Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI”, VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ (Trang 120 - 139)

10 theo định hướng STEM

3.7.Kết luận chương 3

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, tác giả đã rút ra được các kết luận sau:

- Việc xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” theo định hướng STEM là phù hợp với định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới và các công văn của bộ Giáo dục và đào tạo.

112

- Việc thiết kế các chủ đề STEM và các hoạt động dạy học phù hợp với mục tiêu và đối tượng học sinh, đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Thông qua việc xử lý, thu thập ý kiến từ các chuyên gia, bước đầu có thể khẳng định việc tổ chức dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” theo định hướng giáo dục STEM phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh; khẳng định giả thuyết nghiên cứu ban đầu là đúng đắn.

113

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài, tác giả đã rút ra được những kết luận sau:

- Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về giáo dục STEM trên thế giới và tại Việt Nam từ đó nhận thấy việc cần thiết của việc triển khai giáo dục STEM tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

- Tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng việc dạy học STEM tại các trường phổ thông ở một số tỉnh, thành trên cả nước và rút ra kết luận: “Nhìn chung hiện nay giáo viên và các trường phổ thông hầu hết đều có nhận thức đúng đắn trong việc triển khai các hình thức dạy học tích cực đặc biệt là dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Tuy nhiên, có sự chênh lệch về tần suất triển khai giữa các trường và các khu vực. Các trường học cũng đã tích cực triển khai các hoạt động giáo dục STEM tuy nhiên còn gặp nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu hướng dẫn”.

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu và xây dựng các tiến trình dạy học trong chuyên đề “Trái đất và bầu trời” – Vật lý 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng STEM.

- Tác giả tiến hành xin ý kiến chuyên gia là những giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm ở nhiều trường phổ thông, đại học trên toàn quốc để đánh giá mức độ phù hợp của các tiến trình dạy học đã xây dựng đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Hầu hết các chuyên gia cho rằng cách triển khai bài dạy và tiến trình được xây dựng là phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số chi tiết cần điều chỉnh và tác giả đã điều chỉnh để tiến trình phù hợp hơn.

- Tác giả tổ chức dạy thực nghiệm dựa trên những giáo án đã xây dựng tại trường THPT Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kết quả thực nghiệm

114

bước đầu cho phép khẳng định việc triển khai dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” – Vật lý 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng giáo dục STEM phát huy được tính tích cực của học sinh.

- Có thể nói nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, giả thuyết khoa học là đúng đắn. Việc triển khai dạy học Vật lý theo định hướng STEM giúp học sinh tích cực, chủ động và có thể đem lại hiệu quả học tập cao hơn.

2. Khuyến nghị

Để việc triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM môn Vật lý tại trường phổ thông hiệu quả hơn, tác giả khuyến nghị:

- Bộ Giáo dục và đào tạo cần có những văn bản, tài liệu hướng dẫn chi tiết việc triển khai các bài giảng Vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng STEM để giáo viên có thể triển khai hiệu quả để đạt được mục tiêu giáo dục tốt nhất.

- Các nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian, không gian, cơ sở vật chất, kinh phí cần thiết trong việc triển khai các dự án/chủ đề STEM tại trường. - Khuyến khích giáo viên tự học hỏi, trau dồi, tích cực vận dụng và rút kinh nghiệm. Ngoài việc triển khai dạy học STEM theo môn học, giáo viên cần hợp tác tổ chức và khuyến khích học sinh tham gia các dự án chung của toàn trường, nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới sáng tạo phương pháp dạy học trong giai đoạn mới.

115

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật

lý.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), Công văn 3089 về việc triển khai giáo dục

STEM trong giáo dục trung học.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), Công văn 5512 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

5. Hoàng Văn Chính (2012), Dạy học dự án một số kiến thức chương “Mắt

và các dụng cụ quang” - Vật lí lớp 11 ban cơ bản THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, Luận văn thạc sĩ Khoa học

giáo dục, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

6. Nguyễn Kim Dung, Phạm Thị Hương (2020), “Nghiên Cứu Tổng Quan Về Chiến Lược Phát Triển Giáo Dục Stem Tại Hoa Kì Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Giáo Dục Việt Nam”, Tạp chí khoa học trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 17(2), tr. 270 – 281.

7. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI. 8. Trần Hải Đăng (2018), Tổ chức dạy học theo chuyên đề trong dạy học

môn Vật lí theo STEM cho học sinh trung học phổ thông tại trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí, Trường Đại

học Giáo dục, ĐHQGHN, Hà Nội.

9. Nguyễn Mậu Đức, Dương Thị Ánh Tuyết (2018), “Dạy học chủ đề axit - bazơ (Hóa học 11) theo định hướng giáo dục STEM”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 8, tr 214 – 218, 228.

116

10. Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM: Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh.

