Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa bảo đảm quyền con người,

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch covid 19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Trang 36 - 41)

7. Kết cấu của khoá luận

1.3Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa bảo đảm quyền con người,

con người, quyền công dân trong dại dịch Covid-19 ở một số quốc gia

Đại dịch Covid-19 là mối nguy cơ, đe doạ nghiêm trọng đến cuộc sống toàn cầu. Việc đặt sức khoẻ, tính mạng con người lên hàng đầu chính là nhiệm vụ trọng tâm trong đường lối, chính sách của mỗi quốc gia. Vì thế, không có gì là đáng ngạc nhiên hay bàn cãi khi mà hầu hết các quốc gia, chính phủ các nước có những thay đổi trong việc ban hành văn bản pháp luật, các chiến lược để đối phó với “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai” như cách nhận định của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Quyền con người, xét về bản chất, là những giá trị cao đẹp nhất, phổ quát nhất của con người, được hình thành, phát triển và kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Quyền con người không được xác lập bởi riêng một quốc gia nào, mà là sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp và cá nhân con người. Đại dịch Covid-19 gây nên cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng trên bình diện toàn cầu, đồng thời là tác nhân khiến cho nền kinh tế thế giới suy thoái sâu nhất trong nhiều thập kỷ qua. Những hệ quả to lớn của đại dịch đã làm bộc lộ nhiều điểm yếu, rạn nứt 32 Dalia, Global study about COVID-19: Dalia assesses how the world ranks their governments’ response to the pandemic, (Nghiên cứu toàn cầu về Covid-19: Đánh gía của Dalia về xếp hạng thế giới đối với việc ứng phó đại dich của các chính phủ), ngày 30/3/ 2020. Thông tin có tại: https://daliaresearch.com/blog/dalia- assesses-how-the-world-ranks-their-governments-response-to-covid-19, truy cập ngày 14/4/2021.

cố hữu trong xã hội ở các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, cũng chính trong thời kỳ đại dịch, tính bền vững, ưu việt, khả năng chống chịu dẻo dai của các chế độ chính trị - xã hội - kinh tế ở mỗi quốc gia cũng được thử thách một cách toàn diện.

