PHẦN 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Lập và phân tích dự án Đầu tư ngành kinh doanh thực phẩm (Trang 28 - 31)

6.1. Cơ cấu tổ chức

Tổng giám đốc

Giám đốc tài chính nhân sự

Tài chính-kế toán

Tuyển dụng và đánh giá

Đào tạo

Đại ngộ

Gíam đốc sản xuất

Khu sơ chế và quản lý kho

Khu trồng trọt

Bộ phận hệ thống

Giám đốc kinh doanh và tiếp thị Marketing Bán hàng Phòng chăm sóc khách hàng Hộ trợ thương mại Giám đốc kỹ thuật

Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm

Giám đốc cung ứng

Phòng mua hàng

Phòng kho vận

Hội đồng quản trị

Căn cứ vào quy mô và cách bố trí dự án chúng tôi đưa ra sơ đồ chức năng quản lý theo nhiệm vụ như sau:

6.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

a) Hội đồng quản trị

-Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định,

- Quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó, - Cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó.

-Quản lý tài chính, quản lý thu chi, quản lý đào tạo và tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp.

- Đưa ra các chính sách tài chính lý và các phương án đãi ngộ nhân sự phù hợp đảm bảo nguồn nhân lực ổn định lâu dài.

c) Bộ phận sản xuất

-Thực hiện vận hành các bộ phận sản xuất, đưa ra các phương án canh tác, cũng như chế biển đóng gói hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao.

- Bộ phận hệ thống đảm bảo phục vụ tốt hệ thống điện, điều hòa nhiệt độ, hệ thống tưới tiêu cho toàn bộ dự án.

d) Bộ phận kinh doanh và tiếp thị

- Khảo sát tìm hiểu thị trường, tìm nguồn bán hàng.

- Thông qua các phản hồi từ các đối tác, người tiêu dùng đưa ra các chính sách giải quyết, chính sách hậu mãi nhằm thu hút khách hàng phát triển doanh nghiệp.

e) Bộ phận kỹ thuật

-Nghiên cứu sản phẩm ở các khâu sản xuất.

-Tổ chức quản lý, kiểm tra công nghệ và chất lượng sản phẩm, tham gia nghiệm thu sản phẩm.

- Nghiên cứu để cải tiến các mặt hàng, sán phẩm của Công ty đang sản xuất để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm và quản lý các định mức kỹ thuật.

6.1.3 Cơ cấu nhân viên

Nhu cầu nhân lực: Dự tính nhu cầu nhân sự để thực hiện dự án này là 18 nhân viên, trong đó:

Nhân viên Nhiệm vụ Số lượng

Quản lý nông trại Điều hành dự án và các hoạt động sản xuất 1 Bộ phận

marketing

Làm các hoạt động marketing - quảng cáo 2 Phụ trách hoạt động nghiên cứu thị trường 2

Bộ phận tài chính

kế toán Chuyên về tài chính của dự án. 1

Bộ phận sản xuất, sơ chế và đóng gói (làm tại khu vực trồng trọt) Tổ trưởng 1 Lao động trực tiếp 7 Tổ dịch vụ Giao hàng 2 Bảo vệ 2

6.2. Phương thức tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Việc tuyển dụng nhân sự của dự án được thực hiện trực tiếp thông qua phòng nhân sự của Công ty. Quá trình này có sự hợp tác chặt chẽ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm và Ban quản lý khu nông nghiệp của huyện.

Khi dự án bắt đầu xây dựng Công ty sẽ tuyển chọn lao động tại địa phương theo cơ cấu ở bảng cơ cấu nhân viên. Phương thức tuyển dụng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cùng với sự lựa chọn cho phù hợp về trình độ và tay nghề của từng người, có Hợp đồng lao động, lương và các quyền lợi khác trả trực tiếp cho người lao động, tôn trọng các điều khoản trong Hợp đồng lao động đã ký kết về việc tuyển dụng và cho thôi việc.

Các nhân viên của dự án rau quả sạch sẽ được đào tạo về các kỹ năng giao tiếp, chuyên môn nghiệp vụ, thái độ niềm nở và sự thân thiện với du khách. Đặc biệt, dự án sẽ tuyển các lao động trực tiếp tại địa phương bởi sự am hiểu về đất đai, khí hậu. Đồng thời đào tạo cho họ những kiến thức về sản xuất thực phẩm sạch, khả năng giao tiếp, kiến thức về các công nghệ áp dụng trong khu vực nuôi trồng. Qua đó, dự án cũng tạo được công ăn việc làm cho người dân, tạo ra lợi thế và sự ủng hộ của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Lập và phân tích dự án Đầu tư ngành kinh doanh thực phẩm (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w