11. Lê Huy Hoàng (chủ nhiệm đề tài, 2020) và các cộng sự, Nghiên cứu mô

hình giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết 29 – NQ/TW, Đề tài NCKH cấp quốc gia, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, Hà Nội.

12. Hoàng Phước Muội và Nguyễn Thanh Nga (2017), “Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” – Vật lý 10 theo định hướng giáo dục STEM”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Giáo dục STEM trong

chương trình giáo dục phổ thông mới, (12), NXB ĐHSP TPHCM, tr. 93

– 105.

13. Đào Sỹ Nam, Đào Ngọc Chính, Phan Thị Bích Lợi (2018), “Một số vấn đề về giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9, tr. 25-29. 14. Nguyễn Thanh Nga, Hoàng Phước Muội, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ (2018), Dạy học chủ đề STEM

cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB

ĐHSP TPHCM, Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học

sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB ĐHSP TPHCM, Hồ

Chí Minh.

16. Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2017), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề giáo dục STEM

cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB ĐHSP

117

17. Lê Hải Mỹ Ngân (2020), “Thiết kế tổ chức dạy học chủ đề STEM Hệ thống cấp nước tự động đơn giản theo quy trình dạy học 6E chương trình trung học cơ sở”, Tạp chí khoa học trường đại học sư phạm TP Hồ Chí

Minh, 17(2), tr. 1859–3100.

18. Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

19. Thủ tướng chính phủ (2020), chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

20. Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học

sinh - quyển 1 Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Hồng Thoa, Nguyễn Thị Huệ, Đào Kim Quế. (2019). “Phát triển năng lực học sinh thông qua dạy học chủ đề “trái đất và bầu trời” chương trình môn khoa học tự nhiên lớp 6”. Tạp Chí

Khoa Học và Công Nghệ Trường Đại Học Hùng Vương, 16 (3), tr.56–58.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

22. Brown, J. (2012). The current status of STEM education research. Journal of STEM Education, 13(5), 7–12.

23. Brown, R., Brown, J., Reardon, K., & Merrill, C. (2011). Understanding STEM: Current perceptions. Publications, 70(6), 5.

24. Ejiwale, J. A., Kennedy, T. J., Odell, M. R. L., & Moore, L. K. (2014). CRS Report for Congress Specialist in Telecommunications Policy. Journal of Education and Learning (EduLearn), 7(2), 246–258.

25. English, L. D. (2016). STEM education K-12: perspectives on integration. International Journal of STEM Education, 3(1), 1–8.

26. Gonzalez, H. B., & Kuenzi, J. (2012). What Is STEM Education and Why Is It Important? Congressional Research Service, 1(August), 1–15.

118

27. H.Gonzalez, J.Kuenzi (2012), What is STEM Education and Why is it important?, Congressional Research Service.

28. Honey, M., Pearson, G., & Schweingruber, H. (2014). National Academy of Engineering and National Research Council (2014). STEM integration in K-12 education: Status, prospects, and an agenda for research. In Washington, DC: National Academies Press. doi (Vol. 10).

29. Kelley, T. R., & Knowles, J. G. (2016). A conceptual framework for integrated STEM education. International Journal of STEM Education, 3(1)

30. M.K. Daugherty (2013). The Prospect of an “A” in STEM Education. Journal of STEM Education: Innovations and Research, Vol. 14(2), pp. 10-16.

31. Radloff, J., & Guzey, S. (2016). Investigating Preservice STEM Teacher Conceptions of STEM Education. Journal of Science Education and Technology, 25(5), 759–774.

32. Rodger W. Bybee (2010). What Is STEM Education?. Science 27 Aug 2010: Vol. 329, Issue 5995, pp. 996-1004.

33. Sanders, M. (2009). STEM,STEMEducation,STEMmania. The Technology Teacher, 20, 20–27.

34. Tsupros, N., Kohler, R., and Hallinen, J. (2009). STEM education: A project to identify the missing components, Intermediate Unit 1 and Carnegie Mellon, Pennsylvania.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài: “Tổ chức dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”, vật lý 10 theo định hướng STEM”, nhóm tác giả rất mong muốn

nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô để có thể khai thác được những dữ liệu quan trọng về thực trạng dạy và học môn Vật lý theo định hướng giáo dục STEM tại trường phổ thông. Những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của thầy/cô sẽ giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu này. Chúng tôi xin cam đoan những thông tin, ý kiến của thầy/cô sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

I. Phần thông tin cá nhân

Thầy/cô vui lòng cho biết 1 số thông tin sau:

