Yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam (Trang 77 - 91)

hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Trong thời gian qua, pháp luật về HĐBHNT đã được thực thi và áp dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, như đã phần tích ở phần trước của luận văn, thực tế thực hiện và pháp luật về HĐBHNT cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là phải có những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về HĐBHNT. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiếp tục bổ sung hoàn thiện khung pháp lý cho HĐBHNT. Từ đó, cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân DNBH và cả những khách hàng mua bảo hiểm sẽ có căn cứ để thực hiện và chấp hành pháp luật một cách hiệu quả hơn.

Thứ hai, tăng cường kiểm tra, giám sát các DNBH kinh doanh BHNT để đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật được minh bạch và chính xác nhất.

Thứ ba, xây dựng các thiết chế hỗ trợ quản lý nhà nước về HĐBHNT, từ đó việc thực hiện pháp luật sẽ đạt được hiệu quả một cách toàn diện nhất.

Thứ tư, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về HĐBHNT sao cho người dân có hiểu biết nhất định về sự cần thiết của loại hợp đồng này, từ đó nâng cao hiệu quả và việc thực thi pháp luật.

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

3.2.1. Nhóm kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Dựa trên thực tiễn về việc thực hiện HĐBHNT, người viết đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về HĐBHNT như sau:

Thứ nhất, bổ sung các thuật ngữ về chi phí hợp lý và giá trị hoàn lại. Chi phí hợp lý và giá trị hoàn lại là các thuật ngữ phổ biến trong HĐBHNT, khái niệm chi phí hợp lý còn được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra,

chi phí hợp lý và giá trị hoàn lại liên quan chặt chẽ đến quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Chính vì thế, việc định nghĩa các thuật ngữ này là cần thiết để áp dụng trên thực tế.

Về thuật ngữ chi phí hợp lý, người viết cho rằng việc xác định chi phí hợp lý là quyền của DNBH dựa trên quy luật thị trường, nhưng phải đảm bảo chi phí này có sự liên quan trực tiếp đến việc khai thác và duy trì hợp đồng để tránh tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm quy định chung chung, đến khi hợp đồng bị hủy bỏ mới được tính toán cụ thể, gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm.

Như vậy, đề nghị bổ sung vào Điều 3 thuật ngữ chi phí hợp lý như sau: “Chi phí hợp lý là những chi phí trực tiếp liên quan đến việc khai thác và duy trí hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm chi phí in ấn hợp đồng, chi phí khám nghiệm y khoa và các chi phí khác theo thỏa thuận. Doanh nghiệp bảo hiểm phải xác định cụ thể các chi phí hợp lý trong hợp đồng bảo hiểm”.

Về thuật ngữ giá trị hoàn lại, nên quy định theo hướng cho phép DNBH tự xác định thời điểm HĐBHNT có giá trị hoàn lại, nhưng để đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm, thời gian tối đa để HĐBHNT có giá trị hoàn lại là hai năm kể từ ngày đóng phí bảo hiểm.

Như vậy, thuật ngữ giá trị hoàn lại nên được bổ sung vào Điều 3 như sau: “Giá trị hoàn lại là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho bên mua bảo hiểm nếu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt mà không xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời điểm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại do các bên thỏa thuận nhưng không quá hai năm kể từ khi đóng phí bảo hiểm”.

Thứ hai, bổ sung quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm. Như đã phân tích, khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm trong luật kinh doanh bảo hiểm không thực sự hợp lý. Từ những bất cập đó, thiết nghĩ cần sửa đổi khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm bởi lẽ đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất với bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm đồng thời cần phân biệt rõ quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm thiệt hại và quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm con người.

Một là, cần mở rộng quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, ngoài quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng thì còn bao gồm các quyền, nghĩa vụ tài

chính phát sinh như quyền đòi nợ giữa con nợ với chủ nợ, quyền được trả lương giữa những người sử dụng lao động với người lao động, quyền được học nghề giữa người học nghề với người dạy nghề… Điều này mở rộng các “rủi ro” có thể được bảo hiểm, gia tăng an toàn cho cá nhân, tổ chức trước sự đa dạng “rủi ro” phát sinh trong cuộc sống.

