7. Kết cấu của khoá luận
1.2.2 Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong xử phạt vi phạm hành
hành chính do đại dịch Covid-19
Quyền con người, quyền công dân dù là trong hoàn cảnh nào, kể cả là xử phạt VPHC trong đại dịch Covid-19, các quốc gia vẫn cần tuân thủ các nghĩa vụ cơ bản nhằm bảo đảm sự tôn trọng phẩm giá và quyền con người. Việc xử phạt VPHC trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phải gắn với nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi một số quyền con người nhất định như quyền tự do đi lại, quyền về việc làm, quyền tự do kinh doanh, quyền được học tập, quyền tự do hội họp v.v…
Trải qua ba đợt dịch, Covid-19 cũng xuất hiện nhiều yếu tố bất ngờ hơn, quy mô cũng lớn hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một trận đánh thắng lớn. Không chỉ riêng đợt ba, kết quả phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam từ trước đến nay luôn được cộng đồng đánh giá là một trong những hình mẫu kiểm soát có hiệu quả để lại kinh nghiệm cho những quốc gia khác. Thật tự hào khi thành quả chống dịch của Việt Nam được lan toả khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là có cả tiếng nói ghi nhận của đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, đi ngược lại với những nhận định này, trong thời gian vừa qua, tổ chức theo dõi nhân quyền ở Hoa Kì đã liên tiếp cáo buộc Việt Nam dù chống dịch thành công nhưng đã lợi dụng Covid-19 để biện minh cho hành vi vi phạm nhân quyền, thậm chí còn xuyêm tạc cho rằng, Việt Nam lợi dụng Covid-19 để vi phạm nhân quyền27.
Việc xử phạt VPHC của Chính phủ Việt Nam trong đại dịch Covid-19 là để bảo đảm các quyền cơ bản sau:
Thứ nhất,quyền được tiếp cận thông tin.
Chỉ trong 3 tháng đầu tiên của đại dịch, lực lượng công an đã xác minh, làm việc với hơn 600 trường hợp, xử lý hơn 134 đối tượng tung tin giả trên mạng xã hội 26 Xem: Thủ tướng: Chúng ta cần hành động nhanh, hành động ngay. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thông tin có tại: http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-Chung-ta-can- hanh-dong-nhanh-hanh-dong-ngay/392564.vgp (truy cập ngày 14/4/2021).
27 Thông tin xem tại: Tin tức VTV 24h -Luận điệu “Việt Nam lợi dụng COVID-19 vi phạm nhân quyền” là quy chụp, bất chấp đúng sai, https://vtv.vn/chinh-tri/luan-dieu-viet-nam-loi-dung-covid-19-vi-pham-nhan- quyen-la-quy-chup-bat-chap-dung-sai-20210304181218269.htm, truy cập ngày 24/4/2021.
về dịch Covid-19. Tuy nhiên, các bản báo cáo của tổ chức theo dõi nhân quyền mới đây lại cho rằng, Việt Nam triệu tập và xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai sự thật liên quan về Covid-19 đã vi phạm quyên tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, gia tăng ngôn luận. Đây thực sự là những nhận định thiếu khách quan, đi ngược lại những tiêu chí bảo đảm quyền con người. Tự do ngôn luận là một quyền công dân được quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013, theo đó “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vậy, việc xử phạt các cá nhân tung tin giả trên mạng xã hội có vi phạm quyền tự do ngôn luận không? Tại Điều 25 Hiến pháp 2013 cũng quy định rất rõ, việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Do đó, đăng những tin giả, không có thực, thông tin bịa đặt rõ ràng là vi phạm pháp luật. Tại mục 2 Công văn 107/STP-XDKT&TDTHPL ngày 29/01/2021 của Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương quy định: “Hành vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid- 19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp được quy định Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức). Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật”.” Chính vì thế, việc xử phạt VPHC đối với những thông tin không chính thống chính là bảo vệ những người tiếp cận thông tin không có thật, tránh gây tâm lý hoang mang, tin tưởng vào những thông tin bịa đặt.
