Thí nghiê ̣m được bố trí trong vườn ươm Công ty cổ phần Mắc ca Nữ Hoàng, thôn 5 xã Quảng Tâm, huyê ̣n Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông, thời gian từ tháng 6 cho đến tháng 12 năm 2016.
2.3. Điều kiện khí tượng huyê ̣n Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2015
Nhiệt đô ̣ trung bình từ tháng 5 cho đến tháng 12 dao động trong khoảng 23,6- 24,6oC, nhiệt đô ̣ cao nhất từ 31,2 - 33,2oC, nhiệt đô ̣ thấp nhất từ 17,5-19,5oC. Tổng tích ôn cao 8.000 giờ nắng rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm. Lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.400 mm, lượng mưa cao nhất 3.000 mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8 và 9, mưa ít nhất vào tháng 1 và 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6 - 15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày. Trung tuần tháng 11 năm 2015 cho đến trung tuần tháng 02 năm 2016, bi ̣
21
ảnh hưởng nă ̣ng nề của gió mùa Đông Bắc, cấp đô ̣ gió cao nhất ghi nhâ ̣n được là 81,2 km/h (Theo Cục thống kê tỉnh Đắk Nông, 2008).
Nhiệt độ bình quân từ tháng 5 cho đến tháng 12 tại Tuy Đức ít biến động phù hợp cho sự sinh trưởng của cây Mắc ca. Nhiệt độ bình quân các tháng tháng khoảng 24,10C (Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cây Mắc ca từ 16 – 250C). Nhưng biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn gây bất lợi cho sinh trưởng của cây con trong vườn ươm. Lượng gió mùa Đông Bắc tập trung, có cường độ mạnh có ảnh hưởng nặng nề đến sinh trưởng của cây con, và yếu tố này làm gia tăng chi phí sản xuất. Để đảm bảo cho sinh trưởng của cây con cần phải có các biện pháp khắc phục ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
2.4. Vật liê ̣u thí nghiệm
Giống Mắc ca Beaumont (695) được chọn lọc từ quần thể Mắc ca của Australia, thuộc tổ hợp lai Macadamia integrifolia x Macadamia tetraphylla, giống có khả năng chịu bệnh tốt, cho năng suất cao, đạt từ 5-7kg hạt/cây/năm, sau 5-6 năm trồng, được khu vực hóa năm 2015 (Hà Công Tuấn, 2015). Giống Hindle (H2) sinh trưởng và phát triển tốt, được khuyến cáo trồng xen với mục đích ta ̣o điều kiê ̣n thu ̣ phấn chéo cho các dòng khác nhằm tăng tỷ lê ̣ đâ ̣u quả (Nguyễn Đình Hải, 2011).
Chất điều hoà sinh trưởng Indole-3-butyric acid (IBA): sử dụng sản phẩm của hãng Merck, xuất xứ Đức, dạng lỏng, khối lượng tịnh 5g/chai.
Phân Đạm: sử dụng phân ure của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí,
tên thương mại là Đạm Phú Mỹ có hàm lượng Đạm là 46,3 % min, biurex 1% max, độ ẩm 0,4% max, dạng hạt màu trắng, khối lượng tịnh 50 kg.
Phân Lân: sử dụng phân super Lân của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam,
có tên thương mại là Supe Lân có hàm lượng P2O5hh >= 16%, P2O5td <= 4%, Cd <= 12%, CaO >= 20%, S >= 6%, SiO2 >= 6%, dạng bột màu xám.Khối lượng tịnh 50 kg.
Phân Kali: sử dụng phân Kali sản phẩm của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất
max, dạng bột màu trắng, khối lượng tịnh 50 kg. Gia công và sản xuất tại Liên Bang Nga. Nhập khẩu và đóng gói bởi: Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí.
Quy cách hạt giống: Hạt giống sáng mẩy, không bị chảy dầu, hạt không bị nứt
do các tác nhân cơ học, bề mặt vỏ hạt không mang nấm mốc (Hamilton, 1957; Bolt, 1985). Trọng lượng hạt dao động từ 100 – 130 hạt/kg, đường kính hạt bình quân 2,5 cm, độ ẩm bình quân 70%.