Tính đến hiện nay, trên toàn thế giới đã có hơn 180 triệu ca nhiễm bệnh, gần 4 triệu ca tử vong. Mỹ là quốc gia có số ca lớn nhất, tiếp đến là Ấn Độ, Brazil, Pháp,…So sánh với với số người tử vong của một số đại dịch khác đã xảy ra trong lịch, tính đến thời này, đại dịch Covid-19 là một trong những đại dịch nghiêm trọng nhất. Do đó, có thể thấy, tính chất nguy hiểm, khó lường, khả năng lây lan của virus khiến cho việc đối phó trở nên khó khăn. Trong thời gian chờ đợi để toàn dân đều được tiêm vắc-xin thì con số nhiễm bệnh vẫn không ngừng tăng. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định “Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có”. Quyền được sống của con người ở mọi quốc gia trên trái đất này đều bị đe dọa. Về quyền tự do, đại dịch này đã gây ra sự rối loạn, ngừng trệ và thậm chí tê liệt ở các quốc gia mà nó lan tới. Hầu hết các quốc gia, kể cả quốc gia có độ mở cửa cao, thậm chí ban đầu có sự lựa chọn thiên về miễn dịch cộng đồng, cuối cùng cũng phải chấp nhận đóng cửa biên giới. Ở các mức độ khác nhau và từng thời điểm khác nhau, các nước đều phải công bố tình trạng khẩn cấp, ban bố lệnh phong toả, hạn chế đi lại, yêu cầu dãn cách xã hội. Hơn một nửa dân số thế giới phải sống trong tình trạng giãn cách xã hội và phải hy sinh những nhu cầu cơ bản của cá nhân như đi làm, đến trường, đi du lịch hay gặp gỡ người thân... Đây là thực trạng chưa từng có tiền lệ, và đặc biệt nghiêm trọng hơn, nó tác động sâu sắc, tiêu cực đến tâm lý xã hội, con người trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng đã là xu thế lớn trong nhiều thập kỷ qua. Nói cách khác, trong thời đại toàn cầu hóa, chưa bao giờ quyền tự do, đặc biệt là tự do đi lại, của nhân loại bị tác động sâu sắc như vậy. Về quyền mưu cầu hạnh phúc, đại dịch Covid-19 gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có trong tiền lệ lên toàn cầu, đặc biệt là về kinh tế. Triển vọng kinh tế phát triển như thế nào sẽ còn tuỳ thuộc vào diễn tiến của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, về các vấn đề xã hội, quyền con người cũng đứng trước những thách thức vô cùng lớn. Hàng trăm triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, thiếu việc làm, cắt giảm nhân công, tiền lương, giờ làm,…và các tệ nạn xã hội cũng gia tăng. Để đói phó với đại dịch toàn cầu, mỗi quốc gia sẽ có những chính sách, biện pháp để có thể đối ứng một cách toàn diện và hiệu quả nhất, không chỉ về mặt y tế mà cả kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó việc bảo đảm, cân đối giữa biện pháp phòng chống dịch bệnh với tôn trọng các quyền con người, quyền công dân, nhân phẩm của mỗi cá nhân và cộng đồng là một yêu cầu thiết yếu. Mỗi biện pháp, chính sách sẽ thể hiện nước đi phương hướng của mỗi quốc gia trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Ở Hoa Kỳ, quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao nhất thế giới, tuy dân số Mỹ chỉ chiếm 4% dân số thế giới, nhưng số ca tử vong vì Covid-19 chiếm đến 20%33. Ngay từ khi dịch mới xuất hiện, Mỹ đã thất bại trong việc thành lập mạng lưới xét nghiệm và truy vết virus corona. Trên thực tế, Mỹ chỉ thực hiện được 1/3 lượng xét nghiệm cần thiết. Số ca tử vong liên tục tăng vọt nhưng mọi khuyến nghị về hạn chế tụ tập ăn uống, mở cửa nhà hàng, cửa hiệu, rạp chiếu phim đều bị phớt lờ. Hệ quả của việc xem nhẹ mức độ nguy hiểm của virus và các biện pháp phòng ngừa đã phải đánh đổi bằng sức khoẻ và tính mạng của con người. Tính đến thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ đã phải đối mặt với hơn 32 triệu ca nhiễm bệnh và gần 600 nghìn ca tử vong. Không chỉ vậy, theo báo cáo của các quan chức y tế Mỹ, tuổi thọ của người dân nước này đã giảm một năm tuổi trong nửa đầu năm 2020 mà nguyên nhân là do đại dịch Covid-19 gây ra từ làn sóng đầu tiên.

Sau những tuyên bố thiếu nhất quán với xu hướng xem nhẹ tác động của đại dịch Covid-19, lãnh đạo của quốc gia này đã phải thay đổi nhận thức bằng cách kêu gọi mọi người che mặt bằng khăn quàng cổ hoặc khẩu trang vải, để dành khẩu trang y tế cho đội ngũ y, bác sĩ và ban bố hình thức xử phạt. Tuy nhiên, mỗi bang của Mỹ sẽ có những quy định xử phạt khác nhau34. Như Thành phố Omaha yêu cầu tất cả các cá nhân từ 5 tuổi trở lên phải đeo khăn che mặt và mũi khi ở trong nhà. Những cá nhân vi phạm quy định bị coi là phạm tội nhẹ và bị phạt 25 đô la cho mỗi lần vi phạm. Hay ở bang California, việc không đeo khẩu trang sẽ bị “phạt tiền, phạt tù hoặc cả hai”, nhưng lại không quy định chi tiết mức phạt là bao nhiêu.

Có thể nói đây được coi là sự thay đổi đáng kể trong quan điểm khi mà trước đó vẫn khẳng định người Mỹ không cần thiết phải đeo khẩu trang để ngăn chặn virus. Sự gia tăng nhanh chóng và khủng khiếp về số người tử vong do virus này mang lại thì đã buộc quốc gia này phải thay đổi về suy nghĩ của mình, đó là việc đề ra quy định về việc bỏ tù những người vi phạm về tự cách ly trong thời điểm bùng phát dịch bệnh. Rõ ràng, trong hoàn cảnh như vậy, con người chưa thực sự được đặt trên mọi ưu tiên, đường lối chính sách cũng như cách nhìn nhận, đánh giá mức độ rủi ro do đại dịch mang lại của những người đứng đầu ở Mỹ ban đầu chưa được tốt, đã dẫn đến một sự đánh đổi không hề nhẹ đối với người dân nước này.

