Một số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào Thương mại điện tử để

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam. (Trang 55)

6. Kết cấu luận văn

3.5. Một số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào Thương mại điện tử để

Một là, các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại điện tử với người tiêu dùng bên ngoài lãnh thổ nên lập kế hoạch kinh doanh trực tuyến của họ một cách hợp lý nhằm giảm thiểu trách nhiệm pháp lý tiềm ẩn trong các khu vực pháp lý nước ngoài. Cụ thể hơn, khi một doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử cần có các bước chuẩn bị và xác định rõ về thị trường mục tiêu, pháp luật liên quan tại thị trường đó, mục đích của các hoạt động của trang web, các vấn đề cần lưu ý khác như hợp đồng điện tử, nơi đặt server, hình thức kinh doanh….

Hai là, bước đầu đối với nhà cung cấp là quyết định bán sản phẩm trực tuyến hay chỉ đơn giản là cung cấp một trang web thông tin để quảng cáo sản phẩm. Do đó, khi một nhà cung cấp thiết lập một trang web chỉ để cung cấp thông tin về lịch sử công ty, sản phẩm, địa chỉ, số điện thoại nhưng không cho phép giao tiếp tương tác với người tiêu dùng qua trang web thì tòa án Hoa Kỳ không có thẩm quyển giảiquyết đối với nhà cung cấp như vậy. Nếu một nhà cung cấp muốn thêm một tính năng tương tác trên trang web của họ để cho phép người tiêu dùng liên lạc hoặc chuyển các câu hỏi đến nhà cung cấp và nhận được phản hồi của nhà cung cấp thì các tòa án Hoa Kỳ sẽ xem xét mức độ tương tác và tính chất thương mại của việc trao đổi giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng trong việc xác định thẩm quyền về nhân thân đối với nhà cung cấp hay không.

Ba là, nếu nhà cung cấp quyết định bán sản phẩm của mình trực tuyến và có một trang web tương tác theo ý nghĩa của thử nghiệm Zippo, nhà cung cấp nên xem xét thị trường địa lý cho sản phẩm của mình và nơi họ chuẩn bị đối mặt với bất kỳ hậu quả pháp lý nào khi tiến hành kinh doanh.

Bốn là, về lựa chọn điều khoản cơ quan giải quyết tranh chấp, cho dù nhà cung cấp có ý định tiếp thị sản phẩm của mình ở khu vực địa lý nào thì nhà cung cấp sẽ có lợi khi giới hạn quyền tài phán trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ các giao dịch của nhà cung cấp với người tiêu dùng. Tốt nhất cơ quan giải quyết tranh chấp được lựa chọn phải là cơ quan giải quyết trong phạm vị lãnh thổ mà nhà cung cấp hoạt động. Mọi đương sự đều muốn có lợi thế của tòa án nước nhà và không ai muốn kiện tụng ở một cơ quan tài phán nước ngoài xa xôi vì gây tốn kém, mất thời gian và đòi hỏi thực hiện nhiều công việc hơn. Vì vậy chỉ cần thêm một điều khoản về lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp phù hợp trong hợp đồng thương mại điện tử, nhà cung cấp trực tuyến có thể hạn chế nguy cơ bị kiện ở bất kỳ cơ quan tài phán nước ngoài nào không mong muốn và có thể giảm thiểu nguy cơ bị kiện.

Ví dụ về điều khoản trọng tài mẫu: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố

tụng trọng tài của Trung tâm này”.42

Ví dụ về điều khoản luật áp dụng và giải quyết tranh chấp: “Hợp đồng này được điều chỉnh theo quy định của luật Việt Nam. Khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các bên sẽ cố gắng thương lượng để giải quyết bằng biện pháp hòa giải. Trường hợp thương lượng không có kết quả thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp Hợp đồng không thể hòa giải, các bên sẽ gửi vấn đề lên tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam để xử lý tranh chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Năm là, cũng giống như lựa chọn điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp, nhà cung cấp trực tuyến sẽ có lợi khi đưa điều khoản lựa chọn luật vào hợp đồng trực tuyến của mình với người tiêu dùng. Điều khoản quy định việc áp dụng luật trên cơ quan giải quyết tranh chấp của nhà cung cấp khi có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh. Điều này có khả năng mang lại cho nhà cung cấp lợi thế trong việc duy trì mức độ kiểm soát cao hơn đối với bất kỳ tranh chấp hợp đồng nào do nhà cung cấp hiểu rõ hơn về luật.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, việc phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã đặt ra vấn đề pháp lý quan trọng ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Cùng với sự phát triển của các giao dịch thương mại điện tử, các tranh chấp cũng theo đó phát sinh ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp hơn. Các vấn đề xảy ra trong môi trường Internet thực sự khác và đa dạng hơn so với các vấn đề trong không gian thực nhất là về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Thực tế cho thấy không thể giải quyết các vấn đề liên quan đến thẩm quyền hay quyền tài phán trong thương mại điện tử bằng các công cụ pháp lý truyền thống cũng như các cách thức tiếp cận cũ. Các vấn đề pháp lý không rõ ràng, mơ hồ, không có luật cụ thể hay các thử nghiệm thiếu tiêu chuẩn khách quan là những thách thức lớn đặt ra trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, với đặc tính toàn cầu và phi biên giới của Internet đã tạo ra cách tiếp cận thiếu thống nhất đối với quyền tài phán liên quan đến các giao dịch thông qua web. Mỗi quốc gia đều muốn giữ nguyên bản sắc nên việc thiếu khung pháp lý giữa các quốc gia liên quan đến các giao dịch qua internet dẫn đến các doanh nghiệp, cá nhân gặp nhiều rủi ro pháp lý khi tham gia thương mại điện tử. Từ những thực tiễn đó, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về đề tài thầm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử là rất quan trọng và cần thiết. Tác giả tiếp cận vấn đề từ những lý luận về thương mại điện tử và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, từ đó phân tích các phương thức xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại từ các quốc gia như: Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu, Canada, Ấn Độ, Úc để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam cũng như đề xuất các kiến nghị cụ thể. Luận văn tập trung phân tích những nội dung sau:

