Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến thẩm quyền giả

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam. (Trang 53)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến thẩm quyền giả

Cũng tương tự như Liên Minh Châu Âu, việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử được quy định cụ thể trong hệ thống luật hiện hành của Ấn Độ. Qua phân tích, Ấn Độ cũng gặp một số bất cập khi xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo cách thức truyền thống. Từ đó, cần phải ban hành quy chế ở Ấn Độ dựa trên các thử nghiệm như “liên hệ tối thiểu” của Hoa Kỳ, hay “kết nối thực sự và quan trọng” của Canada.

Đối với phương thức tiếp cận của Úc

Cách thức tiếp cận của Úc trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử mang tính hỗn hợp. Bên cạnh các quy định cụ thể về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp, Úc có đưa ra một số dấu hiệu để xác định thẩm quyền cũng như tham gia ký kết các Điều ước Quốc tế, Hiệp ước Quốc tế. Một số dấu hiệu mà tòa án Úc căn cứ để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong không gian mạng liên quan đến phỉ báng:

• Thông tin đã được tải xuống ở đâu;

• Nơi ở của nguyên đơn, trụ sở kinh doanh, đời sống gia đình, xã hội và kinh doanh ở địa điểm nào;

• Nguyên đơn tìm cách chứng minh danh tiếng của

• Nguyên đơn cam kết không khởi kiện ở bất kỳ nơi nào khác

Đối với mỗi phương thức tiếp cận về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử của mỗi quốc gia đều có một số điểm chung và những khác biệt riêng. Việt Nam có thể rút ra một số bài học để tận dụng trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử như: đưa ra một số thử nghiệm để xác định mối liên hệ giữa bị đơn và cơ quan giải quyết tranh chấp, đưa ra các quy định pháp luật rõ ràng về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, tham gia và ký kết các Điều ước quốc tế, Hiệp ước Quốc tế liên quan….

3.3.Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết trongThương mại điện tử Thương mại điện tử

Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến trong các doanh nghiệp. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng của công nghệ hiện tại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của Quốc gia. Việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết trong Thương mại điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

Thứ nhất, việc xây dựng các chế định liên quan đến thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phải đảm bảo nguyên tắc toàn diện, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật trong nước và các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, tiếp cận và học hỏi các các cách thức tiếp cận đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không gian mạng của một số nước trên thế giới để xây dựng những quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp với yêu cầu chung của thế giới và tình hình Việt Nam. Học hỏi và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của quốc gia trên thếgiới để nghiên cứu phù hợp với tình hình Việt Nam. Việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử cần mang tính linh hoạt, và có thể dự báo để tránh việc sửa đổi, gây khó khăn trong áp dụng. Các quy định được ban hành đảm bảo cụ thể, sát với tình hình của Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích hợp phát của cá nhân, pháp nhân và tổ chức.

Thứ ba, việc hoàn thiện chính sách pháp luật về thẩm quyền giải quyết về thương mại điện tử phải đảm bảo chính sách đối ngoại mà Đảng và Nhà nước Việt Nam hướng tới, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể xem xét ký kết các Điều ước Quốc tế với một số quốc gia mà thường xuyên thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, ký kết các ĐƯQT đa phương trong lĩnh vực tố tụng như thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài hay các ĐƯQT về công nhận và cho thi hành án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Thứ tư, xây dựng các thể chế bổ trợ tư pháp, tạo cơ chế đồng bộ, phối hợp một cách có hiệu quả giữa các cơ quan bổ trợ tư pháp với Tòa Án, góp phần tạo nên một môi trường pháp lý đồng bộ.

Thứ năm, việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử phải đặt trong mối quan hệ gắn bó với việc hoàn thiện chính sách pháp luật nói chung và trực tiếp là chính sách pháp luật về TPQT.

3.4. Một số đề xuất với cơ quan giải quyết tranh chấp.

Tại Việt Nam, cơ quan thực hiện việc giải quyết tranh chấp bao gồm các tổ chức Hòa giải, Trọng tài và Tòa Án.

Do tính chất của thương mại điện tử liên quan đến các phương thức điện tử, các yếu tố kĩ thuật trong không gian mạng nên để giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp trong thương mại điện tử sẽ đỏi hỏi kiến thức về vấn đề kĩ thuật. Việc nâng cao năng lực về công nghệ cũng như kiến thức trong lĩnh vực thương mại điện tử của các cơ quan giải quyết trong lĩnh vực thương mại điện tử bên cạnh năng lực về pháp lý là vô cùng quan trọng. Những hiểu biết về công nghệ sẽ giúp cơ quangiải quyết tranh chấp nắm bắt được vấn đề của vụ việc, dễ dàng hơn trong việc phát hiện các hành vi vi phạm trong không gian mạng, xác định các đối tượng vi phạm cũng như thu thập các thông tin và chứng cứ liên quan.

