Về thủ tục hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 75

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 92 - 94)

Pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong thủ tục, hồ sơ hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện vẫn phát sinh những vướng mắc.

Theo Điều 50 Luật ATVSLĐ quy định “Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các Điều 48,49 và 52 của Luật này được tính từ tháng NLĐ điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú”. Cùng với đó Điều 59 Luật ATVSLĐ quy định: “NSDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.

Như vậy có thể thấy pháp luật không quy định cụ thể thời gian nộp hồ sơ kể từ khi NLĐ bị TNLĐ, BNN, dẫn đến tình trạng NSDLĐ nộp hồ sơ chậm, thậm chí có trường hợp sau hàng năm kể từ khi NLĐ bị TNLĐ, BNN, NSDLĐ mới làm thủ tục đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN cho NLĐ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Vì vậy cần phải có quy định về khoảng thời gian từ khi NLĐ bị TNLĐ, BNN điều trị ổn định có giấy ra viện đến khi NSDLĐ nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Ngoài ra, cần quy định thống nhất chỉ cơ quan BHXH chi trả quyền lợi cho NLĐ khi bị TNLĐ, BNN. Theo quy định hiện hành, khi NLĐ bị TNLĐ, BNN được hưởng quyền lợi từ hai chủ thể là NSDLĐ và quỹ bảo hiểm.

NSDLĐ trực tiếp chi trả các quyền lợi cho NLĐ trong thời gian điều trị; quỹ bảo hiểm chi trả từ khi NLĐ điều trị ổn định, ra viện. Trường hợp NLĐ thuộc diện đóng BHXH bắt buộc mà NSDLĐ không đóng thì ngoài các khoản chi trả theo quy định, NSDLĐ còn phải trả thêm các chế độ mà quỹ bảo hiểm chi trả. Quy định như vậy nhằm tăng cường trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ khi bị TNLĐ, BNN. Tuy nhiên trong thực tiễn, nhiều đơn vị sử dụng lao động không thực hiện. Lý do là không có nguồn quỹ để chi trả và thiếu chủ động trong thực hiện trách nhiệm của NLDLĐ khi TNLĐ, BNN xảy ra. Trong khi đó, nếu quy định NSDLĐ chỉ cần đóng phí, mọi chế độ do bảo hiểm chi trả sẽ có nhiều ưu điểm hơn như NSDLĐ tiết kiệm được chi phí quản lý, dữ liệu nguồn kinh phí và rủi ro pháp lý thấp hơn. Nếu quỹ bảo hiểm chi trả thì quyền lợi NLĐ sẽ đảm bảo ổn định hơn.

3.2.4. Về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật BHXH thì khi NSDLĐ có hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN quy định tại Luật ATVSLĐ từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH.

Tuy nhiên hiện nay không có văn bản nào quy định về trách nhiệm của ai, trong thời gian bao lâu phải thông báo mức lãi suất liên ngân hàng dẫn đến các

cơ quan BHXH tại địa phương rất khó khăn trong quá trình thực hiện vì không có cơ sở pháp lý. Vì thế cần ban hành quy định cưỡng chế trích nộp từ tài khoản ngân hàng trong xử lý những doanh nghiệp nợ BHXH như hiện cơ quan thuế đang áp dụng đối với các doanh nghiệp nợ thuế. Có như vậy mới có thể thu hồi nợ một cách nhanh chóng, hạn chế tình trạng các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp nợ tồn, nợ đọng BHXH, trong đó có bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w