Vai trò và ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam. (Trang 34 - 45)

CSGDĐH công lập

Vai trò và lợi ích của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đào tạo, các cơ sở đại học còn thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hình thành và phát triển các doanh nghiệp học

thuật trong trường, tăng cường mối quan hệ giữa giới học thuật và xã hội (Văn Toàn, 2019).

Nhìn vào mô hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học trên thế giới, các cơ sở đại học đã thực hiện được vai trò chủ yếu của mình trong việc chia sẻ tri thức thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ cùng với những ý tưởng mới ra thị trường từ việc khai thác các kết quả nghiên cứu KH&CN và thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ bắt nguồn từ kết quả và ý tưởng nghiên cứu KH&CN. Chính những hoạt động này đã tạo nên động lực thúc đẩy chuyển giao và truyền bá kiến thức, phát triển khoa học công nghệ từ việc phát triển doanh nghiệp KH&CN trong các trường đại học. Trong một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy rõ, việc phát triển doanh nghiệp trong trường đại học luôn gắn liền với chuyển giao, phát triển tri thức và công nghệ, thể hiện ở việc doanh nghiệp trực thuộc các CSGDĐH giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nhà khoa học, chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành trong nhiều giai đoạn chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN (Văn Toàn, 2019).

Hầu hết các doanh nghiệp KH&CN đang hoạt động tại Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy khả năng tự đổi mới của họ có sự hạn chế nhất định. Trong khi đó, Nhà nước lại chưa có một cơ chế hay chính sách nào mang lại hiệu quả thực tiễn để tạo nên sự gắn kết giữa viện nghiên cứu, CSGDĐH và doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp này chưa có nguồn tiếp cận các kết quả KH&CN mới cho hoạt động của mình, và các nhà khoa học cũng không tìm kiếm được cơ hội đưa kết quả nghiên cứu KH&CN của mình gần với thực tiễn hơn (Vân Anh, 2014). Với mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH, vấn đề này được giải quyết khá hiệu quả khi các nhà khoa học trong trường đã có một đầu mối sẵn trong cơ sở giáo dục để thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình, hơn nữa có thêm nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển từ các hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa; còn doanh nghiệp KH&CN thì tận dụng được nguồn tài nguyên có sẵn của cơ sở trực thuộc.

Dù có một số đặc điểm khác biệt về phương thức quản trị và điều hành, nhưng mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập vẫn mang những đặc điểm cơ bản của mô hình doanh nghiệp spin-off trên thế giới, bao gồm cả những vai trò và lợi ích mà nó mang lại. Có thể kể đến những lợi ích như sau:

Thứ nhất, mô hình doanh nghiệp này khuyến khích thực hiện quá trình thương mại hóa đối với các sản phẩm bắt nguồn từ kết quả của các nghiên cứu KH&CN. Trên thực tế, các kết quả nghiên cứu thường tồn tại ở dạng mô hình và bản thử nghiệm nên thường không có đủ sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt nếu mối quan tâm của họ chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn. Số lượng các nhà đầu tư ngoài xã hội sẵn sàng đầu tư cho các lĩnh vực đầu tư công nghệ mới không có nhiều - được coi là lĩnh vực mang yếu tố rủi ro cao do tính mới của sản phẩm được tạo ra. Sự tham gia của các doanh nghiệp trực thuộc cơ sở giáo dục sẽ giúp nâng cao tỉ lệ thành công khi đưa sản phẩm vào công cuộc thương mại hóa, do tận dụng được sự hiểu biết từ cả hai phía nhà trường và doanh nghiệp đối với sản phẩm bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu KH&CN (Hải Tùng, 2018).

Thứ hai, sự ra đời của doanh nghiệp KH&CN góp phần tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới cho thị trường, từ đó thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội. Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ về thuế cũng như thu hút người lao động, doanh nghiệp KH&CN nói chung còn có những đóng góp thông qua những yếu tố mới đến từ sản phẩm, công nghệ của mình, qua đó đóng góp cho sự phát triển của xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, và từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Ngoài ra, mô hình doanh nghiệp này còn đóng vai trò hình thành các mối liên kết nhằm thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp KH&CN nói chung và đối với địa phương nơi doanh nghiệp được hình thành (Hải Tùng, 2018).

Thứ ba, doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH còn đóng góp cho công cuộc tạo nên làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trong môi trường đại học, theo đó tạo nguồn động lực hỗ trợ cho việc phát triển nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ứng dụng với tiềm năng thương mại hóa cao, đưa khoa học đến gần hơn với thực tiễn cuộc sống. Ngoài ra, mô hình doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH còn tạo ra một môi trường lý tưởng cho các cá nhân trong trường tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết trong hoạt động kinh doanh sản xuất thực tiễn để sau này trở thành những hạt nhân khởi nghiệp sáng tạo cho xã hội. Hơn nữa, mô hình này còn giúp CSGDĐH thu hút và giữ chân các nhà khoa học có trình độ cao, phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững khi

nghiệp thành công có thể mang lại thu nhập cho những người cùng tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Sự thành công của doanh nghiệp trực thuộc cơ sở đại học là một sự đầu tư cho xã hội, qua đó thu hút nguồn lực xã hội hóa cho công cuộc phát triển trình độ cao cho các CSGDĐH với định hướng nghiên cứu rõ nét (Hải Tùng, 2018).