Giá thể: Giá thể gieo hạt và ra ngôi hom giâm: 30% phân chuồng, 30% cát, 25%
đất mặt, 15% đá perlite, khử trùng ở nhiệt độ 65oC, kéo dài trong 40 phút.
Giá thể trong bể giâm cành: 30% cát, 30% xơ dừa, 20% phân chuồng, 20% perlite.
Đá perlite: có kích thước hạt từ 0,2 – 1 mm, màu trắng, độ ẩm 0,5 %, trong
lượng riêng 2,2 – 2,4, có xuất xứ từ tập đoàn Perlite Việt Nam.
Túi PE: dung tích 6 lít, kích thước 15 x 30 cm, màu đen, dày 0,08 mm, chất liệu
nhựa nguyên sinh, đục 36 lỗ thoát nước.
2.5. Phương phá p nghiên cứu
2.5.1. Thí nghiệm 1 và 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ IBA và tỷ lệ cắt lá đến tỷ
lệ sống của hom giống Beaumont (695) và Hindle (H2).
2.5.1.1. Bố trí thí nghiệm 1 và 2
Cả hai thí nghiệm 1 và 2 được bố trí giống nhau và đều là thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên ba lần lập lại.
Yếu tố A: Tỷ lệ cắt lá
A1: giữ nguyên lá (ĐC) A2: cắt 1/2 lá, 2 tầng lá A3: cắt 1/2 lá, 1 tầng lá Yếu tố B: Nồng độ IBA B1: 0 ppm (ĐC) B2: 3000 ppm B3: 6000 ppm
Yếu tố A1: Hom có đô ̣ dài 3 đốt lá, đường kính gốc hom từ 5 – 7 mm được cắt
sát dưới mắt lá từ 2 – 3 mm, trên hom chừa lại hai tầng lá, và trên hai tầng lá này giữ nguyên không cắt lá (ĐC).
18
Yếu tố A2: Hom có đô ̣ dài 3 đốt lá, đường kính gốc hom từ 5 – 7 mm được cắt
sát dưới mắt lá từ 2 – 3 mm, trên hom chừa lại hai tầng lá, và trên hai tầng lá đó giữ lại cắt 1/2 chiều dài lá.
Yếu tố A3: Hom có đô ̣ dài 3 đốt lá, đường kính gốc hom từ 5 – 7 mm được cắt
sát dưới mắt lá từ 2 – 3 mm, trên hom chừa lại hai tầng lá, và trên hai tầng lá đó giữ lại cắt 1/3 chiều dài lá.
- Quy mô thí nghiệm
A1B1 A2B2 A3B1
A2B2 A3B3 A1B1
A3B3 A3B1 A2B1
A1B2 A1B2 A3B3
A2B3 A1B3 A1B2
A1B3 A3B2 A2B2
A3B2 A2B3 A3B2
A2B1 A2B1 A2B3
A3B1 A1B1 A1B3
+ Số nghiệm thức: 3 tỷ lệ cắt lá x 3 nồng độ IBA = 9 nghiệm thức + Số ô thí nghiệm: 9 nghiệm thức x 3 lần lập lại = 27 ô thí nghiệm
Hình 2.5.8. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 và 2
Biểu đồ 1.2.1. Các nước dẫn đầu sản lượng mắc ca, năm
2013Hình 2.5.0.9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 và 2
Biểu đồ 1.2.2. Các nước dẫn đầu sản lượng mắc ca, năm
2013
Hình 2.5.1. Mô tả các nghiệm thức A1, A2 và A3
Hình 2.5.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 và 4Hình 2.5.0.3.
Mô tả các nghiệm thức A1, A2 và A3
Hình 2.5.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 và 4Hình 2.5.0.5.
Mô tả các nghiệm thức A1, A2 và A3
Hình 2.5.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 và 4Hình 2.5.0.7.
