Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm ta

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 94 - 106)

hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đồng thời với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.

Thứ nhất, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về pháp luật BHXH nói chung và pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng.

Để pháp luật bảo hiểm có thể đi vào thực tiễn một cách sâu rộng và hiệu quả nhất, cần có sự hiểu biết của đông đảo quần chúng lao động, mà trước hết là các đối tượng điều chỉnh mà pháp luật đã quy định. Trong thực tế có những hành vi vi phạm hoặc các trường hợp NLĐ chịu thiệt thòi vì NSDLĐ lợi dụng vào điểm yếu cần việc làm và sự thiếu hiểu biết của NLĐ để cố tình làm sai. Bảo hiểm TNLĐ, BNN có ý nghĩa đối với các bên tham gia quan hệ này, do đó, mỗi bên cần phải hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng, cũng như quyền và nghĩa vụ của bản thân mỗi bên.

Song song với việc nâng cao nhận thức của NLĐ cũng cần nâng cao nhận thức cũng như ý thức pháp luật của NSDLĐ đối với bảo hiểm TNLĐ, BNN. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của NSDLĐ đối với trách nhiệm và quyền lợi của NSDLĐ khi giúp NLĐ tham gia bảo hiểm. TNLĐ, BNN là một vấn đề cốt lõi để công tác thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN trong thực tiễn đạt hiệu quả. Do đó, nâng cao nhận thức của NSDLĐ để họ hiểu được những lợi

ích khi thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm đối với bảo hiểm TNLĐ, BNN không chỉ giúp giảm tình trạng nợ đóng BHXH, chậm trễ thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp… mà còn tạo ra một kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền về bảo hiểm TNLĐ, BNN tới NLĐ.

Để tuyên truyền hiệu quả pháp luật BHXH nói chung cũng như bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng, các cơ quan BHXH cần phải:

- Xây dựng các chương trình tìm hiểu về BHXH trong đó có bảo hiểm TNLĐ, BNN. Các chương trình này phải được xây dựng phong phú, đa dạng, dễ hiểu để mọi người dân có thể tiếp cận được.

- Tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Khuyến khích tổ chức công đoàn phát huy vai trò của mình như cầu nối giữa NLĐ và NSDLĐ về quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động, trong đó có BHXH nói chung cũng như bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng.

Bên cạnh đó còn có thể tiến hành hoạt động tuyên truyền thông qua rất nhiều kênh như: Trên các phương tiện thông tin đại chúng; các buổi huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sinh hoạt tổ công đoàn; quy định trong nội quy làm việc; thiết lập điều khoản trong hợp đồng…

Thứ hai, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức BHXH.

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của mọi tổ chức. Vì vậy việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức phải được tiến hành một cách thường xuyên và có kế hoạch. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng; môi trường kinh tế, xã hội thường xuyên biến động, đòi hỏi cán bộ BHXH phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời, trong công tác tuyển dụng, nên tuyển dụng những người được đào tạo đúng chuyên ngành, vừa giảm chi phí đào tạo lại, vừa đảm bảo hiệu quả

công việc.

Hiện nay, tổ chức BHXH mới được thành lập ở 3 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện); tuy nhiên do mở rộng loại hình BHXH (BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp) và đối tượng tham gia BHXH, hướng tới thực hiện BHXH toàn dân; khối lượng công việc của ngành BHXH là rất lớn, cần bổ sung cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH đến cấp xã, trước mắt có thể nghiên cứu thêm một chức danh cán bộ BHXH ở cấp xã. Mỗi xã có thể bố trí một cán bộ BHXH. Việc bố trí như vậy mặc dù có làm tăng biên chế của ngành BHXH (không làm tăng biên chế và tăng chi trả lương từ ngân sách nhà nước), nhưng không làm tăng nhiều chi phí quản lý của ngành, bởi thực tế hiện nay, ngành BHXH vẫn phải ký hợp đồng với đại diện chi trả ở cấp xã và trả lệ phí chi trả cho họ. Việc tổ chức chi trả các chế độ BHXH hàng tháng, trong đó có chế độ TNLĐ, BNN phần lớn được thực hiện thông qua tổ chức trung gian như ngân hàng, đại diện chi trả. Cả hai hình thức chi trả này đều tồn tại những hạn chế trong việc quản lý đối tượng hưởng. Nếu có cán bộ BHXH cấp xã, những cán bộ này sẽ có trách nhiệm cao trong việc quản lý đối tượng hưởng, đối tượng tham gia. Đặc biệt nếu mở rộng đối tượng bảo hiểm TNLĐ, BNN ra lực lượng lao động là nông dân thì cán bộ BHXH cấp xã là vô cùng cần thiết.

