VI. CÂU HỎI THẢO LUẬN
5. Một số khó khăn và lỗi thường gặp trong đánh giá thực thi công vụ và giải pháp khắc phục
và giải pháp khắc phục
a) Một số khó khăn thường gặp trong đánh giá b) Một số lỗi thường gặp trong đánh giá
c) Giải pháp khắc phục
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY 1. Công tác chuẩn bị 1. Công tác chuẩn bị
a) Giảng viên
Chuẩn bị giáo án, văn bản, tài liệu trước khi giảng dạy. b) Học viên
Nghiên cứu trước tài liệu học tập; chuẩn bị bài tập tình huống và các câu hỏi thảo luận.
2. Phương pháp giảng dạy
Kết hợp giữa phương pháp thuyết trình của giảng viên, phân tích tình huống và thảo luận nhóm.
3. Đồ dùng giảng dạy
- Bảng và bút viết bảng; - Máy chiếu;
- Phòng học thích hợp cho thảo luận nhóm; - Giấy A4, A0 và bảng giấy.
4. Phương pháp đánh giá - Quan sát trực tiếp; - Quan sát trực tiếp; - Hỏi đáp; - Kiểm tra nhóm; - Dùng bảng hỏi. V. BỘ TÀI LIỆU 1. Bắt buộc
Bài giảng lý thuyết chuyên đề, bài tập thảo luận.
2. Tài liệu tham khảo
- Trần Kim Dung: Giáo trình quản trị nhân lực, NXB. Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, 2016;
- Lê Thanh Hà (chủ biên): Giáo trình quản trị nhân lực, Trường Đại học Lao động - Xã hội, NXB. Lao động xã hội, 2009;
- Nguyễn Thị Hồng Hải: Quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong khu vực công và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, NXB. Lao động, 2013;
- Lê Tiến Thành: Nghệ thuật quản trị nhân sự, NXB. Thanh Hóa, 2017; - Nguyễn Vũ Việt Trinh: Quản trị nhân sự và các kỹ năng nghiệp vụ về tổ chức hành chính, nhân Sự, NXB. Lao động, 2015.
VI. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Ưu, nhược điểm của từng phương pháp đánh giá thực thi công việc và trường hợp có thể áp dụng? Liên hệ với thực tế đánh giá thực thi công vụ của bản thân và đồng nghiệp tại cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác.
2. Những khó khăn thường gặp trong đánh giá thực thi công việc của cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác và giải pháp khắc phục?
3. Những lỗi thường gặp trong đánh giá thực thi công việc của cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác và giải pháp khắc phục?
4. Những vấn đề gì cần lưu ý trong xây dựng và sử dụng các tiêu chí đánh giá? Liên hệ với thực tế đánh giá thực thi công vụ của bản thân và đồng nghiệp tại cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác.
5. Nêu và nhận xét về quy trình và nội dung đánh giá thực thi công việc tại cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác.
Chuyên đề 18
KỸ NĂNG XÂY DỰNG TÀI LIỆU, HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ, TỔNG KẾT CÔNG TÁC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG TỔNG KẾT CÔNG TÁC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- Thời lượng: 16 tiết - Lý thuyết: 08 tiết
- Thảo luận, thực hành: 08 tiết
I. MỤC ĐÍCH
Chuyên đề cung cấp cho học viên những kỹ năng xây dựng tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ, tổng kết công tác và xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, học viên có thể áp dụng hiệu quả hơn việc xây dựng tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ, tổng kết công tác và xử lý vi phạm hành chính trong công tác thi hành án dân sự.
II. YÊU CẦU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
1. Về kiến thức
Hiểu được tầm quan trọng và những nội dung cơ bản về xây dựng tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ, tổng kết công tác và xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.
2. Về kỹ năng
- Hiểu và vận dụng được kỹ năng xây dựng tài liệu trong công tác thi hành án dân sự;
- Vận dụng được kỹ năng hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác thi hành án dân sự;
- Thực hiện được hoạt động tổng kết công tác thi hành án dân sự của cơ quan, đơn vị;
- Vận dụng được kỹ năng xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự.
3. Về thái độ
Chủ động, tích cực và có tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ, tổng kết công tác và xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.