Nguyên tắc giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam (Trang 39 - 47)

- Các nguyên tắc chung trong giao kết hợp đồng dân sự

Theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là (a) chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; (b) chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; (c) mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hợp đồng dân sự là kết quả của quá trình giao kết, do đó, việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định tại Điều 3 “Bộ luật dân sự 2015” thì việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Cụ thể như sau:

- Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Tham gia quan hệ hợp đồng, các chủ thể nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Xuất phát từ lợi ích mà chủ thể mong muốn được thỏa mãn, các chủ thể tham gia các hợp đồng dân sự khác nhau. Pháp luật dân sự tôn trọng sự tự do giao kết hợp đồng của chủ thể và ghi nhận thành nguyên tắc. Theo nguyên tắc này, các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng có sự tự do ý chí trong việc lựa chọn hợp đồng mà mình giao kết, tự do lựa chọn chủ thể giao kết, tự do lựa chọn các quyền và nghĩa vụ trong quá trình giao kết. Không một chủ thể nào được phép can thiệp trái pháp luật vào sự tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể tham gia hợp đồng.

- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng khi giao kết hợp đồng. Theo nguyên tắc này, khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên hoàn toàn tự nguyện. Khi giao kết hợp đồng, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến sự tự nguyện của chủ thể có thể làm cho hợp đồng dân sự mà các chủ thể giao kết bị vô hiệu.

HĐBHNT cũng là một loại giao dịch dân sự vì thế để có hiệu lực theo pháp luật thì HĐBHNT cũng cần thỏa mãn các nguyên tắc trên.

xác tất cả các yếu tố quan trọng, dù được yêu cầu hay không yêu cầu khai báo. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối là một yêu cầu cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm nói chung, trong đó có BHNT. Đối với các DNBH, nguyên tắc này sẽ giúp DNBH giảm chi phí điều tra rủi ro và tăng trách nhiệm của người được bảo hiểm. Đối với người được bảo hiểm, họ sẽ đỡ mất thời gian và công sức tìm hiểu về DNBH và sản phẩm cần mua. Theo nguyên tắc này, bên biết thông tin quan trọng liên quan đến giao dịch mua bán mà mình tham gia sẽ phải thông báo cho bên đối tác biết. Ví dụ về tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm, có mắc các bệnh hiểm nghèo hoặc tiền sử bệnh của người được bảo hiểm. Thông thường thì bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm (nếu đã thành niên) phải khai báo các yếu tố quan trọng khi có yêu cầu bảo hiểm. Việc khai báo phải hoàn thành trước khi hợp đồng bảo hiểm ký kết. Ngược lại, DNBH cũng phải công khai những thông tin liên quan đến phạm vi hoạt đồng, điều khoản sản phẩm và khả năng tài chính của mình.

- Nguyên tắc hợp đồng không được trái pháp luật hay nói cách khác là hợp đồng phải có mục đích hợp pháp, riêng với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nguyên tắc này được hiểu là nguyên tắc “Quyền lợi có thể được bảo hiểm”, đây là một nguyên tắc riêng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và cũng là một trong những điều kiện để trở thành bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Để được cấp hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm phải đáp ứng quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm đã được quy định trong luật. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm xác định thấy giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm không có quyền lợi bảo hiểm theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phát hành hợp đồng.

Ngoài quy định của pháp luật, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm lại có hệ thống các tiêu chuẩn riêng trong đó có nội dung về quyền lợi có thể được bảo hiểm và thường được quy định dưới dạng các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro. Như vậy, nếu một yêu cầu bảo hiểm thỏa mãn quy định của pháp luật nhưng không thỏa mãn quy định riêng khắt khe của doanh nghiệp bảo hiểm về quyền lợi có thể được bảo hiểm thì cũng có thể bị từ chối chấp nhận bảo hiểm.

luật pháp các nước trên thế giới đều cho phép bên mua bảo hiểm đồng thời là người được bảo hiểm, được chỉ định bất kỳ người nào là người thụ hưởng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới thường yêu cầu người thụ hưởng phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với cuộc sống của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.

Pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho rằng mối quan hệ gia đình có thể tạo nên quyền lợi có thể được bảo hiểm giữa người được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Nhận định trên là hợp lý và có cơ sở bởi vì mối ràng buộc tự nhiên về tình cảm và sự phụ thuộc về tài chính tồn tại thường xuyên giữa các thành viên trong gia đình. Trong những trường hợp này, ngay cả khi bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng không có quyền lợi tài chính đối với cuộc sống của người được bảo hiểm thì sự ràng buộc về tinh thần cũng đủ để tạo nên quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Quyền lợi có thể được bảo hiểm không được lạm dụng khi bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng có quan hệ họ hàng xa hơn phạm vi quy định hoặc khi các bên không có mối quan hệ ruột thịt hoặc hôn nhân. Đối với những mối quan hệ này, quyền lợi tài chính của bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng đối với cuộc sống của người được bảo hiểm phải được chứng minh để thỏa mãn yêu cầu về quyền lợi có thể được bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm cần được thỏa mãn trước khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phát hành. Sau khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực thì sự tồn tại hoặc không tồn tại của quyền lợi có thể được bảo hiểm không còn liên quan đến hợp đồng nữa. Như vậy, người thụ hưởng không cần cung cấp bằng chứng chứng minh quyền lợi có thể được bảo hiểm khi yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

Tại Việt Nam, Luật kinh doanh bảo hiểm không định nghĩa về quyền lợi có thể được bảo hiểm nhưng có liệt kê các yếu tố cấu thành tại Khoản 9, Điều 3: “Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”. Quy định nói trên được chi tiết hơn tại Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm.

Theo Điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản”. Đối với trường hợp bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho cuộc sống của người khác thì theo Điều 38 Luật kinh doanh bảo hiểm:

1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng. Mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểm. 2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của những người sau đây: a) Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản; b) Người đang mắc bệnh tâm thần.

2.1.5.2. Quy trình giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Về cơ bản, quá trình đàm phán và thiết lập thỏa thuận nói chung trong đó có giao kết HĐBHNT nói riêng, thực chất là việc tuyên bố ý chí và chấp nhận ý chí của các bên tham gia. Trong quan hệ hợp đồng, việc tuyên bố ý chí được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng và việc chấp nhận ý chí gọi là xác lập quan hệ hợp đồng. Quy trình giao kết HĐBHNT được nêu dưới đây cũng bao gồm 2 giai đoạn quan trọng nhất là (i) yêu cầu bảo hiểm của bên mua bảo hiểm – đề nghị giao kết HĐBHNT và (ii) chấp nhận bảo hiểm của DNBH – xác lập quan hệ hợp đồng [14].

-Yêu cầu bảo hiểm: Đây là giai đoạn do bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm thực hiện.

+ Giấy yêu cầu bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm đề nghị giao kết hợp đồng BHNT bằng cách kê khai đầy đủ vào giấy yêu cầu bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm ước tính. Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm thường bao gồm các phần: (i) Thông tin nhân thân về người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm; (ii) Điều kiện bảo hiểm (tên sản phẩm bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm); (iii) Thông tin nhân thân cụ thể của người được thụ hưởng, tỷ lệ thụ hưởng; (iv) thông tin sức khỏe của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm; (v) thông tin về các hợp đồng bảo hiểm khác đã tham gia; (vi) cam kết đầy đủ và chân thực của các thông tin cung cấp

cho DNBH và ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin cho DNBH; (vii) phần chữ ký của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm hoặc đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm; (viii) phần ghi của DNBH về quyết định đánh giá rủi ro, chấp nhận bảo hiểm.

+ Kiểm tra đơn yêu cầu bảo hiểm: Cán bộ đánh giá rủi ro của DNBH sẽ xác định xem đại lý khai thác có được ủy quyền bán sản phẩm bên mua bảo hiểm yêu cầu hay không, đồng thời kiểm tra dữ liệu để xác định người được bảo hiểm có quyền được bảo hiểm bởi DNBH khác hay không, có bao giờ bị từ chối bảo hiểm hay không. Cán bộ đánh giá rủi ro thu thập mọi thông tin liên quan đến những hợp đồng bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm đã tham gia trước đó và yêu cầu giải quyết quền lợi bảo hiểm (nếu có).