Bên cạnh đó, càng tập trung đông người, thì virus càng lây lan nhanh chóng, thế nhưng, tuy nhiên tổ chức theo dõi nhân quyền lại cho rằng, Việt Nam đã cản trở và vi phạm quyền được hội họp của người dân28. Giữa lúc dịch bệnh phức tạp, Chính phủ, chính quyền các địa phương đã đưa ra nhiều nội dung cảnh báo, khuyến cáo, yêu cầu người dân chấp hành các quy định về phòng chống dịch để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định này. Căn cứ theo Công văn 2428/UBND-KGVX ngày 26/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ngày 27-5, chủ tịch UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với V.V.P. (25 tuổi, trú xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng) và 5 người khác vì tụ tập ăn uống giữa 28 Thông tin xem tại: Tin tức VTV 24h -Luận điệu “Việt Nam lợi dụng COVID-19 vi phạm nhân quyền” là quy chụp, bất chấp đúng sai, https://vtv.vn/chinh-tri/luan-dieu-viet-nam-loi-dung-covid-19-vi-pham-nhan- quyen-la-quy-chup-bat-chap-dung-sai-20210304181218269.htm, truy cập ngày 24/4/2021.
tâm dịch Covid19 với tổng số tiền 102 triệu đồng29. Việt Nam với cách làm chống dịch như chống giặc đã khẳng định cách làm đúng và được thế giới ghi nhận đã giúp ngăn chặn hiệu quả nguồn lây dịch bệnh với chỉ 76 ca tính đến hiện nay.
Việt Nam đã xử phạt các trường hợp mà thế giới cho rằng đã xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền họp hội nhưng thực chất, xử phạt là để bảo vệ họ, bảo vệ những cá thể khác trong cộng đồng. Việc đăng tải những nguồn thông tin không chính xác sẽ làm cho họ và những người tiếp cận hiểu sai về tình hình, qua đó mà tăng cường phòng tránh với thông tin mà họ biết và xem nhẹ, không đề phòng với các nguồn lây nhiễm khác. Điều đó, sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh không chỉ là cho một người. Khi số lượng nhiễm bệnh cao, gánh nặng đối với y tế, trang thiết bị thì người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng trong việc khám, chữa, chăm sóc và tiếp cận với dịch vụ tốt nhất. Bên cạnh đó, việc xử phạt đối với những tổ chức, cá nhân cố tình tụ tập, hội họp giữa tình hình đại dịch phức tạp chính là bảo vệ họ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh, an tâm trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế.
Thứ hai, xử phạt VPHC bảo đảm, bảo vệ quyền được tôn trọng bí mật riêng tư và quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư và danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền công dân cơ bản, quan trọng được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”. Thời gian vừa qua, nhiều đối tượng đã tung tin thất thiệt lên mạng xã hội nhằm mục đích công kích, suy diễn, xuyên tạc. Từ ngày 12 đến 14-5, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đã đăng tải thông tin giả mạo, sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội facebook. Việc các cá nhân đăng tải thông tin trên đã vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01-3-2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, được quy định xử phạt vi phạm hành chính tại Điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03-02- 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính,
29 Xem: Doanh Trọng, Doãn Hoà, 6 thanh niên tụ tập ăn uống giữa tâm dịch bị phạt 102 triệu đồng, tại website
https://tuoitre.vn/6-thanh-nien-tu-tap-an-uong-giua-tam-dich-bi-phat-102-trieu-dong-2021052716420898.htm, truy cập ngày 29/6/2021.
viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Mỗi cá nhân vi phạm bị phạt 12,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm30.
