7. Kết cấu của khoá luận
1.4 nghĩa kinh tế, chính trị, xã hộ i của việc bảo đảm quyền con người, quyền
người, quyền công dân trong xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19
Bảo vệ quyền con người, quyền công dân luôn là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nó không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam mà còn được thúc đẩy cũng như được Việt Nam nghiêm túc thực hiện trong các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Mặc dù trên thế giới hiện nay, còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề quyền con người và thậm chí một số thế lực thù địch đã lợi dụng điều này để vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, song những nỗ lực cũng như những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 toàn cầu, chính là những bằng chứng không thể phủ nhận cho những nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này. Đây là một điều đáng để khích lệ và tự hào về Đảng và Nhà nước ta. Trước những tác động tiêu cực của đại dịch 19, trong khi phần lớn các quốc gia phát triển đều ở mức tăng trưởng âm về kinh tế thì Việt Nam đã thể hiện khả năng chống chịu tốt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế đạt 2,9% trong năm 2020 và nằm trong mức cao nhất trên thế giới35. Từ đó có thể thấy rằng, hướng đi của Việt Nam đã hiện thực hoá một cách tốt nhất trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Việt Nam – một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc Covid-19 thấp nhất. Chính nhờ vào đường lối, chính sách đúng đắn và bằng việc xử phạt kịp thời các hành vi lợi dụng đại dịch để vi phạm pháp luật, đã phòng chống dịch hiệu quả và hơn thế nữa, đảm bảo tốt quyền con người, quyền công dân của mỗi người dân. Trong đại dịch, người dân Việt Nam vẫn được hưởng mọi quyền tự do một cách bình thường, đặc biệt là việc tự do đi lại và tự do thông tin. Những chuyến bay giải cứu đưa công dân
35 Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh tế năm 2020, tại website: https://laodong.vn/kinh-te/gdp-viet- nam-nam-2020-tang-291-thuoc-nhom-tang-truong-kinh-te-cao-nhat-the-gioi-865763.ldo, truy cập ngày 24/4/2021.
Việt Nam ở nước ngoài trở về nước, người dân được tiếp cận thông tin từng ngày, từng giờ về tình hình dịch bệnh. Ứng phó với đại dịch, nhà nước ta đề cao thực hiện mục tiêu kép để bảo đảm kinh tế vẫn phát triển, hỗ trợ chính sách an sinh cho các đố tượng khó khăn trong xã hội. Song song với các phương pháp phòng dịch, công tác phát hiện và xử lý kịp thời những VPHC trong đại dịch Covid-19 góp phần bảo vệ con người trước những ảnh hưởng tiêu cực do những hành vi này mang lại, tạo ra thị trường ổn định, bảo đảm về sức khoẻ, an toàn, an ninh trật tự trong cộng đồng. Những biểu hiện đó được thể hiện như sau:
Về mặt chính trị, việc xử phạt VPHC trong đại dịch Covid-19 là một trong số những biện pháp phòng, chống dịch mà nhà nước ta áp dụng. Lợi dụng dịch bệnh để thực hiện các hành vi vi phạm không những gây ảnh hưởng đến các quyền lợi của con người mà còn làm cho trật tự xã hội bất ổn. Điển hình như việc xử phạt đối với hành vi đưa sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid 19. Việc đăng những thông tin không đúng sự thật lên các trang mạng xã hội hay cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, xuyên tạc sẽ gây tâm lý hoang mang cho người dân. Họ không thể phân biệt giữa tin đúng và tin thất thiệt. Do đó mà công tác phòng, chống dịch Covid-19 có thể không đem lại được kết quả cao. Với những tin tức thất thiệt, nhiều trường hợp đã bị cộng đồng đồng mạng coi như tội đồ, bị săn lùng, bình luận một cách suy diễn không có căn cứ, bịa chuyện để câu tương tác. Một khi những thông tin đời tư bị soi mói, sẽ để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ bản thân người đó công việc, cuộc sống sinh hoạt bình thường, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ và nguy hiểm hơn là dẫn họ tới bước đường cùng, nảy sinh những suy nghĩa tiêu cực ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng. Chính vì thế, việc xử phạt đối với hành vi này sẽ kịp thời ngăn chặn nguồn thông tin không chính xác, người dân sẽ được bảo vệ và tiếp cận với những thông tin chính xác, rõ ràng. Công tác xử phạt có hiệu quả kéo theo chất lượng của quá trình phòng, chống dịch tăng lên, niềm tin trong nhân dân được củng cố, tin tưởng vào đường lối, chính sách phòng, chống dịch của Đảng và nhà nước.