33 Xem: Phúc Long, Một năm Covid-19 ở Mỹ: Sai lầm tiếp nối, hơn 400.000 ca tử vong, tại website

https://tuoitre.vn/mot-nam-covid-19-o-my-sai-lam-tiep-noi-hon-400-000-ca-tu-vong- 20210118161556201.htm, truy cập ngày 24/4/2021.

34 Xem bản dịch tại website

https://translate.google.com/translate?hl=vi&sl=en&u=https://www.gobankingrates.com/money/economy/we ar-mask-pay-fine-cities-charging/&prev=search&pto=aue, truy cập ngày 25/6/2021.

Sau gần một năm bất ổn trong đường lối và phương pháp chống dịch thiếu hiệu quả, virus corona đã lan ra mọi ngóc ngách của nước Mỹ. Tốc độ lay lan nhanh, kéo theo đó là lượng người tử vong cũng kéo theo ồ ạt, nhưng dường như ở nhiều nơi của nước Mỹ, người dân đã quá mệt mỏi vì dịch bệnh hoành hành, thêm vào đó các biện pháp dãn cách cũng chẳng còn mấy hiệu quả. Có thể dự đoán rằng, thời điểm đen tối và tồi tệ sẽ vẫn còn dai dẳng với nước Mỹ vẫn còn ở phía trước.

Ở Châu Âu, khu vực chịu nhiều diễn biến phức tạp khi số lượng ca nhiễm ghi nhận tại các nước thuộc hàng cao nhất thế giới. Đứng đầu là Nga, Pháp, rồi đến Italy, Tây Ban Nha,…Điều đáng chú ý là ở khu vực này, không chỉ dịch bệnh Covid-19 đe doạ tới mạng sống của con người, mà ngay cả những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh được chính phủ các nước đưa ra cũng đang tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Hay nói cách khác, dịch bệnh Covid-19 và những hệ luỵ của nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người.

Thứ nhất, tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng đến hệ thống an ninh và lương thực, mất thu nhập làm gia tăng sự bất bình đẳng, mà đối tượng dễ bị tổn thương nhất chính là nhóm người nghèo trong xã hội.

Thứ hai, tác động trực tiếp đến quyền học tập của trẻ em: để hạn chế tiếp xúc và ngăn cản sự lây lan của dịch bệnh, buộc nhiều quốc gia trong khu vực này phải đóng cửa trường học, thay vào đó là áp dụng phương pháp giảng dạy trực tiếp, tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để tiếp cận với phương thức này, nhất là đối với những trẻ em nghèo.

Thứ ba, quyền được chăm sóc y tế: khi mà số lượng các ca dương tính với virus corona tăng thì không ít các quốc gia phải đối mặt với việc quá tải về giường bệnh, trang bị cứu chữa, nhân viên y tế. Thêm vào đó, cơ hội cứu chữa sẽ được ưu tiên cho những ca bệnh nghiêm trọng, khẩn cấp cùng với sự hạn chế về nguồn lực y tế, thì cơ hội được cứu chữa sẽ không ngang nhau, vấn đề bất bình đẳng về quyền được sống cũng được đặt ra trong trường hợp này.

Thứ tư, tác động trực tiếp tới phụ nữa và trẻ em: có có thể nói, châu Âu là nơi mà tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ lệ rất cao. Khi dịch bệnh bùng phát, họ phải cách ly ở nhà, điều này đồng nghĩa, họ sẽ không được tiếp cận với các cơ sở bảo vệ ở địa phương, chính quyền cũng khó có thể kiểm soát được vấn nạn bạo lực gia đình, do đó nguy cơ bạo lực cũng gia tăng.