Bên cạnh đó, các cơ quan giải quyết tranh chấp như Tòa án cần nghiên cứu các vụ việc về thương mại điện tử, trong đó liên quan đến vấn đề thẩm quyền, để đưa ra những thử nghiệm nhằm xác định mối liên hệ giữa vụ việc, bị đơn và cơ quan giải quyết tranh chấp. Cơ quan có thể tham khảo một số thử

nghiệm của quốc gia như Hoa Kỳ, Canada và ÚC để đưa ra một thử nghiệm thực sự phù hợp và bám sát tình hình thực tế của Việt Nam.

Các tranh chấp xảy ra trong thương mại điện tử rất đa dạng và thường xuyên nên các cơ quan giải quyết có thể nghiên cứu để rút gọn các thủ tục và thời gian giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, các cơ quan này cần có những hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền giải quyết vụ án cũng như các thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự cả về thời gian cũng như cung cấp chứng cứ.

3.5.Một số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào Thương mại điện tử để hạn chế một sốtrách nhiệm Pháp lý liên quan đến các cơ quan tài phán nước ngoài. trách nhiệm Pháp lý liên quan đến các cơ quan tài phán nước ngoài.

Một là, các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại điện tử với người tiêu dùng bên ngoài lãnh thổ nên lập kế hoạch kinh doanh trực tuyến của họ một cách hợp lý nhằm giảm thiểu trách nhiệm pháp lý tiềm ẩn trong các khu vực pháp lý nước ngoài. Cụ thể hơn, khi một doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử cần có các bước chuẩn bị và xác định rõ về thị trường mục tiêu, pháp luật liên quan tại thị trường đó, mục đích của các hoạt động của trang web, các vấn đề cần lưu ý khác như hợp đồng điện tử, nơi đặt server, hình thức kinh doanh….

Hai là, bước đầu đối với nhà cung cấp là quyết định bán sản phẩm trực tuyến hay chỉ đơn giản là cung cấp một trang web thông tin để quảng cáo sản phẩm. Do đó, khi một nhà cung cấp thiết lập một trang web chỉ để cung cấp thông tin về lịch sử công ty, sản phẩm, địa chỉ, số điện thoại nhưng không cho phép giao tiếp tương tác với người tiêu dùng qua trang web thì tòa án Hoa Kỳ không có thẩm quyển giảiquyết đối với nhà cung cấp như vậy. Nếu một nhà cung cấp muốn thêm một tính năng tương tác trên trang web của họ để cho phép người tiêu dùng liên lạc hoặc chuyển các câu hỏi đến nhà cung cấp và nhận được phản hồi của nhà cung cấp thì các tòa án Hoa Kỳ sẽ xem xét mức độ tương tác và tính chất thương mại của việc trao đổi giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng trong việc xác định thẩm quyền về nhân thân đối với nhà cung cấp hay không.

Ba là, nếu nhà cung cấp quyết định bán sản phẩm của mình trực tuyến và có một trang web tương tác theo ý nghĩa của thử nghiệm Zippo, nhà cung cấp nên xem xét thị trường địa lý cho sản phẩm của mình và nơi họ chuẩn bị đối mặt với bất kỳ hậu quả pháp lý nào khi tiến hành kinh doanh.

Bốn là, về lựa chọn điều khoản cơ quan giải quyết tranh chấp, cho dù nhà cung cấp có ý định tiếp thị sản phẩm của mình ở khu vực địa lý nào thì nhà cung cấp sẽ có lợi khi giới hạn quyền tài phán trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ các giao dịch của nhà cung cấp với người tiêu dùng. Tốt nhất cơ quan giải quyết tranh chấp được lựa chọn phải là cơ quan giải quyết trong phạm vị lãnh thổ mà nhà cung cấp hoạt động. Mọi đương sự đều muốn có lợi thế của tòa án nước nhà và không ai muốn kiện tụng ở một cơ quan tài phán nước ngoài xa xôi vì gây tốn kém, mất thời gian và đòi hỏi thực hiện nhiều công việc hơn. Vì vậy chỉ cần thêm một điều khoản về lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp phù hợp trong hợp đồng thương mại điện tử, nhà cung cấp trực tuyến có thể hạn chế nguy cơ bị kiện ở bất kỳ cơ quan tài phán nước ngoài nào không mong muốn và có thể giảm thiểu nguy cơ bị kiện.