Về mặt kinh tế, xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi liên quan sẽ giúp cho nền kinh tế ổn định, không bị khan hiếm những mặt hàng thiết yếu. Đại dịch cũng là lúc nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình phức tạp để tiến hành trục lợi bất hợp pháp. Tại Khoản 3 và khoản 7 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ốn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trả
lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường họp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước”. Dựa vào quy định trên, ngày 2-2/2021, Lực lượng quản lý thị trường TP. Hà Nội đã xử phạt 85 cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế không niêm yết giá, tăng giá bán khẩu trang, nước sát khuẩn, phạt tiền gần 89 triệu đồng36. Như vậy, việc phát hiện và xử lý hành vi trên sẽ góp phần hạn chế tình trạng người dân bị chặt chém, nền kinh tế ổn định, người dân yên tâm hơn trong làm ăn, phát triển kinh tế để đối phó với giai đoạn dịch bệnh khốc liệt này.
Về mặt xã hội, công tác xử phạt VPHC trong đại dịch Covid-19 nhằm phát hiện kịp thời cũng như có biện pháp xử lý phù hợp để ngăn chặn hành vi vi phạm. Ứng phó với đại dịch là vấn đề quan ngại gây căng thẳng cho người dân. Sự sợ hãi và lo lắng về một căn bệnh mới và những diễn biến sẽ xảy ra như thế nào khi mắc căn bệnh này. Không chỉ dừng lại ở ở việc hậu quả của căn bệnh gây ra, người dân còn chịu nhiều sức ép từ việc cách ly giao tiếp xã hội, việc làm này có thể khiến mọi người cảm thấy bị cô lập, bị kỳ thị vì là bệnh nhân của Covid-19,… Chỉ khi trong một xã hội không còn tồn tại hành vi vi phạm thì khi đó, an ninh trật tự, an toàn xã hội mới được bảo đảm. Do đó, công tác xử phạt VPHC trong đại dịch sẽ là một giải pháp giáo dục ý thức người dân tránh xã các hành vi vi phạm, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và sẵn sàng tố giác các hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, hiệu quả của việc xử phạt VPHC trong đại dịch Covid-19 sẽ góp phần nâng cao tinh thần đoàn két, tương thân tương ái của người dân Việt Nam ví dụ như: không tiếp xúc với người khác khi thấy mình có nguy cơ nhiễm bệnh, không tụ tập nơi đông người để hạn chế tiếp xúc,…
Xử phạt VPHC trong đại dịch Covid-19 bên cạnh nâng cao những giá trị về quyền sức khoẻ, quyền thông tin, quyền đi lại,…còn là một công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương của nhà nước, đặc biệt là trong tình hình đại dịch phức tạp như hiện nay. Là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt quyền con người, quyền công dân lên hàng đầu thì khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền nhân dân thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong một xã hội dân chủ thì mọi chủ thể đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Đại dịch Covid-19 đang là vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng này của người dân, được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Chính vì thế, xử phạt VPHC chính là cơ sở để người có thẩm quyền xử lý nghiêm minh các vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bình ổn giá cả thị trường. Hơn hết, đó chính là niềm tin của 36 Xem: Phạm Đông, Xử lý 85 cửa hàng tăng giá bán khẩu trang, trục lợi từ dịch virus Corona, tại website
https://laodong.vn/phap-luat/xu-ly-85-cua-hang-tang-gia-ban-khau-trang-truc-loi-tu-dich-virus-corona- 781733.ldo, truy cập ngày 26/6/2021.
người dân, sự tin tưởng trong đường lối chống dịch, trong quá trình khám, chữa bệnh và yên tâm trong quá trình sản xuất, phát triển kinh tế trong tình hình khó khăn chung hiện nay.
Kết luận chương 1
Từ những vấn đề đã được trình bày ở Chương 1 của khoá luận, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. VPHC trong đại dịch Covid-19 là hành vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động phòng, chống Covid-19 mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC. Vi phạm này bao gồm những đặc điểm sau: (i) thể hiện dưới cả dạng hành động và không hành động; (ii) chủ thể VPHC trong đại dịch Covid-19 có thể là tổ chức hoặc cá nhân; (iii) hầu hết các VPHC trong đại dịch Covid-19 đều ở dạng cấu thành hình thức, thiệt hại xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc.