Hai là, pháp luật của các nước đều quy định quyền lợi có thể bảo hiểm riêng đối với bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài sản. Vì vậy nên tách bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm của từng loại hợp đồng bảo hiểm bởi ở mỗi loại hợp đồng bảo hiểm có quyền lợi được bảo hiểm là khác nhau. Kiến nghị sửa đổi quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người nói chung như sau: “Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người là quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng hoặc các quyền lợi kinh tế liên quan chặt chẽ đến tính mạng, sức khỏe và sự an toàn của người được bảo hiểm”. Đồng thời, bên cạnh các quy định xác định đối tượng người được bảo hiểm tại khoản 2 Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật cần bổ sung vào điểm d khoản 2 Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm như sau: “d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có mối quan hệ kinh tế hoặc người đó phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với bên mua bảo hiểm mà cái chết hoặc tình trạng bệnh tật của người đó sẽ ngăn chặn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ tài sản dẫn đến những tổn thất tài chính đối với bên mua bảo hiểm”.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 38 về giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết.

Như đã đề cập ở trên, quy định về quyền thay đổi người thụ hưởng của bên mua bảo hiểm có sự khác biệt trong trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng cho trường hợp chết của một người mà người này không phải là bên mua bảo hiểm. Ở đây, người thụ hưởng phải được xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng. Sau thời điểm này, người thụ hưởng vẫn có thể được thay đổi nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểm. Quy định như vậy là chưa hợp lý bởi người thụ hưởng có thể là yếu tố khiến người được bảo hiểm chấp nhận đem tuổi thọ, tính mạng của mình là đối tượng bảo hiểm. Do vậy việc quy định thay đổi

người thụ hưởng trong trường hợp này nên có sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm. Đề xuất sửa đổi đoạn thứ hai, khoản 1 Điều 38 Luật kinh doanh bảo hiểm thành “Mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng và số tiền bảo hiểm phải có sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm”.

Thứ tư, sửa đổi điều 19 về trách nhiệm cung cấp thông tin. Từ những đánh giá 2 khía cạnh pháp lý liên quan đến nghĩ vụ cung cấp thông tin ở phần trên cho thấy thực sự Điều 19 luật kinh doanh bảo hiểm quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin cần phải bổ sung thêm nội dung sau: “Trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thẩm định lại tính xác thực của các thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm”.

Ngoài ra, người viết còn kiến nghị bổ sung thêm khoản 4 Điều 19 Luật KDBH như sau:

4. Thời hạn miễn trừ nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm và/hoặc người được bảo hiểm là 3 (ba) năm, kể từ ngày DNBH phát hành hợp đồng bảo hiểm.

DNBH có thể quy định thời hạn miễn trừ trên đây dưới 3 (ba) năm nhưng phải quy định rõ trong Hợp đồng bảo hiểm”.

Trên cơ sở quy định trên các DNBH có thể áp dụng quy định miễn truy xét là 2 (hai) năm như đã và đang áp dụng việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên thực tế trong thời gian qua.

Áp dụng các quy định nêu trên thì việc giải thích hợp đồng liên quan đến việc cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ khi phát sinh các vấn đề đã trình bày phân tích đề cập trên đây khi có xác định một trong các cơ sở pháp lý sau:

- Thông tin đó là thứ yếu không thuộc các điều khoản chủ yếu của hợp đồng; và/hoặc

- Không cung cấp thông tin đó nhưng DNBH vẫn nhận bảo hiểm đối với những trường hợp tương tự có khai báo về thông tin đó; và/hoặc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp; và/hoặc

- Thông tin không cung cấp không phải là nguyên nhân trực tiếp để xem xét giải quyết quyền lợi bảo hiểm mà việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm do phát sinh một hoặc nhiều nguyên nhân hoặc căn cứ pháp lý khác; và/hoặc

- Không có căn cứ chứng minh việc bên mua bảo hiểm và/hoặc người được bảo hiểm cố ý khai báo không trung thực để nhằm mục đích hưởng quyền lợi bảo hiểm. Trường hợp này phải có căn cứ chứng minh có mối quan hệ nhân quả của thông tin không khai báo với ý chí chủ quan của họ về mục đích hưởng quyền lợi bảo hiểm”.

