10 theo định hướng STEM
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm
❖ Kết quả xin ý kiến chuyên gia
Tác giả thiết kế phiếu xin ý kiến chuyên gia (phụ lục 2) gửi đến các chuyên gia kèm theo nội dung các tiến trình dạy học đã được thiết kế tại chương 2.
Kết thúc quá trình thực nghiệm, tác giả thu được ý kiến của 40 chuyên gia công tác ở nhiều đơn vị khác nhau trên cả nước, kết quả về thông tin cá nhân của các chuyên gia cụ thể như sau:
100
Bảng 3.1: Thông tin cá nhân của các chuyên gia tham gia khảo sát
Thông tin cá nhân Kết quả Giới tính Đơn vị
công tác 40 chuyên gia đến từ 36 đơn vị công tác khác nhau.
Tỉnh/ thành công tác Trình độ đào tạo
101 Thâm niên giảng dạy Công việc hiện tại
Kết quả khảo sát cho thấy kinh nghiệm, thâm niên làm việc, trình độ đào tạo của các chuyên gia được trải đều theo nhiều cấp bậc khác nhau; ngoài ra các chuyên gia cũng đến từ nhiều địa phương trên cả nước, nắm giữ những vai trò khác nhau trong công tác, điều này cho thấy góc nhìn của các chuyên gia sẽ đa dạng khi đánh giá vấn đề vì thế khảo sát sẽ có độ tin cậy cao.
Kết quả xin ý kiến chuyên gia được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2: Kết quả xin ý kiến chuyên gia
1. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của việc vận dụng quy trình dạy học theo định hướng STEM vào dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”
• Bước 1: Xác định vấn đề; định hướng, hướng dẫn học sinh thực hiện vụ học tập.
102
• Bước 2: Nghiên cứu kiến thức nền về các chòm sao, Hệ Mặt Trời, các hành tinh, các đặc điểm chuyển động, các hiện tượng thiên văn… và củng cố kiến thức thông qua các bài tập.
• Bước 3: Vận dụng thiết kế các mô hình: bản đồ sao quay, mô hình Hệ Mặt Trời.
• Bước 4: Chế tạo và thử nghiệm mô hình.
• Bước 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh, tổng kết kiến thức.
Nhận định của CG Góp ý của CG
+ 39 chuyên gia nhận định rằng quy trình này là phù hợp/rất phù hợp. + 1 chuyên gia cho rằng: “giữa bước 3 và 4 nên có thảo luận”
2. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của việc hình thành chủ đề STEM trong dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”
Phân chia chuyên đề “Trái đất và bầu trời” thành 2 chủ đề STEM với thời lượng dạy học như sau:
1. Chủ đề "thiết kế bản đồ sao quay"
• Kiến thức STEM trong chủ đề: (xem phiếu xin ý kiến chuyên gia tại phụ lục 2)
103
phương hướng
• Thời lượng dạy học: 2 buổi học, mỗi buổi 2 tiết (tổng 180 phút)
2. Chủ đề "mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời"
• Kiến thức STEM trong chủ đề: (xem phiếu xin ý kiến chuyên gia tại phụ lục 2)
• Nội dung kiến thức bao hàm trong chủ đề theo CTGDPT mới: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao; Một số hiện tượng thiên văn.
• Thời lượng dạy học: 3 buổi, mỗi buổi 2 tiết (tổng 270 phút)
Nhận định của CG Góp ý của CG
Có 3 chuyên gia có góp ý như sau:
+ “Thiết kế bản đồ sao quay có mục tiêu kỹ thuật: “Hiểu được nguyên lý cơ bản của bản đồ sao quay, đọc được tài liệu hướng dẫn” chưa phù hợp (thuộc ND khoa học). Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời có nội dung phù hợp.”
+ “Yếu tố công nghệ thiên về kỹ thuật hơn”.
+ “Xem lại nội dung liên quan đến công nghệ: một số việc liệt kê quá đơn giản, chưa cần đến yếu tố T”.
104
Còn lại các chuyên gia khác đều có ý kiến là hợp lý, tốt hay là phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
3. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của các hoạt động trong tiến trình dạy học chủ đề “Thiết kế bản đồ sao quay”.
• Hoạt động 1 (15p): Xác định vấn đề và giao nhiệm vụ
• Hoạt động 2 (30p): Thực hiện nhiệm vụ cá nhân
• Hoạt động 3 (30p): Báo cáo nhiệm vụ cá nhân
• Hoạt động 4 (15p): Kết luận, đánh giá buổi học 1
• Hoạt động 5 (40p): Thực hiện nhiệm vụ nhóm
• Hoạt động 6 (35p): Báo cáo nhiệm vụ nhóm
• Hoạt động 7 (15p): Kết luận và đánh giá
Nhận định của CG Góp ý của CG
Ở nội dung này, 34 chuyên gia có ý kiến tán đồng với tiến trình dạy học, 6 chuyên gia có góp ý bổ sung như sau:
+ “Hoạt động 6 quy định thời gian thuyết trình mỗi nhóm, đưa ra tiêu chí rõ ràng.”
+ “Thêm các video thực tế”.
+ “Trong tiến trình dạy học chưa đề cập đến việc phân chia nhóm như thế nào cho học sinh. Một vài nhiệm vụ như đọc tài liệu thì học sinh
105
có thể tìm hiểu trước ở nhà. Về điểm số, ngoài điểm của GV đánh giá nên có thêm điểm đánh giá đồng đẳng của học sinh.”