+ Số hom trong một ô thí nghiệm: 40 hom
+ Tổng số hom trong thí nghiệm: 40 hom x 27 ô = 1080 hom
Phương pháp thực hiện: Áp dụng phương pháp xử lý nhanh, nhúng phần gốc
của hom giống từ 3 – 4 cm vào dung dịch IBA trong thời gian 5 giây, sau đó cắm vào giá thể giâm cành. Thí nghiệm được bố trí trong nhà giâm hom, được che lưới xung quanh để giảm cường độ ánh (giảm 50% cường độ ánh sáng).
Hom giố ng được thu thâ ̣p từ những cành thứ cấp không quá non, hay quá già (cành bánh tẻ), cành lấy hom giống đỉnh sinh trưởng có màu nâu sâ ̣m, không có lá non, không có dấu hiê ̣u tổn thương do sâu, bê ̣nh (Mai Trung Kiên, 2013). Đồng thời hom giống phải được cho ̣n từ những cây me ̣ sinh trưởng tốt, khoẻ ma ̣nh và có nguồn gốc rõ ràng, cùng đô ̣ tuổi, đi ̣a điểm, cùng vu ̣ mùa, các chế đô ̣ canh tác và bảo vê ̣ thực vâ ̣t là như nhau.
Từ lúc cắt hom đến lúc đưa hom vào nhà giâm cành, hom phải luôn ẩm. Nhà giâm hom bắt buộc phải kín để độ ẩm bên trong luôn được ổn định. Mật độ giâm hom 10x5 cm, độ sâu giâm từ 3 – 4 cm. Tưới đủ ẩm, áp dụng chế độ tưới phun sương theo thời gian, mỗi lần tưới từ 10 – 15 giây, từ lúc 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều, các lần phun cách nhau 10 phút. Cứ 10 ngày phun thuốc có chứa gốc đồng (Coc 85WP) trong thời gian gâm cành để phòng các bệnh có nguồn gốc do nấm (Nguyễn Minh Châu và cộng sự, 2009).
20
2.5.1.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên và cố định 5 cây trên đường chéo góc để theo dõi các chỉ tiêu.
- Tỷ lệ sống của hom giống (%): Trong mỗi nghiệm thức quan sát những hom giống có số lá rụng thấp, cành giâm vẫn còn tươi, gốc lá mở, có sự phát triển của chồi nách, theo dõi chỉ tiêu này sau 30, 60, 90 ngày thí nghiệm.
- Tỷ lệ bật mầm (%): Theo dõi chỉ tiêu này sau 30, 60, 90 ngày thí nghiệm đếm số hom ra mầm trên tổng số hom giâm. Sau lần theo dõi cuối cùng loại bỏ những chồi kém sinh trưởng và giữ lại một chồi sinh trưởng tốt nhất để lấy các chỉ tiêu sinh trưởng. Số mầm ban đầu là 0.
- Chiều cao chồi (mm): Đo chiều cao của chồi bằng thước có chia độ mm và đếm số tầng lá trên chồi, theo dõi chỉ tiêu này sau 90 ngày thí nghiệm.
- Số lá trên chồi (lá/chồi): Quan sát và đếm số lá hiê ̣n diê ̣n trên chồi sau 90 thí nghiệm.
- Đường kính gốc của chồi (mm): Theo dõi chỉ tiêu này sau 90 ngày thí nghiệm và đo bằng thước kẹp. Đo ở vị trí cách nách chồi khoảng 2cm.
- Tỷ lệ ra rễ (%): Theo dõi chỉ tiêu này khi kết thúc thời gian ở liếp giâm hom, quan sát và đếm số rễ hiện diện trên hom, số hom không ra rễ (nếu có), sau 45 ngày thí nghiệm.
- Trọng lượng thân, lá, rễ tươi và khô (g): cân bằng cân điện tử, mẫu khô sấy ở nhiệt độ 680C cho đến khi khối lượng không đổi.
