Đánh giá thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng bảo

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 49)

đồng bảo hiểm nhân thọ

2.2.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, pháp luật về HĐBHNT về cơ bản đã đảm bảo được tính kịp thời, phù hợp và tạo ra hành lang pháp lý cho bảo hiểm nhân thọ nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung phát triển mạnh trong những năm qua, góp phần tích cực vào việc ổn định chất lượng cuộc sống của khách hàng, duy trì trật tự, kỷ cương thị trường, đấu tranh ngăn ngừa các hành vi trục lợi bảo hiểm, cố ý làm trái pháp luật, … Việc đấu tranh chống tiêu cực trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia HĐBHNT, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các DNBH, đảm bảo các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được thực hiện nghiêm túc.

Thứ hai, Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) đã kịp thời hoàn thiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả. Ngày 11/11/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung 4 Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, cụ thể là Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017, Thông tư số 105/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016, Thông tư số 115/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 và Thông tư số 43/2016/TT-BTC ngày 03/3/2016, trong đó có nội dung sửa đổi về trích lập dự phòng nghiệp vụ giúp các doanh nghiệp giảm sức ép về vốn trong ngắn hạn và có khoảng thời gian phù hợp để thực hiện các phương án tài chính tổng thể, ổn định kinh doanh trong bối cảnh lãi suất đầu tư, lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm mạnh và dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến khó lường. Ngoài ra, Bộ Tài chính luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp thông qua việc cắt giảm, đơn

giản hóa thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Bộ cũng đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ thị trường bảo hiểm như giảm mức trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm năm 2020 từ mức 0,15% xuống 0,05% tổng doanh thu phí bảo hiểm; giãn, hoãn kế hoạch kiểm tra các DNBH sang năm 2021...

Thứ ba, trong thời gian qua, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm cũng đã phối hợp với DNBH, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Ngân hàng nhà nước rà soát tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm, việc tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không đúng với pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành các quy định pháp luật cũng được từng bước nâng lên kể cả các DNBH, cũng như bên tham gia bảo hiểm. Đây vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của các bên liên quan. Phía cơ quan chức năng cũng tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc chấp hành các quy định về bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Thứ tư, tổng doanh thu phí bảo hiểm của khối nhân thọ đạt 89.914 tỷ đồng, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 53,7%; sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 7,3%; sản phẩm phụ chiếm tỷ trọng 10,4%; sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 26,7%. Các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng 1,92%, trong đó, sản phẩm bảo hiểm trọn đời chiếm 0,2%, sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm 1%, sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm 0.3%, sản phẩm bảo hiểm hưu trí chiếm 0.3%, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe chiếm 0.05%, sản phẩm bảo hiểm sinh kỳ chiếm 0.002%. Cùng với việc tăng về số hợp đồng khai thác mới và doanh thu phí bảo hiểm, phí bảo hiểm khai thác mới của khối nhân thọ tính đến tháng 9/2020 tăng 17% đạt 28.153 tỷ đồng. Để đạt được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực của toàn ngành. Việc thực hiện mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, Chính phủ đã triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh cũng tạo điều kiện và môi trường ổn định cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng khôi phục, đẩy mạnh triển khai hoạt động kinh doanh. Các DNBH đã rất chủ động thích nghi hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới như: rà soát, cắt giảm chi phí

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, bổ sung vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính và mở rộng các kênh phân phối... . Các doanh nghiệp cũng tăng cường đầu tư công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và chăm sóc y tế với đa dạng quyền lợi, phạm vi bảo hiểm tại Việt Nam và trên toàn cầu. Bên cạnh đó cũng đẩy mạnh triển khai các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Vì vậy, DNBH vẫn đảm bảo năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các DNBH được nâng cao [31].

Thứ năm, nhận thức về việc tham gia HĐBHNT của người dân cũng đã được cải thiện từng bước. Cùng với quá trình mở cửa, hoạt động của các DNBH đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm nói chung và HĐBHNT nói riêng, người dân tự nguyện, tự giác tham gia HĐBHNT. Hiện nay khoảng 11,6 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, tương đương 12% dân số. Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2019, các doanh nghiệp bảo hiểm nhận thọ đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 22.804 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2018 (bao gồm chi trả giá trị hoàn lại, chi đáo hạn, sự kiện bảo hiểm [19].

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 49)