1. Số năm công tác của thầy cô là:

A. Dưới 5 năm B. 5 – 10 năm C. Trên 10 năm

2. Giới tính

□ Nam □ Nữ

3. Bằng cấp

A. Tiến sĩ B. Thạc sĩ C. Cử nhân D. Cao đẳng

4. Bậc giảng dạy

A. THPT B. THCS C. THPT & THCS

II. Phần khảo sát

1. Thầy/cô đánh giá mức độ hiểu biết của mình về giáo dục STEM như thế nào?

A. Chưa nghe nói bao giờ

B. Chỉ biết sơ qua về STEM, chưa tìm hiểu sâu C. Hiểu biết về STEM ở mức khá

D. Hiểu rất sâu, rất kỹ về STEM

2. Do đâu mà thầy/cô có được những hiểu biết về STEM?

A. Tự tìm hiểu nghiên cứu qua sách vở, internet, học hỏi đồng nghiệp… B. Tham gia các khóa tập huấn (tự tham gia hoặc do trường tổ chức) C. Thông qua triển khai dạy học STEM từ Nhà trường

3. Trường của Thầy/cô đã từng tổ chức các hoạt động nào theo định hướng giáo dục STEM?

A. Vận dụng STEM để giảng dạy nội dung, dự án học tập trong một số môn học.

B. Tổ chức chuyên đề, ngoại khóa theo khối, theo lớp. C. Tổ chức các hội thi, ngày hội STEM cho học sinh. D. Tổ chức câu lạc bộ ngoại khóa về STEM.

4. Trong quá trình dạy học, ngoài những mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thầy cô thường quan tâm đến những năng lực nào của học sinh nhất? (có thể chọn nhiều đáp án)

A. Năng lực giải quyết vấn đề B. Năng lực hợp tác

C. Năng lực tự học D. Năng lực giao tiếp E. Năng lực sáng tạo F. Năng lực tính toán

G. Năng lực sử dụng CNTT và Truyền thông

5. Thầy/cô đánh giá thế nào về mức độ quan trọng của những hoạt động giáo dục STEM trong việc hình thành và phát triển kỹ năng của thế kỷ 21 cho học sinh?

A. Quan trọng B. Bình thường

C. Không quan trọng D. Chưa đánh giá được

6. Trong quá trình dạy học môn Vật lý, thầy/cô có thường xuyên hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn hay không?

A. Chưa bao giờ B. Hiếm khi

C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên

7. Thầy cô có thường xuyên tổ chức cho học sinh hợp tác làm ra sản phẩm (mô hình, poster, báo cáo…) trong quá trình dạy học không?

A. Chưa bao giờ B. Hiếm khi

C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên

8. Thầy cô có thường kết nối những kiến thức Toán học, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Kỹ thuật… trong các tiết học của mình không?

A. Chưa bao giờ B. Hiếm khi

9. Đánh giá của thầy cô về mức độ thuận lợi/khó khăn của các yếu tố dưới đây trong việc triển khai dạy học theo định hướng STEM tại trường của mình.

Rất thuận lợi Thuận lợi Rất khó khăn Khó khăn Khó đánh giá Chương trình, sách giáo khoa Cơ sở vật chất, thiết bị

Nguồn tài liệu, hướng dẫn về STEM Trình độ, nhận thức của lãnh đạo trường Trình độ, nhận thức của giáo viên Trình độ, nhận thức của học sinh

Phụ lục 2

PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Kính gửi: Quý thầy/cô!

Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ thuộc chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý với tên đề tài nghiên cứu “Tổ chức dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”, Vật lý 10 theo

định hướng STEM”. Để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài, chúng tôi

rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy/cô trả lời phiếu xin ý kiến chuyên gia dưới đây. Những ý kiến góp ý của thầy/cô sẽ vô cùng có giá trị cho đề tài. Những thông tin của quý thầy/cô góp ý chỉ với mục đích sử dụng cho nghiên cứu luận văn và chúng tôi xin hứa mọi thông tin sẽ được bảo mật.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy/cô.

Phần A: THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Giới tính: ☐ Nam ☐ Nữ 2. Trường:………. 3.Quận/ Huyện ………..………... 4. Tỉnh/Thành phố:……… 5. Trình độ đào tạo: ☐ Cử nhân ☐ Thạc sỹ ☐ Tiến sĩ ☐ Khác

6. Chuyên ngành đào tạo:………. 7. Số năm giảng dạy Vật lý:

☐ < 5 năm ☐ 5 – 10 năm ☐ > 10 năm

8. Công việc hiện tại (có thể đánh dấu nhiều hơn một lựa chọn): ☐ Cán bộ quản lý kiêm cán bộ giảng dạy tại trường đại học

☐ Cán bộ giảng dạy tại trường đại học

☐ Cán bộ nghiên cứu thuộc chuyên ngành LL&PPDH Vật lý ☐ Cán bộ giảng dạy tại trường THPT

Phần B: TỰ ĐÁNH GIÁ

Hướng dẫn: Với mỗi nhận định dưới đây về nội dung chúng tôi xin ý kiến,

thầy/cô hãy cho biết mức độ đồng ý của mình và đánh dấu vào mức độ mà thầy

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI”, VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ (Trang 120 - 139)