Ví dụ về điều khoản trọng tài mẫu: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố

tụng trọng tài của Trung tâm này”.42

Ví dụ về điều khoản luật áp dụng và giải quyết tranh chấp: “Hợp đồng này được điều chỉnh theo quy định của luật Việt Nam. Khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các bên sẽ cố gắng thương lượng để giải quyết bằng biện pháp hòa giải. Trường hợp thương lượng không có kết quả thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp Hợp đồng không thể hòa giải, các bên sẽ gửi vấn đề lên tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam để xử lý tranh chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Năm là, cũng giống như lựa chọn điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp, nhà cung cấp trực tuyến sẽ có lợi khi đưa điều khoản lựa chọn luật vào hợp đồng trực tuyến của mình với người tiêu dùng. Điều khoản quy định việc áp dụng luật trên cơ quan giải quyết tranh chấp của nhà cung cấp khi có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh. Điều này có khả năng mang lại cho nhà cung cấp lợi thế trong việc duy trì mức độ kiểm soát cao hơn đối với bất kỳ tranh chấp hợp đồng nào do nhà cung cấp hiểu rõ hơn về luật.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, việc phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã đặt ra vấn đề pháp lý quan trọng ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Cùng với sự phát triển của các giao dịch thương mại điện tử, các tranh chấp cũng theo đó phát sinh ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp hơn. Các vấn đề xảy ra trong môi trường Internet thực sự khác và đa dạng hơn so với các vấn đề trong không gian thực nhất là về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Thực tế cho thấy không thể giải quyết các vấn đề liên quan đến thẩm quyền hay quyền tài phán trong thương mại điện tử bằng các công cụ pháp lý truyền thống cũng như các cách thức tiếp cận cũ. Các vấn đề pháp lý không rõ ràng, mơ hồ, không có luật cụ thể hay các thử nghiệm thiếu tiêu chuẩn khách quan là những thách thức lớn đặt ra trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, với đặc tính toàn cầu và phi biên giới của Internet đã tạo ra cách tiếp cận thiếu thống nhất đối với quyền tài phán liên quan đến các giao dịch thông qua web. Mỗi quốc gia đều muốn giữ nguyên bản sắc nên việc thiếu khung pháp lý giữa các quốc gia liên quan đến các giao dịch qua internet dẫn đến các doanh nghiệp, cá nhân gặp nhiều rủi ro pháp lý khi tham gia thương mại điện tử. Từ những thực tiễn đó, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về đề tài thầm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử là rất quan trọng và cần thiết. Tác giả tiếp cận vấn đề từ những lý luận về thương mại điện tử và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, từ đó phân tích các phương thức xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại từ các quốc gia như: Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu, Canada, Ấn Độ, Úc để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam cũng như đề xuất các kiến nghị cụ thể. Luận văn tập trung phân tích những nội dung sau:

Trong phạm vi Chương 1, luận văn trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận về thương mại điện tử và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử bao gồm khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động tới tranh chấp về thương mại điện tử, và khái niệm, đặc điểm, của thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử cũng như vai trò và thách thức trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử. Với nền tảng các vấn đề lý luận được giải quyết ở Chương 1, Chương 2 tập trung phân tích nhiều phương thức tiếp cận xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử ở nhiều quốc gia để đánh giá, so sánh và rút ra ưu nhược điểm cũng như kinh nghiệm cho Việt Nam. Thông qua tìm hiểu, phân tích góc nhìn đa dạng từ các quốc gia, tác giả đã nghiên cứu thực tiễn cách tiếp cận và xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử ở Việt Nam.

Từ những kết quả nghiên cứu của Chương 1, Chương 2 và Chương 3, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử. Luận văn đi vào một số đề xuất đối với cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào Thương mại điện tử để hạn chế một số trách nhiệm pháp lý liên quan đến các cơ quan tài phán nước ngoài. Thông qua toàn bộ nội dung đã phân tích, tác giả cố gắng đóng góp vào việc nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề lý luận và cách thức xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đây là một đề tài tương đối mới và khá phức tạp trong khoa học pháp lý, do vậy luận văn chắc chắn còn tồn tài hạn chế và

thiếu sót nhất định. Tác giải mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các nhà nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực ngày 01/01/2017

2. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018

3. Chỉ thị của EU về thương mại điện tử

4. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam. (Trang 53)