Trong phạm vi Chương 1, luận văn trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận về thương mại điện tử và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử bao gồm khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động tới tranh chấp về thương mại điện tử, và khái niệm, đặc điểm, của thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử cũng như vai trò và thách thức trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử. Với nền tảng các vấn đề lý luận được giải quyết ở Chương 1, Chương 2 tập trung phân tích nhiều phương thức tiếp cận xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử ở nhiều quốc gia để đánh giá, so sánh và rút ra ưu nhược điểm cũng như kinh nghiệm cho Việt Nam. Thông qua tìm hiểu, phân tích góc nhìn đa dạng từ các quốc gia, tác giả đã nghiên cứu thực tiễn cách tiếp cận và xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử ở Việt Nam.

Từ những kết quả nghiên cứu của Chương 1, Chương 2 và Chương 3, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử. Luận văn đi vào một số đề xuất đối với cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào Thương mại điện tử để hạn chế một số trách nhiệm pháp lý liên quan đến các cơ quan tài phán nước ngoài. Thông qua toàn bộ nội dung đã phân tích, tác giả cố gắng đóng góp vào việc nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề lý luận và cách thức xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đây là một đề tài tương đối mới và khá phức tạp trong khoa học pháp lý, do vậy luận văn chắc chắn còn tồn tài hạn chế và

thiếu sót nhất định. Tác giải mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các nhà nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực ngày 01/01/2017

2. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018

3. Chỉ thị của EU về thương mại điện tử

4. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007.

5. Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2006

6. Luật mẫu của Uncitral về TMĐT năm 1996

7. Luật thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006

8. Nghị định số 52⁄2013⁄NĐ-CP ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021

9. Thông tư số 46⁄2010⁄TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

10. Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về Quản lý website thương mại điện tử. Thay thế cho Thông tư số 12/2013/TT-BCT

11. Đoàn Quỳnh Thương, Giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2013

12. Lê Văn Thiệp, Pháp luật Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2016

13. Lương Tuấn Nghĩa, Đặc điểm vai trò của pháp luật thương mại điện tử và quan điểm hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử trong thời gian tới, Tạp chí Công Thương, số ngày 13/06/2017

14. Phạm Thị Hồng Nhung, Nguyễn Việt Dũng, Pháp luật về Thương mại điện tử, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, Học viện Tư Pháp, năm 2021

15. Phan Hoài Nam, Học thuyết Forum non conveniences trong Tư pháp Quốc tế Hoa Kỳ - một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 2017

16. Tô Ngọc Hồng, Pháp Luật Việt Nam về giải quyết Thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của Hiệp định thương mại tự do EVFTA, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Quảng Bình năm 2021

17. Vũ Thị Hương, Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong mối tương quan với pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Luận án Tiến sĩ Luật

học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2020

Tiếng Anh

18. Alan Davidson, The Law of Electronic Commerce, Cambridge University Press, 2009 19.Betsy Rosenblatt, Principles of Jurisdiction

20.Case law, Zippo Mfg. Co. v. Zippo Dot Com, Inc., 952 F. Supp. 1119

21. Christopher William Pappas, Comparative U.S. & EU approaches to E- commerce Regulation: Jurisdiction, Electronic Contracts, Electronic Signatures and Taxation, Journal of International Law & Policy, 2002

22. Cindy chen, United states and European union approaches to internet jurisdiction and their impact on e-commerce, Published by Penn Law: Legal Scholarship Repository, 2014

23. Dr Faye Fangfei Wang, Issue 4 (2008) 233 Obstacles and Solutions to Internet Jurisdiction - A Comparative Analysis of the EU and US laws, Lecturer in Law, Bournemouth University, Journal of International Commercial Law and Technology Vol.3

24. Katie Sutton, Freehils, E-commerce and jurisdictional issues: an overview, Computers & Law September 2002

25. Kornfeld LLP, Jurisdictional Issues in Electronic Commerce: A Canadian Perspective, 2004

26. Margaret G. Stewart, Achieving Legal and Business Order in Cyberspace: A Report on Global Jurisdictional Issues Created by the Internet, 55 Bus. Law. 1801 (2000).

27. Mrinali Komandur, Jurisdiction and Enforcement of E-commerce Contracts

28. Sachin Mishra, Determining Jurisdiction over E-Commerce disputes in India, Published in Articles section of www.manupatra.com

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam. (Trang 55)