- Tỷ lệ sống của hom giống sau khi cấy hom giống vào túi PE (%): Theo dõi sinh trưởng của hom sau khi cấy hom vào túi PE, theo dõi chỉ tiêu này sau khi cấy hom vào túi PE sau 20 ngày (ngày 140 tính từ thời điểm giâm hom).
- Tính giá thành cây giống: theo dõi tất cả các chi phí của một cây giống được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
2.5.2. Thí nghiệm 3 và 4: Ảnh hưởng của tỷ lệ đạm, lân, kali đến sinh trưởng của cây
gốc ghép Mắc ca trên hai giống Hindle (H2) và Beaumont (695) trong vườn ươm.
2.5.2.1. Bố trí thí nghiệm 3 và 4:
Cả hai thí nghiê ̣m đều là thí nghiê ̣m hoàn toàn ngẫu nhiên mô ̣t yếu tố, 4 lần lâ ̣p la ̣i.
Yếu tố A: Tỷ lệ đạm, lân, kali nguyên chất. A1: 0N – 0P – 0K (g/cây) (ĐC) A2: 4N – 4P – 4K (g/cây) A3: 6N – 8P – 6K (g/cây) A4: 8N – 12P – 8K (g/cây)
- Quy mô của thí nghiệm
A1 A2 A4 A2
A2 A1 A3 A4
A4 A4 A1 A1
A3 A3 A2 A3
+ Số nghiệm thức: 4 tỷ lệ NPK x 1 giống = 4 nghiệm thức.
+ Số ô thí nghiệm: 4 nghiệm thức x 4 lần lập lại = 16 ô thí nghiệm. + Số cây trong một ô thí nghiệm: 40 cây.
+ Tổng số cây trong thí nghiệm: 40 cây x 16 ô = 640 cây.
22
2.5.2.2. Cách bón phân cho thí nghiệm
Bảng 2.1. Lượng phân bón và số lần bón cho cây gốc ghép trong vườn ươm ở công
thức 1
Lần bón
Giai đoạn sinh trưởng cây con
Lượng phân nguyên chất
(g/cây)
Lượng phân thương mại (g/cây) N P2O5 K2O Urê Supe - Lân MOP 1 Có 3 cặp lá thật 0 0 0 0 0 0 2 Sau 30 ngày 0 0 0 0 0 0 3 Sau 60 ngày 0 0 0 0 0 0 4 Sau 90 ngày 0 0 0 0 0 0
5 Sau 120 ngày 0 0 0 0 0 0
(*) Tính từ thời điểm cây có 3 cặp lá thật
Bảng 2.2. Lượng phân bón và số lần bón cho cây gốc ghép trong vườn ươm ở công
thức 2
Lần bón
Giai đoạn sinh trưởng cây con
Lượng phân nguyên chất
(g/cây)
Lượng phân thương mại (g/cây) N P2O5 K2O Urê Supe - Lân MOP 1 Có 3 cặp lá thật 0,5 0,5 0,5 1,09 3,125 0,83 2 Sau 30 ngày 0,5 0,5 0,5 1,09 3,125 0,83 3 Sau 60 ngày 1 1 1 2,18 6,25 1,66 4 Sau 90 ngày 1 1 1 2,18 6,25 1,66
5 Sau 120 ngày 1 1 1 2,18 6,25 1,66
Bảng 2.3. Lượng phân bón và số lần bón cho cây gốc ghép trong vườn ươm ở công
thức 3
Lần bón
Giai đoạn sinh trưởng cây con
Lượng phân nguyên chất
(g/cây)
Lượng phân thương mại (g/cây) N P2O5 K2O Urê Supe - Lân MOP 1 Có 3 cặp lá thật 0,5 0,5 0,5 1,09 3,125 0,83 2 Sau 30 ngày 0,5 0,5 0,5 1,09 3,125 0,83 3 Sau 60 ngày 1 1 1 2,18 9,375 1,66 4 Sau 90 ngày 2 3 2 4,36 18,75 3,32
5 Sau 120 ngày 2 3 2 4,36 18,75 3,32
(*) Tính từ thời điểm cây có 3 cặp lá thật
Bảng 2.4. Lượng phân bón và số lần bón cho cây gốc ghép trong vườn ươm ở công