+ Đánh giá rủi ro: Đây là công việc chuyên môn của nội bộ DNBH, có ý nghĩa quan trọng trong việc giao kết HĐBHNT – xem xét đề nghị giao kết hợp đồng của bên mua bảo hiểm và quyết định có phát hành HĐBHNT hay không. Để ra quyết định đánh giá rủi ro, các chuyên viên đánh giá của DNBH phải xem xét các yếu tố rủi ro liên quan đến người được bảo hiểm, đưa về từng loại rủi ro tương ứng với từng mức độ rủi ro người được bảo hiểm thể hiện. Để ra quyết định chấp nhận bảo hiểm hay không và nếu chấp nhận bảo hiểm thì mức phí cụ thể được áp dụng là bao nhiêu thì chuyên viên đánh giá rủi ro cần xem xét tổng thể 3 loại yếu tố rủi ro: rủi ro về sức khỏe (tầm vóc cơ thể của người được bảo hiểm, tiền sử sức khỏe cá nhân và gia đình của người được bảo hiểm, việc sử dụng thuốc lá, nghiện rượu hoặc các chất kích thích khác), rủi ro về nhân thân (nghề nghiệp và nơi làm việc của người được bảo hiểm, rủi ro đạo đức, thói quen đạo đức và sở thích của người được bảo hiểm, hoạt động hàng không, nơi cư trú của người được bảo hiểm và lịch sử vi phạm quy định về giao thông của người được bảo hiểm) và rủi ro về tài chính.

+ Thu thập thông tin bổ sung: Ngoài các thông tin thể hiện trên đơn yêu cầu bảo hiểm, các chuyên viên đánh giá rủi ro có thể cần phải thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để ra quyết định chấp nhận bảo hiểm như từ các bác sỹ điều trị, các xét nghiệm y tế, các cơ sở dữ liệu ý học khác, các báo cáo thanh tra, các báo

cáo tham gia giao thông…

+ Ra quyết định đánh giá rủi ro: Sau khi thu thập và kiểm tra, thẩm định các thông tin cần thiết liên quan đến người được bảo hiểm, chuyên viên đánh giá rủi ro ra quyết định đánh giá rủi ro, thường là một trong ba quyết định sau: Chấp nhận bảo hiểm, chấp nhận bảo hiểm với phí phụ trội hoặc thay đổi sản phẩm hoặc điều chỉnh số tiền bảo hiểm và từ chối bảo hiểm.

-Phát hành và giao hợp đồng: Đây là giai đoạn thể hiện ý chí giao kết hợp đồng của DNBH thông qua hành vi (i) thông báo chấp nhận bảo hiểm hoặc phát hành; (ii) giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, DNBH chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của bên mua bảo hiểm.

2.1.6. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Khi hợp đồng nói chung trong đó có HĐBHNT đã được giao kết dưới hình thức phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng đủ điều kiện pháp luật thì hợp đồng có hiệu lực và các chủ thể trong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ dân sự với nhau.

Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ: Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến HĐBHNt theo yêu cầu của DNBH; thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBh trong quá trính thực hiên hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của DNBH; thông báo cho DNBH về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong HĐBHNT; áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm (Theo khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm).

Đồng thời bên mua bảo hiểm có quyền: Yêu cầu DNBH giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo heiemr; đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBHNT theo quy định tại Khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật kinh doanh bảo hiểm; yêu cầu DNBH trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong HĐBHNT khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; chuyển nhượng HĐBHNT theo thỏa thuận

trong hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật (Theo Khoản 1 Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm).

DNBH có nghĩa vụ: Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa cụ của bên mua bảo hiểm; cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm; trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường; phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc về trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm…(Theo Khoản 2, Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm).

DNBH có quyền: Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong HĐBHNT; yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện HĐBHNT; đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH theo quy định tại Khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật kinh doanh bảo hiểm; từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam (Trang 39 - 47)