Không giống với những quốc gia khác, Chính phủ các nước châu Á có kế hoạch phòng chống để đối phó với các đợt dịch bùng phát tiềm ẩn. Điển hình như Trung Quốc - quốc gia đầu tiên mà virus corona xuất hiện. Tuy nhiên, cho đến nay, khi mà các nước châu Âu vẫn đang ở trong tình trạng phong toả, thì nước này đang

dần dần lấy lại đà phát triển từ trước đại dịch. Theo các chuyên gia, thành công của Trung Quốc không đến từ những biện pháp ban đầu, bởi vì trước đó, chính phủ này đã bị chỉ trích trong cách xử lý ban đầu đối với dịch bệnh Vũ Hán vì kiểm duyệt tin tức và hạ thấp mức độ nghiêm trọng của mầm bệnh. Song kể từ khi Covid-19 được nhìn nhận như mối đe doạ cấp quốc gia, nước này đã phản ứng rất nhanh chóng và dứt khoát. Đặc biệt, năng lực theo dõi và truy vết tiếp xúc của các ca nghi nhiễm cho phép chính phủ nước này nhanh chóng kiểm soát được từng ổ dịch ở các địa phương. Trung Quốc có một hệ thống “mã sức khoẻ” theo màu, được tận dụng tối đa để theo dõi hoạt động của người dân. Các mã QR được tạo tự động, gán cho mỗi công dân để biểu thị tình trạng sức khỏe. Người khỏe mạnh có mã xanh lá, người từng tiếp xúc bệnh nhân Covid-19, biểu hiện nhiễm bệnh có mã màu đỏ hoặc vàng. Nhiều doanh nghiệp cần cần có giấy chứng nhận mã xanh của toàn nhân viên để tiếp tục duy trì hoạt động. Điều này khiến việc truy vết tiếp xúc trở nên dễ dàng hơn.

Trung Quốc rất nghiêm khắc với các biện pháp cách ly và tiến hành xử phạt mạnh đối với những ai không chấp hành các chính sách chống dịch của chính phủ. Dĩ nhiên là các biện pháp này gây khó khăn rất nhiều cho người dân, tuy nhiên, vì phòng bệnh, người dân chấp hành khá nghiêm. Chưa bao giờ ở Trung Quốc mà cơ quan chức năng đã huy động một lượng lớn tình nguyện viên và nhân viên y tế đông như vậy. Đây cũng là một cuộc chiến phòng bệnh mà mang tính chất nhân dân như thế này.

Như vậy, cần phải thấy rằng: Trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, yêu cầu đặt ra đối với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là cần phải có những giải pháp cấp thiết để bảo vệ tính mạng con người. Cuộc chiến chống đại dịch này có thành công hay không, các quyền lợi của con người có được bảo đảm tốt hay không thì đòi hỏi mỗi một quốc gia phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, xây dựng những chính sách phục hồi nền kinh tế, thông qua đó tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, đảm bảo ổn định đời sống xã hội là nhiệm vụ cấp bách cho mỗi quốc gia trong thời gian tới.

Trong bức tranh chung toàn cầu, Việt Nam, một quốc gia ở mức phát triển trung bình thấp, đã phòng chống dịch hiệu quả và hơn thế nữa, đảm bảo tốt quyền con người cho nhân dân và cả người nước ngoài ở Việt Nam, đó là bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, được chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm ổn định cuộc sống trong đại dịch. Việt Nam đã huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị và nhân dân nhằm triển khai thực hiện một loạt biện pháp y tế công. Trong đó, Chính phủ đực biệt chú trọng triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm; triển khai các biện pháp khám và điều trị miễn phí,… Trong bối cảnh, nhiều quốc gia trên thế giới phải tự chi

trả mọi chi phí điều trị Covid-19, thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo đảm quyền được tiếp cận điều trị Covid cho tất cả bệnh nhân. Bằng cách đó mà ngay từ khi dịch bùng phát trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam đã áp dụng nhiều phương thức, cấp độ truyền thông khác nhau nhằm bảo đảm tiếp cận và minh bạch thông tin, đồng thời cũng tránh gây hoang mang, hoảng loạn trong xã hội. Phải khẳng định rằng, tính mạng con người là giá trị cao nhất của quyền con người và Việt Nam đang nỗ lực hết mình để làm điều thiêng liêng và ý nghĩa đó.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch covid 19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Trang 36 - 41)