Ngoài ra, cần có quy định những nguyên tắc, tiêu chí rõ ràng hơn đối với các nghĩa vụ tài chính mà DNBH phải gánh chịu trong trường hợp cung cấp sai thông tin chứ không thể quy định một cách mơ hồ như hiện tại. Về hậu quả pháp lý của việc một bên vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, có ý kiến đề xuất: “Nếu thời điểm phát hiện một bên vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nếu thời điểm phát hiện một bên vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin sau khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì tòa án chỉ có quyền tuyên bố vô hiệu nếu thông tin bị cho là lừa dối là nguyên nhân xảy ra sự kiện bảo hiểm; trường hợp thông tin bị cho là lừa dối không phải là nguyên nhân xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.

Thứ năm, sửa đổi, bổ sung Điều 39 để đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng trong các trường hợp không trả tiền bảo hiểm.

Một là, tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm: giảm thời gian theo quy định tại khoản này từ 2 năm xuống còn 1 năm. Khoản thời gian này là đủ để loại bỏ mối liên hệ giữa hành vi mua bảo hiểm và ý định tự tử để trục lợi bảo hiểm. Cụ thể là: “Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn một năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực”.

thêm thời hạn tính từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực đến ngày thực hiện hành vi phạm tội mà khi xét xử, tội phạm đó bị áp dụng hình phát tử hình. Khoản thời hạn này bằng với khoản thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể quy định như sau: “Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình trong thời hạn một năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực”.

Ba là, khoản 2 Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm cần quy định bổ sung thêm hai nội dung: (i) nếu tất cả những người thụ hưởng đều có lỗi cố ý gây ra cái chết hoặc thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm thì người mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng tiếp theo; trường hợp người mua bảo hiểm không thể chỉ định người thụ hưởng thì người thụ hưởng là người thừa kế của người được bảo hiểm. (ii) Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, DNBH vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm của một hoặc một số người thụ hưởng bị tước quyền thụ hưởng sẽ được xử lý theo quy định.

Thứ sáu, sửa đổi quy định về người được bảo hiểm tại khoản 2 Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, người được bảo hiểm nên phân chia làm hai nhóm (i) nhóm cá nhân không cần phải chứng minh quyền lợi có thể được bảo hiểm mà dựa vào quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng như chính bản thân người mua bảo hiểm, bố mẹ, vợ chồng, con, anh chị em ruột…(ii) nhóm cá nhân phải chứng minh quyền lợi có thể được bảo hiểm về mặt pháp lý. Đồng thời, đề xuất việc không công nhận quyền lợi có thể được bảo hiểm thực tế nhưng không chứng minh được về mặt pháp lý trừ khi DNBH đã biết rõ điều đó nhưng vẫn đồng ý giao kết hợp đồng bảo hiểm. Xét về mặt kĩ thuật lập pháp thì “người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng” tại điểm c bị trùng với nội dung của điểm d khoản 2 Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm. Do đó, người viết ý kiến đề xuất bỏ đoạn “người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng” tại điểm c ở trên.

Thứ bảy, sửa đổi khoản 4 Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi các bên tham gia bảo hiểm nhân thọ theo hướng ghi nhận việc khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm là “tự do thỏa thuận” mà không đi kèm các điều kiện như đã phân tích. Đồng thời, cần xác định nguyên tắc DNBH im lặng thu phí của người mua bảo hiểm là đồng ý khôi phục hiệu lực của hợp đồng, trừ phi người mua bảo hiểm khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm là có yếu tố trục lợi bảo hiểm.

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Bên cạnh việc hoàn thiện những quy định pháp luật về BHNT, để những quy định này được thực hiện có hiệu quả cần thiết phải hoàn thiện các cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật

a. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm Một là, quy định về nghĩa vụ minh bạch thông tin: Theo quy định hiện hành, DNBH phải công khai thông tin trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm có hiệu quả, cần quy định cụ thể hơn vấn đề công khai thông tin về sản phẩm bảo hiểm, theo đó yêu cầu DNBH phải công bố đầy đủ nội dung điều khoản trên trang thông tin điện tử trước và trong quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm; đồng thời quy định rõ chế tài xử phạt đại lý trong

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam (Trang 77 - 91)