I. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Bình
4. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình 1991 2005.
Cơ cấu kinh tế và tình hình phát triển các ngành các lĩnh vực chủ yếu. Từ năm 1991 - 2005 là thời kỳ tiếp tục phát huy hiệu quả của công cuộc đổi mới được khởi xướng từđại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. cơ sở vật chất của nền kinh tế của tỉnh được tăng cường và ngày càng hoàn thiện, nền kinh tếđãđạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2004 gấp hơn 2 lần năm 1998, bình quân hàng năm tăng 7%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thì thời kỳ 1998 - 2002 có kết quảđạt được cao nhất, bình quân hàng năm tăng10,25%, trong đó sc nông nghiệp tăng 5,8%, công nghiệp xây dựng tăng 21%, các ngành dịch vụ tăng 22,8%.m Thời kỳ 2002 - 2006 với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện định hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhưng lại có nhiều khó khăn mới xuât hiện như cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, sự mất ổn định ở nông thôn kéo dài... Tình hình trên đãảnh hưởng không nhỏđến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ này chỉđạt 4,5% hàng năm, trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 2,6%, công nghiệp xây dựng tăng 3,3%, và khu vực dịch vụ tăng 9,4%
Như vậy mặc dù có những khó khăn xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng nền kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng liên tục dù mức độ có khác nhau giữa các thời kỳ, giữa các ngành nghề...
- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2004 đạt 3.893 tỷđồng (giá so sánh năm 1996) tăng 52,1%so với năm 1996. Giá trị tổng sản phẩm GDP của khu vực này dự kiến đạt 2.677 tỷđồng so với năm 1996 tăng 51,49%, bình quân
mỗi năm tăng 4,2%. Cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có sự tăng trưởng khá (bình quân mỗi năm sản phẩm trồng trọt tăng 3,8%, chăn nuôi tăng 5,25%). Sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp sau 10 năm (1996 - 2005) cho thấy tỷ trọng sản phẩm trồng trọt trong GDP của nông nghiệp từ 85,17% năm 1996 giảm xuống còn 83,84% năm 2005 và sản phẩm chăn nuôi từ 12,56% năm 1996tăng lên 14,24% năm 2005. Tuy nhiên từ năm 1996 đén nay tốc độ tăng trưởng của khu vực này đạt thấp hơn thời kỳ 1991 -1995; Tổng sản phẩm ngành nông nghiệp, thuỷ sản năm 2004 so với năm 1999 tăng 14,25%, bình quân mỗi năm tăng 2,7%. Nhìn chung sau 10 năm, đến nay nông nghiệp của tỉnh Thái Bình đã có bước tiến khá dài, trong đó nổi bật nhất là kết quả thực hiện chương trình an ninh lương thực và chăn nuôi các đàn gia súc gia cầm và nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
- Sản xuất công nghiệp : Đãđược tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị vàđổi mới công nghệở một số ngành nghềđồng thời tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụđã tạo cho sản xuất công nghiệp thời kỳ 1991 - 1995 phát triển khá mạnh mẽ. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1995 đạt 960 tỷđồng tăng 134% so với năm 1990, bình quân hàng năm tăng 18,75%, giá trị tăng thêm năm 1995 đạt 302 tỷđồng tăng 94.2% so với năm 1990 bình quân hàng năm tăng 14,2%. Thời kỳ 1996 - 2000, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, nhiều cơ sở phải dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thời kỳ này chậm hơn so vớt các thời kỳ trước. Giá trị sản xuất năm 2004 đạt 1.403 tỷđồng tăng 46,14% so với năm 1999, bình quân hàng năm tăng 8%. Giá trị tăng thêm năm 2000 đạt 429 tỷđồng tăng 44,4% bình quân mỗi năm tăng 7,3%. Nhìn chung cả thời kỳ từ 1996 – 2004. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 13%. Giá trị tăng thêm năm 2004 gấp 2,8% lần năm 1996, bình quân hàng năm tăng
9,8%. Như vậy, sản xuất công nghiệp của tinh Thái Bình trong 10 năm qua đã có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, nhất là các năm 1991 - 1995. Những năm tiếp theo có một số khó khăn nảy sinh như việc áp dụng thiết bị công nghệ, khả năng đầu tư vốn và sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế, tốc độ tăng chậm lại nhưng vẫn giữđược sự tăng trưởng liên tục.
- Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội 10 năm (1996 - 2004)thực hiện được 6.513 tỷđồng, trong đó khối lượng vốn đầu tư năm 2000 dự kiến thực hiện trên 961 tỷđồng gấp 2,1 lần năm 1991 và 1,4 lần năm 1995. Riêng vốn đầu tư thời kỳ 1999 - 2004 đạt 3.589 tỷđồng tăng 28% so với thời kỳ 1991 -1995. Như vậy, xét trong cả thời kỳ 1996 - 2004, tổng số vốn đầu tư khá lớn và tăng liên tục, bình quân hàng năm tăng 8,6%.
- Các ngành Giao thông vận tải - Bưu điện trong những năm vừa qua cũng được đầu tư khá lớn và phát triển nhanh.
- Công tác xuất nhập khẩu từ năm 1996 đến nay dã có nhiều chuyển biến đáng kể, các mặt hàng và thị trường xuất khẩu đãổn định hơn. Tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2000 đạt 35 triệu 566 nghìn USD tăng 17 triệu 432 nghìn USD so với năm 1995. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (1999 - 2004) đạt 136,2 triệu USD. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh hiện nay là gạo tẻ, lợn sữa, hàng mây tre đan, gang tay da, ...
Tổng giá trị hàng nhập khẩu 5 năm qua dự kiến đạt 141,2 triệu USD, trong đó năm 2000 nhập khẩu khoảng 32,6 triệu USD. Những mặt hàng chủ yếu nhập khẩu là thép , bông, men sản xuất gạch, nguyên liệu may mặc,...
- Hoạt động tài chính ngân hàng đãđảm bảo được cân đối thu chi phục vụ tốt cho các mặt công tác của tỉnh.
- Các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao đều có bước phát triển. Công tác giáo dục đãđược chú trọng đầu tư, tăng cường cơ sở vật
chất cho công tác giảng dạy và học tập. Đến nay cả tỉnh Thái Bình đã có 295 trường mẫu giáo và 608 trường phổ thông các cấp, lực lượng giáo viên và học sinh cũng tăng lên khá nhiều, chất lượng giảng dạy được nâng lên đáng kể. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình đã có nhiều tiến bộ. Các cơ sở vật chất của ngành y tế từ xãđến các trung tâm y tếđều được nâng cấp. Cán bộ ngành y tế cũng tăng lên đáng kể. Có 98,9% số trẻ em dưới 4 tuổi được tiêm chủng đủ loại vác xin, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 33,6%. Các năm qua những bệnh dịch xảy ra đều được dập tắt kịp thời.Công tác khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ, việc quản lý bảo hiểm y tếđược chặt chẽđã giảm bớt khó khăn cho người bệnh.
Sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua mà tỉnh Thái Bình dãđạt được là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: Bên cạnh sự chỉđạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, ý thức người dân còn có sựđóng góp quan trọng của nguồn vốn ngân sách, các nguồn hỗ trợ chính thức (ODA), xuất nhập khẩu ...
Tuy nhiên ngoài những nét chung, sự phát triển kinh tế xã hội vẫn mang những đặc điểm của một tỉnh mà sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu (56%), điểm xuất phát của sản xuất công nghiệp và dịch vụ rất thấp. Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua phát triển ổn định vàđat được mục tiêu phấn đấu của tỉnh, nhưng nhìn chung vẫn chưa có những đột phá quan trọng và mới đạt được mục tiêu số lượng bảo đảm an toàn về lương thực nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Sản phẩm nông nghiệp tiêu thụở dạng thô là chủ yếu. Trồng trọt và chăn nuôi vẫn còn mất cân đối. sản xuất công nghiệp và dịch vụ tuy có tốc độ phát triển cao nhưng chưa ổn định. Giá trị hàng hoáxuất khẩu bình quân đầu người mới đạt 19,7 USD dạt thấp hơn tiềm năng hiện có...
Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Thái Bình cần phải có một chính sách đầu tư thoảđáng, hợp lý. Nguồn vốn dùng đểđầu tư ngoài nguồn ngân sách ra còn có thể khai thác từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của các Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ (NGO), huy động nguồn vốn từ dân.