Thứ ba, cần nâng cao hiệu quả công tác thu – chi, quản lý nguồn chi trả bảo hiểm TNLĐ, BNN; đề phòng và hạn chế tổn thất của hoạt động bảo hiểm. Công tác thu – chi và quản lý quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN đóng vai trò rất quang trọng trong việc duy trì và thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN đối với các đối tượng thụ hưởng. Vì vậy các cơ quan BHXH cần tăng cường công tác thu, giảm nợ, hoàn thành kế hoạch được giao, giảm tỷ lệ nợ bình quân chung của toàn ngành xuống mức thấp nhất. Đối với việc các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, trong đó có nợ bảo hiểm TNLĐ, BNN cần đẩy nhanh tiến độ thu nợ.

thức đầu tư trở lại cho đơn vị để cải thiện điều kiện lao động, tổ chức huấn luyện an toàn lao động hoặc bằng hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của NLĐ và NSDLĐ. Có thể thấy rằng, chi phí cho công tác đề phòng rủi ro thấp hơn nhiều so với chi phí bồi thường, khắc phục hậu quả, bời ngoài chi phí bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ, BNN mà tổ chức bảo hiểm phải gánh chịu, thì còn phát sinh nhiều vấn đề xã hội như lãng phí lực lượng lao động xã hội, chi phí y tế, tinh thần của NLĐ sau khi bị rủi ro… Chưa kể đến những thiệt hại về phía NSDLĐ.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về an toàn vệ sinh lao động. Trong thực tiễn, hoạt động kiểm tra, thanh tra sẽ đi kèm với thực thi phát hiện và xử lý vi phạm. Thực tế cho thấy vẫn còn hiện tượng nợ đọng, chậm đóng, trốn đóng BHXH trong các doanh nghiệp nên các cơ quan BHXH cần phải tích cực kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý.

Bộ luật Lao động quy định, NSDLĐ phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng khí, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường. NSDLĐ phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ. Quy định là vậy, nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động. Qua khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp quy mô nhỏ, sử dụng máy móc thô sơ, công nghệ lạc hậu, nhiều công đoạn sản xuất thủ công, gây ra nhiều bụi, tiếng ồn, bức xạ nhiệt, xả thải nhiều hóa chất độc hại, khí độc, vi sinh vật gây hại nhưng lại không quan tâm việc đo, kiểm tra môi trường lao động. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở lao động “phớt lờ” việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì công tác kiểm tra, giám sát gần như bị bỏ ngỏ. Vì vậy cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về

an toàn, vệ sinh lao động ở tất cả các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế, trong đó lưu ý các lĩnh vực xây lắp, sửa chữa, sử dụng điện, khai thác khoảng sản… Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện công tác điều tra, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về tình hình TNLĐ, BNN, huấn luyện an toàn lao động, thực hiện an toàn lao động theo Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ năm, trong quá trình tổ chức thực hiện cần công khai hóa thông tin liên quan đến việc tham gia và hưởng chế độ TNLĐ, BNN; thông qua đó tăng cường sự giám sát của NLĐ; có cơ chế thưởng, phạt rõ ràng nhằm tạo động lực cho các đơn vị thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động. Ngoài ra cần trao quyền cho tổ chức BHXH trong việc tiến hành điều tra TNLĐ, BNN tại các đơn vị sử dụng lao động.

Thứ sáu, tăng cường vai trò và sự liên kết giữa các cơ quan quản lý có liên quan.

Công tác an toàn, vệ sinh lao động và việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người bị TNLĐ, BNN có liên quan đến nhiều bộ ngành như: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn lao động; Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe NLĐ và BNN; BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN… Do đó, để thực hiện tốt chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan đến BHXH và công tác an toàn vệ sinh lao động nhằm:

- Thực hiện tốt việc phòng ngừa và hạn chế TNLĐ, BNN. - Đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của NLĐ và NSDLĐ. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh kiểm tra.

Thống nhất quy định giữa các cơ quan hữu quan, xây dựng cơ chế phối hợp rõ ràng, minh bạch hóa thông tin là một trong những giải pháp có thể đem

lại hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN mà thế giới đã áp dụng thành công.

Thứ bảy, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình và thủ tục trong công tác chi trả đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin điện tử trong các hoạt động quả lý, thu, chi trả, giải quyết thủ tục, hồ sơ về BHXH nói chung cũng như bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng.

Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với ngành BHXH để thuận tiện cho việc tham gia BHXH cũng như hưởng trợ cấp BHXH. Cần tổ chức thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, xét duyệt, hồ sơ hưởng các chính sách BHXH nói chung và bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng cho NLĐ theo quy định; giảm bớt các loại giấy tờ, thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện giải quyết các chế độ được thuận lợi nhanh chóng. Việc thanh toán chế độ ngắn hạn (trong đó có bảo hiểm TNLĐ, BNN) cho các đơn vị để trả cho các đối tượng có thể thông qua tài khoản giao dịch của đơn vị. Bên cạnh đó cũng cần phải có biện pháp giám sát việc chi trả trợ cấp TNLĐ, BNN của NSDLĐ cho NLĐ, đảm bảo NSDLĐ trả trợ cấp TNLĐ, BNN cho NLĐ một cách nhanh chóng, không chậm trễ, kịp thời.

Các đơn vị BHXH cũng cần thực hiện tốt quy chế một cửa để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thông qua giao dịch điện tử và dịch vụ bưu chính, từ đó góp phần rút ngắn thời gian giải quyết chế độ để tổ chức chi trả đúng, kịp thời, tận tay người thụ hưởng.

Thứ tám, các đơn vị BHXH cần có sự ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình nhằm giảm thiểu sức lao đdộng, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức lưu trữ và xây dựng chương trình quản lý hồ sơ đối tượng được hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN được nhanh gọn và chính xác hơn.

TNLĐ, BNN từ các khâu kế hoạch, thực hiện thanh quyết toán thu – chi, hệ thống sổ sách biểu mẫu kế toán, thống kê phân tích tài chính và dự báo xu thế… sẽ giúp các cơ quan BHXH tiết kiệm thời gian công sức, tiền bạc.

Việc tin học hóa cơ sở dữu liệu của đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN sẽ tạo tiền đề cho việc quản lý thống nhất trong toàn hệ thống. Số liệu có tính nhất quán, chính xác cao và giúp phát hiện nhanh chóng các sai sót trong tính toán mức hưởng đối với các hồ sơ cũ. Đồng thời cũng quản lý chặt chẽ sự biến động tăng giảm, giúp loại trừ khả năng giả mạo hồ sơ và kê khống đối tượng hưởng. Từ đó mà công tác báo cáo, kiểm tra số liệu cũng sẽ được cung cấp nhanh chóng và chính xác.

Kết luận chương 3

Từ thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm TNLĐ-BNNMặc dù có những ưu điểm, song quy định về bảo hiểm TNLĐ, BNN trong pháp luật Việt Nam vẫn còn một số điểm bất cập. Vì thế cho thấy việc sửa đổi, bổ sung các quy định này cho phù hợp với thực tế cuộc sống mới hoàn toàn có tính cấp thiết, nhằm thiết lập hành lang pháp lý về bảo hiểm TNLĐ, BNN hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN cần phải đáp ứng các yêu cầu như: Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng đề ra; đảm bảo được quyền lợi của NLĐ; đảm bảo được sự cân bằng tương quan về lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động; phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như pháp luật quốc tế. Pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN ở Việt Nam cần hoàn thiện về các nội dung như mở rộng thêm đối tượng áp dụng chế độ, quy định riêng mức trợ cấp cho mỗi chế độ; hợp nhất các quy định còn mâu thuẫn, đề xuất mức chi quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho các ngành nghề có tính đặc thù…

Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm TNLĐ, BNN cần thực hiện các biện pháp như: Tăng cường hoạt động tuyên truyền về BHXH; nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ BHXH, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chi trả chế độ BHXH.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm TNLĐ, BNN ở nước ta ra đời từ rất sớm, trải qua quá trình phát triển của đất nước, pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN đã được nhiều lần sửa đổi, bổ sung, có vai trò to lớn trong việc đảm bảo đời sống cho NLĐ khi bị TNLĐ, BNN, góp phần thực hiện an sinh xã hội.

Tuy nhiên hiện nay, các quy định về bảo hiểm TNLĐ, BNN vẫn còn những kẽ hở, hạn chế cần phải sửa đổi sao cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo sự công bằng, minh bạch. Cùng với đó là việc gia tăng TNLĐ, BNN đòi hỏi công tác truyền thông, nâng cao ý thức của doanh nghiệp, NLĐ về TNLĐ, BNN cần phải làm tốt hơn nữa. Cùng với đó, cần cải thiện điều kiện vật chất, chất lượng nguồn nhân lực tại các trung tâm y tế; nghiên cứu, đầu tư xây dựng phòng, khoa chuyên biệt về khám, chữa bệnh nghề nghiệp; sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN; các cấp, ngành, địa phương làm tốt công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật về lao động, BHXH, BHYT, BHTN; tổ chức các diễn đàn, buổi đối thoại với NLĐ về an toàn, sức khỏe tại nơi làm việc; tổ chức các khóa, lớp tập huấn về nâng

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 94 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w