín dụng của SGD ngày càng quan tâm nhiều hơn đến dối tượng khách hàng là các DNNQD.

Trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại SGD của các DNNQD thì tỷ trọng giữa tín dung ngắn hạn với tín dụng trung và dài hạn đựơc biểu hiện trong bảng sau:

Bảng 4: Dư nợ các DNNQD theo thời gian tại SGD

Đơn vi: Triệu đồng.

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD. Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch.

Qua bảng 4 và biểu 2, ta thấy:

Đối với các DNNQD thì dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2003, dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại SGD là 434.961 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72% trong tổng số dư nợ của các DNNQD tại SGD. Mặc dù dư nợ tín dụng ngắn hạn của DNNQD tại SGDI tăng nhanh về số tuyệt đối qua các năm nhưng lại giảm về tỷ trọng trong tổng số dư nợ tín dụng của DNNQD tại SGD, điều này được thể hiện khi năm 2004, mặc dù dư nợ tín dụng ngắn hạn của DN NQD tại SGD là 520.901 triệu đồng, tăng 85.940 triệu đồng so với năm 2003 nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng của các

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Số tiền Số tiền

Dư nợ DNNQD 604.112 766.028 970.262

1. Ngắn hạn 434.961 520.901 616.113

DNNQD tại SGD vẫn giảm xuống còn 68%. Đến năm 2005 thì cũng như vậy, dư nợ tín dụng ngắn hạn của các DNNQD tại SGD đạt 616.113 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63.5% trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD. Ta có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn của các DNNQD tại SGD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng là vì các DNNQD thường có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đáp ứng, bù đắp vấn lưu động. Có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn của các DNNQD tại SGDI tăng qua các năm là dấu hiệu tốt đối với hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này; Mặt khác thì tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD giảm xuống qua các năm cũng cho thấy rằng công tác tín dụng đối với các DNNQD tại SGD được tiến hành với nhiều phương thức đa dạng hơn.

Ta thấy dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng só dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD, điều này trái ngược với dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng tại SGD là bởi vì SGDI vẫn dành ưu tiên cho vay trung và dài hạn đối vơi các dự án lớn của các Tổng công ty, các DNNN. Tuy nhiên, trong những năm qua thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn của các DNNQD tại SGD tăng đều trong cả về số tuyệt đối và tương đối, tức là tỷ trong trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD đã tăng lên đáng kể, điều này đã cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu tín dụng đối với DNNQD tại SGD. Ta có thể thấy điều này qua biểu đồ 2:

Dự nợ tín dụng trung và dài hạn của các DNNQD tại SGD tăng dần qua các năm. Năm 2003, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của DNNQD đạt 169.151 triệu đồng, chiểm tỷ trọng 28% trong tổng dư nợ của DNNQD tại SGD; Năm 2004, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của các DNNQD tại SGD đạt 245.127 triệu đồng, chiếm 32% trong tổng dư nợ. Đến năm 2005, con số này đã tăng lên thành 354.149 triệu đồng, chiếm tỷ trong 36,5%. Đạt được sự tăng trưởng này là điều rất đáng mừng đối với các DNNQD vì các DNNQD có nhu cầu lớn về việc đổi mới dây chuyền công nghệ để có thể phát triển sản xuất. Có được điều này cũng là nhờ sự nỗ lực, phát triển mạnh mẽ của bản thân các DNNQD và chiến

lược phát triển tăng cường tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này của NHĐT&PTVN.

Để đánh giá hoạt động tín dụng của SGD thì bên cạnh chỉ tiêu dư nợ tín dụng thì còn có chỉ tiêu doanh số cho vay. Trong những năm gần đây thì doanh số cho vay của SGD đối với các loại hình doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5: Doanh số cho vay của SGD qua các năm

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/ 2003 2005 / 2004

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DSCV 3.984.27 6 100 4.168.29 5 100 4.819.91 2 100 1,046 1,156 1. DNNN 3.545.86 7 89 3.627.24 8 87 4.145.18 3 86 1,023 1,143 2. DNNQD 318.783 8 375.138 9 530.202 11 1,18 1,413 2. TP khác 119.626 3 165.909 4 144.527 3 1,387 0,871

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD

Qua bảng5 và biểu đồ3 ta thấy:

Doanh số cho vay đối với DNNQD chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay của SGD mặc dù con số này có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2003, doanh số cho vay đối với DNNQD là 318.783 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8% trong tổng doanh số cho vay của SGD. Đến năm 2004, doanh số cho vay đối với DNNQD là 375.138 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9% trong tổng doanh

số cho vay của SGD, năm 2004 thì doanh số cho vay đối với DNNQD đã tăng lên 1,18 lần so với năm 2003. Năm 2005, doanh số cho vay đối với DNNQD đạt 530.202 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11% trong tổng doanh số cho vay của SGD; doanh số cho vay DNNQD năm 2005 tại SGD đã gấp 1,413 lần so với năm 2004.

Để xem xét cụ thể doanh số cho vay đối với DNNQD, ta xem xét đến daonh số cho vay đối với DNNQD tại SGD phân theo kỳ hạn tín dụng:

Bảng 6: Doanh số cho vay đối với DNNQD tại SGD.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm2005

Số tiền Số tiền Số tiền

DSCV DNNQD 318.783 375.138 530.202

Ngắn hạn 223.148 251.342 328.725

Trung – dài hạn 95.635 123.796 201.477

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD

Qua bảng trên ta thấy:

Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD lớn hơn khá nhiều so với doanh số cho vay trung – dài hạn đối với DNNQD. Năm 2003, Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD là 223.138 triệu đống, chiếm tỷ trọng 70% trong tổng doanh số cho vay đối với DNNQD tại SGD. Năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD là 251.342 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67% trong tổng doanh số cho vay đối vói DNNQD tại SGD. Đến năm 2005 thì doanh số cho vay

ngắn hạn đối với DNNQD là328.725 triệu đồng, tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay đối với DNNQD giảm xuống còn 62%. Như vậy, có thể thấy rằng tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của SGD có xụ hướng giảm xuống qua các năm nhưng vẫn còn lớn hơn khá nhiều so với doanh số cho vay trung – dài hạn đối với DNNQD.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh pptx (Trang 49 - 55)