thức 4
Lần bón
Giai đoạn sinh trưởng cây con
Lượng phân nguyên chất
(g/cây)
Lượng phân thương mại (g/cây) N P2O5 K2O Urê Supe - Lân MOP 1 Có 3 cặp lá thật 1 1,5 1 2,18 9,375 1,66 2 Sau 30 ngày 1 1,5 1 2,18 9,375 1,66 3 Sau 60 ngày 2 3 2 4,36 18,75 3,32 4 Sau 90 ngày 2 3 2 4,36 18,75 3,32
5 Sau 120 ngày 2 3 2 4,36 18,75 3,32
(*) Tính từ thời điểm cây có 3 cặp lá thật
2.5.2.3. Phương pháp chuẩn bi ̣ cây gốc ghép
- Hạt chọn làm cây gốc ghép phải lấy từ những cây mẹ tốt, cù ng tuổi có phap pháp canh tác và bảo vê ̣ thực vâ ̣t như nhau, trọng lượng hạt trung bình được (khoảng 6g/hạt). Loại bỏ những hạt đen, hạt có sâu đục lỗ, có vết nứt và những hạt nổi.
- Xử lý hạt bằng cách ngâm hạt trong nước lạnh từ 48 - 72 giờ, khi thấy có một số hạt nứt ra là được, mỗi ngày rửa chua 2 lần vào buổi trưa và tối (mỗi lần rửa 2 lần
24
nước). Sau khi ngâm xong, rửa sạch, vớt ra để ráo nước và xử lý hạt qua thuốc nấm, sau đó gieo vào luống.
- Gieo hạt: Luống gieo hạt nên được xây thành xung quanh cao khoảng 25- 30cm. Bên trong luống phủ lớp cát sạch, dày khoảng 20cm. Gieo bằng cách rải đều hạt trên bề mặt luống, hoặc gieo thành hàng, sao cho hạt cách hạt 2cm. Phủ lên hạt một lớp cát, có độ dày khoảng 1-2cm. Mỗi mét vuông luống gieo khoảng 5-7kg hạt. Sau khi gieo xong rải thêm thuốc chống kiến trên mặt luống.
- Chăm sóc: Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày 1 lần, dùng lưới sắt phủ trên mặt luống nhằm ngăn chặn sóc và chuột phá hoại. Thường xuyên kiểm tra kiến trong luống gieo. Ở điều kiện 30-350C, sau khi gieo 3-4 tuần hạt bắt đầu nảy mầm. Thời gian để lô hạt nảy mầm hết có thể kéo dài 3-4 tháng. Khi cây con có hai lá thâ ̣t, cấy vào túi bầu. (Nguồn: Sở Nông Nghiê ̣p và Phát Triển Nông Thôn, Tỉnh Lâm Đồng).
2.5.2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên lấy 5 cây để theo dõi cố định các chỉ tiêu (lấy mẫu theo năm điểm chéo góc).
- Chiều cao cây (mm): Đo bằng thước có chia mm từ vị trí mặt bầu cho đến đỉnh sinh trưởng của cây con. Đo chiều cao cây sau 30, 60, 90, 120 ngày kể từ lần bón phân đầu tiên.
- Số tầng lá (tầng/cây): Đếm số tầng lá hiện diện trên cây ở các thời điểm 30, 60, 90, 120 ngày kể từ lần bón phân đầu tiên.
- Tỷ lệ đường kính thân đạt 5 – 7 mm (%): Ở các nghiệm thức tính tỷ lệ cây con đạt đường kính thân từ 5 – 7 mm. Đo bằng thước có chia mm ở vị trí cách mặt bầu 20 cm 120 ngày kể từ lần bón phân đầu tiên.
- Tỷ lệ sống sau khi ghép (%): Ở các nghiệm thức sau khi có tỷ lệ đường kính thân từ 5