2. Xử phạt VPHC trong đại dịch Covid-19 là việc mà các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC trong đại dịch Covid-19 theo thủ tục do pháp luật quy định. Hoạt động này có những đặc điểm đặc biệt sau: (i) cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19; (ii) chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong hoạt động này rất đa dạng; (iii) với từng hành vi vi phạm, thẩm quyền xử phạt thuộc về những chủ thể cụ thể; (iv) khi xử phạt VPHC trong đại dịch Covid, ngoài hình thức xử phạt tiền, chủ thể có thẩm quyền còn có thể áp dụng các các biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Quy định của pháp luật về điều chỉnh hoạt động xử phạt VPHC trong đại dịch Covid-19 nhìn chung đã khá hoàn thiện và đầy đủ. Tuy nhiên, trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì những quy định này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, do đó cần phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung để được hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, tác giả sẽ chỉ ra một số bất cập trong quy định của pháp luật để làm rõ và thông qua đó đưa ra một vài kiến nghị nhằm khắc phục và hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 với vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân và kiến nghị hoàn thiện
2.1 Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 với vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân
41 Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về dịch bệnh Covid-19 và hiệu quả bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta
Đại dịch Covid-19 hiện nay đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp triển khai hoạt động phòng, chống dịch, tuy nhiên, vẫn có rất nhiều hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng đến công tác phát hiện xử lý cũng như an toàn của cộng đồng. Thực hiện Quyết định số 447/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/4/2020 về việc công bố dịch Covid-19, thời gian vừa qua, nhiều địa phương đã triển khai công tác thanh tra, xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Có thể kể đến một số địa phương sau:
Tại Đà Nẵng, ngày 11-5, Sở Tư pháp thành phố đã ban hành Công văn số 107/CV-XDKT&TDTHPL hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính trong phòng chống dịch Covid-19. Áp dụng quy định trên, quận Ngũ Hành Sơn đã xử phạt hành chính 15 triệu đồng và thu hồi giấy phép kinh doanh đối với một quán karaoke trên địa bàn quận; quận Cẩm Lệ cũng đã xử phạt 1 quán cà phê 15 triệu đồng vì không thực hiện cam kết tạm dừng kinh doanh và xử phạt 8 trường hợp khác với số tiền 16 triệu đồng. Đây là việc xử phạt hành chính đối với các cá nhân có hành vi vi phạm về tụ tập đông người, vi phạm cam kết ngừng kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn37.
Ở Hà Nội, theo thống kê, mỗi ngày các đơn vị trên địa bàn thành phố đã lập biên bản xử phạt trên 200 trường hợp vi phạm không đeo khẩu trang nơi công cộng. Trong ngày 11-5, lực lượng chức năng đã lập biên bản 212 trường hợp, phạt 340 triệu đồng. Tính đến ngày 11-5, toàn thành phố đã xử phạt nhiều trường hợp không đeo
37 Xem: Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về phòng chống dịch, Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, tại website https://danang.gov.vn/viruscorona/chi-tiet?id=43619&_c=100000150,100000155, truy cập ngày 24/6/2021.
khẩu trang với số tiền phạt hơn 3 tỷ đồng, giúp tình trạng không đeo khẩu trang nơi công cộng giảm rõ rệt38.
Tại Bắc Giang, 6/10 huyện, thành phố gồm: Lục Ngạn, Lục Nam, Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên và TP Bắc Giang), trong ngày 5/6, UBND cấp huyện, xã đã xử phạt 97 trường hợp vi phạm về quy định trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, với tổng số tiền 231,2 triệu đồng. Từ ngày 20/5 đến nay, 6 huyện, TP trên đã xử phạt hơn 1.000 trường hợp, tổng số tiền hơn 2,2 tỷ đồng39. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt kịp thời đã góp phần giảm thiểu số lượng VPHC trong đại dịch, thị trường đi vào ổn định hơn và người dân mua hàng với giá trị thực, những thông tin thất thiệt cũng bị ngăn chặn, mọi người an tâm hơn trong sản xuất cũng như hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Quá trình phát hiện và xử lý VPHC trong đại dịch Covid-19 vừa góp phần hạn chế tình hình vi phạm vừa bảo đảm về vấn đề quyền con người, quyền công dân. Sự xuất hiện của các hành vi như che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh; hành vi không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân; hành vi không khai báo y tế hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác của người được thông báo mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly… Những hành vi này không chỉ gây khó khăn cho công tác điều tra, truy vết, cách ly, xét nghiệm mà thực tế, nguy hiểm hơn là đã làm cho dịch bệnh lây lan ra trong quá trình họ tiếp xúc với người khác. Cụ thể, một công nhân đã có