Việc thông tin riêng tư bị tiết lộ trái phép thì không chỉ gây ảnh hưởng đến tiến trình điều trị bệnh do tâm lý hoang mang, lo sợ, thậm chí là bị stress mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và gia đình của họ. Đối với xã hội, khi các thông tin bí mật riêng tư về sức khỏe, đời sống của người bị nhiễm Covid-19 bị công khai trái phép sẽ dẫn đến tình trạng công kích, phân biệt đối xử, kỳ thị người mắc bệnh, từ đó ảnh hưởng nhất định tới tâm lý của những người đang ở mức độ nghi nhiễm và những người mang bệnh khác, khiến họ cảm thấy hoang mang, sợ hãi sự kỳ thị, xa lánh, từ đó trốn tránh và tự điều trị bệnh tại nhà thay vì đến cơ sở khám chữa bệnh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, gây khó khăn cho công tác thông kê tình hình dịch bệnh, làm giảm hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh. Do đó, cần phải xử lý nghiêm đối với các hành vi VPHC này.
Thứ ba, quyền bình đẳng trong tiếp cận thị trường. Dịch bệnh cũng là lúc các mặt hàng về y tế trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Đó cũng là lúc người dân đổ xô đi mua khẩu trang, các thiết bị phòng chống dịch. Chính vì thế mà giá khẩu trang cũng tăng vọt, thậm chí là không còn hàng. Để ngăn chặn hành vi này, tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 117/NĐ-CP nêu rõ, sẽ phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, bán giá bất hợp lý với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh. Căn cứ vào quy định trên, từ ngày 31/1 đến ngày 2/2, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 1.221 vụ. Tạm giữ 318.616 chiếc khẩu trang (không kể số 94.000 chiếc do Cục QLTT TP. HCM xử lý đối với Công ty TNHH Thiết bị y tế Thời Thanh Bình)31. Khi tương quan cung cầu trên thị trường vượt một mức nào đó, hậu quả sẽ có thể là các xáo trộn rất lớn tới đời sống kinh doanh và theo đó là đời sống thường ngày của xã hội. Người dân phải mua cùng một sản phẩm với những mức giá khác nhau, cạnh tranh bất bình đẳng kéo theo thị trường bị lũng đoạn trong một thời gian khá dài.
Có 2 mức độ khảo sát toàn cầu về mức độ hài lòng của người dân đối với chính phủ thì Việt Nam đang nằm trong nhóm đầu bảng vì người dân cho rằng Chính phủ 30 Xem: Việt Anh: Hà Nội xử phạt 6 cá nhân thông tin sai sự thật về phòng, chống dịch Covid-19, tại website
https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/ha-noi-xu-phat-6-ca-nhan-thong-tin-sai-su-that-ve-phong-chong-dich- covid-19-646053/, truy cập ngày 29/6/2021.
31 Xem: Lợi dụng Covid-19, tăng giá khẩu trang bị phạt đến 30 triệu đồng, tại website
đã đưa ra các giải pháp hiệu quả. Với phương châm hành động sớm và quyết liệt, tiếp cận toàn diện, dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng Cộng sản và Chính phủ, Việt Nam là quốc gia bước đầu thành công trong ứng phó với Covid-19. Việt Nam cũng được đánh giá là một quốc gia điển hình về ứng phó hiệu quả với Covid-19 theo mô hình tiếp cận chi phí thấp (low-cost model). Khảo sát gần đây của nền tảng nghiên cứu Dalia - là khảo sát công chúng quy mô lớn về Covid-19 nhằm tìm hiểu cách nhìn của công dân toàn cầu về nỗ lực của các chính phủ trong ứng phó với Covid-19 đã lấy ý kiến đánh giá của 32.631 người dân ở 45 quốc gia về nỗ lực ứng phó với Covid- 19 với ba mức độ: quá ít, thoả đáng và quá mạnh tay. Theo kết quả khảo sát, 62% người Việt Nam cho rằng chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 phù hợp, không quá mạnh tay, hay lỏng lẻo32. Đây chính là câu trả lời rõ nhất vì sao Việt Nam đã thành công trong công tác dập dịch, đó là Chính phủ Việt Nam có được sự đồng thuận và niềm tin của người dân Việt Nam. Thực tế cho thấy trong những đợt bùng phát của Covid-19 ở Việt Nam, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước luôn coi con người là yếu tố quan trọng nhất và thực hiện mọi để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của công dân của nước mình.