+ “Phần xác định vấn đề hơi khó khi chỉ có 15 phút”. + “Hoạt động 1 thời gian nhiều”.
+ “Ở bước 1, các vấn đề đặt ra nên để ở dạng câu hỏi cần giải quyết thay vì nhiệm vụ”.
4. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của các hoạt động trong tiến trình dạy học chủ đề “Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời”.
• Hoạt động 1 (10p): Xác định vấn đề và giao nhiệm vụ
• Hoạt động 2 (30p): Thực hiện nhiệm vụ cá nhân
• Hoạt động 3 (20p): Báo cáo nhiệm vụ cá nhân
• Hoạt động 4 (30p): Thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời
• Hoạt động 5 (10p): Lên kế hoạch
• Hoạt động 6 (75p): Chế tạo mô hình Hệ Mặt Trời
• Hoạt động 7 (5p): Tổng kết, dọn dẹp vệ sinh
• Hoạt động 8 (20p): Hoàn thiện sản phẩm
• Hoạt động 9 (50p): Báo cáo sản phẩm
106 Nhận định của CG Góp ý của CG
Có 34 chuyên gia nhất trí, tán đồng và không có ý kiến bổ sung, còn lại 6 chuyên gia có ý kiến góp ý như sau:
+ “Học sinh có thể đa dạng cách trình bày, không nhất thiết theo sơ đồ tư duy. Quy định thời gian cho các nhóm trình bày sản phẩm có số cụ thể”.
+ “Ở HĐ5, việc học sinh lên kế hoạch và phân chia nhiệm vụ cần nhiều thời gian hơn (đùn đẩy công việc, chưa nắm rõ được các bước…) thời gian này có thể lấy ở 75p làm mô hình do vẫn còn 20p của buổi sau để học sinh hoàn thiện (sửa lỗi, tô màu…)”.
+ “Tiến trình dạy học chi tiết. Về điểm số, ngoài điểm của GV đánh giá nên có thêm điểm đánh giá đồng đẳng của học sinh”.
+ “Tiến trình rất hợp lý, có thể thêm các tiêu chí cao hơn cho học sinh lớp 10”.
107
+ “Ở bước 1, các vấn đề đặt ra nên để ở dạng câu hỏi cần giải quyết thay vì nhiệm vụ”.
+ “Tiến trình chi tiết, đầy đủ, có thể cho HS đánh giá giữa các nhóm với nhau”.
Phân tích ý kiến chuyên gia cho thấy, có 97,5% chuyên gia thấy rằng quy trình dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” theo định hướng STEM gồm 5 bước như luận văn đề cập là phù hợp hoặc rất phù hợp. Việc phân chia chuyên đề thành 2 chủ đề STEM là “Thiết kế bản đồ sao quay” và “Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời” được 100% chuyên gia tán đồng trong đó 17,5% chuyên gia cho rằng việc xây dựng chủ đề như vậy là “rất phù hợp”. Về tính phù hợp của tiến trình dạy học, có 1 ý kiến nhận định cho rằng hoạt động 1 của chủ đề “Thiết kế bản đồ sao quay”; hoạt động 1 và hoạt động 3 của chủ đề “Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời” là chưa phù hợp còn lại các chuyên gia đều cho rằng các hoạt động là phù hợp/rất phù hợp để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh.
Sau khi phân tích các ý kiến góp ý của chuyên gia, tác giả đã điều chỉnh lại một số nội dung cho phù hợp: chỉnh sửa lại mục tiêu, kiến thức STEM trong các chủ đề; thay đổi cách đặt vấn đề; đưa ra tiêu chí đánh giá rõ ràng cho các hoạt động; thiết kế lại hình thức giáo án theo công văn 5512 của bộ Giáo dục và đào tạo.
❖ Kết quả tiết học thực nghiệm
Qua quan sát tiết học thực nghiệm, tác giả thu được kết quả về mặt định tính như sau:
Trong quá trình diễn ra các tiết học thực nghiệm, học sinh luôn hào hứng, vui vẻ trong quá trình học. Khi giáo viên đưa ra vấn đề, học sinh rất tích cực
108
trả lời và thảo luận xung quanh vấn đề. Khi làm việc nhóm, hầu hết các học sinh đều tích cực tham gia và thu được các kết quả rất tốt.
Hình 3.1: Học sinh tích cực làm việc nhóm trong giờ học
109
Hình 3.3: Học sinh thảo luận thiết kế bản đồ sao quay
110
Hình 3.5: Học sinh giới thiệu về các hành tinh đất đá
111
Hình 3.7: Học sinh báo cáo sản phẩm "Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời"
Tiết học diễn ra thoải mái, sôi nổi và tích cực, hiểu bản chất và trình bày lại được các kiến thức theo ngôn ngữ riêng của mình thông qua việc thiết kế các sơ đồ tư duy, trình bày được cách hoạt động của “bản đồ sao quay” một cách chính xác. Qua quan sát, khi giáo viên đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, có tới 90% học sinh trả lời đúng, điều này cho thấy việc tiếp thu kiến thức của học sinh rất hiệu quả, hầu như học sinh có thể tiếp thu được kiến thức ngay trong giờ học.