Theo chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” “khuyến khích thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”, hơn nữa đẩy mạnh việc tạo lập các “cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các viện nghiên cứu và trường đại học nhằm thực hiện hoạt động ứng dụng, triển khai, thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công”. Thuận theo chủ trương này, Luật GDĐH đã có sửa đổi năm 2018, bổ sung thêm về các cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được liệt kê trực thuộc cơ cấu tổ chức của đại học và trường đại học. Hơn nữa, Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 đã sử dụng khái niệm “doanh nghiệp” thay vì “cơ sở kinh doanh” so với luật cũ nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập doanh nghiệp trong các CSGDĐH.

Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập đối với CSGDĐH công lập.

Thành lập doanh nghiệp KH&CN có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy sự phát triển mảng nghiên cứu khoa học cho các CSGDĐH công lập, nhất là các cơ sở theo định hướng nghiên cứu. Nó tạo tiền đề cho CSGDĐH công lập đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất hiện đại, góp phần đẩy mạnh giáo dục và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, việc thành lập doanh nghiệp KH&CN cũng chính là biện pháp hiệu quả để có thể tối đa hóa việc ứng dụng và khai thác những tiềm năng và lợi ích từ các công trình nghiên cứu khoa học tạo ra bởi các cá nhân, đơn vị trong trường. Mặc dù việc nghiên cứu khoa học thường xuyên diễn ra và là một trong những mục tiêu quan trọng của các CSGDĐH định hướng nghiên cứu, nhưng trên thực tế có nhiều trường chưa tạo đủ điều kiện để phát huy được tính ứng dụng cho các công

khoa học này, dẫn đến sự lãng phí về đầu tư và chất xám cũng như không tạo được cơ hội để đội ngũ cán bộ, giảng viên được phát huy hết tiềm năng của mình. Một số nghiên cứu có sự đầu tư của Nhà nước nhằm mang lại những phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích hay là các sản phẩm khoa học công nghệ; tuy nhiên, những sản phẩm đó mới chỉ dừng lại ở mức sản phẩm mẫu, phải đi qua các bước hoàn thiện và kiểm thử trước khi đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ (Thùy Vân, 2021). Đây là cả một quá trình khó khăn và kéo dài mặc dù có rất nhiều sản phẩm với giá trị trí tuệ cao. Do vậy, việc thành lập doanh nghiệp KH&CN sẽ tận dụng được các kết quả công trình nghiên cứu, vốn hóa được tài sản tri thức gồm các sáng chế và giải pháp công nghệ thuộc sở hữu của trường, từ đó đóng góp cho xã hội những tiến bộ mới nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập cho nền kinh tế chung.

Hơn nữa, việc thành lập doanh nghiệp KH&CN còn góp phần cho công cuộc đổi mới GDĐH, trong bối cảnh các CSGDĐH công lập đang dần tiến tới việc tự chủ tài chính và quản trị. Đây sẽ là một bàn đẩy hiệu quả giúp cho các CSGDĐH có tiền đề đón nhận xu thế phát triển toàn cầu và thực hiện sự thay đổi kịp thời trước sự biến động của xã hội và nền kinh tế thị trường hiện nay.

Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập đối với đời sống xã hội.

KH&CN là một trong những thành tố quan trọng trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội hiện nay bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tác động đến tổng cung và tổng cầu, tạo điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu và đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế khu vực. KH&CN còn đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ khi làm thay đổi cơ cấu sản xuất, làm xuất hiện nhiều ngành nghề lĩnh vực mới, tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu và động lực của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp luôn hướng tới giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm bằng cách áp dụng các tiến bộ KH&CN nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường ngoài nước để tối đa hóa lợi nhuận, đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung. Hơn nữa, sự tiến bộ

còn đóng góp cho việc nâng cao đời sống con người về mọi mặt, từ sức khỏe, vật chất cho đến tinh thần; góp phần tạo điều kiện cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái tốt hơn, nâng cao chất lượng môi trường sống cho con người (Hưng, 2020). Để phát huy được những vai trò này của KH&CN cần đến sự vận hành trơn tru của các doanh nghiệp KH&CN – cầu nối hiệu quả giữa KH&CN và đời sống kinh tế xã hội. Doanh nghiệp KH&CN ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, do đây là nơi trực tiếp ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu khoa học vào đời sống kinh tế xã hội nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các kết quả nghiên cứu ứng dụng KH&CN chuyển giao vào hoạt động sản xuất hàng hóa. Sự phát triển của các doanh nghiệp KH&CN sẽ là bước đệm cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành KH&CN. Các doanh nghiệp KH&CN là những nhân tố thực hiện khai thác hiệu quả các nguồn lực, sản phẩm KH&CN đóng góp trực tiếp vào GDP quốc gia. Với sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới tạo ra bởi các doanh nghiệp KH&CN như vật liệu xây dựng, công nghệ nano, công nghệ sinh học… làm gia tăng các yếu tổ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cũng như thu nhập cho nguồn lao động. Doanh nghiệp KH&CN còn đóng góp cho công cuộc nâng cao năng lực sáng tạo công nghệ của xã hội, tạo ra thị trường mới và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trên thị trường quốc tế và khu vực.

Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập đối với người học.

Việc thành lập doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với các CSGDĐH công lập mà còn mang lại những lợi ích dành cho các sinh viên, người học đang theo học tại các CSGDĐH đó. Trên thực tế, các CSGDĐH công lập tại Việt Nam đã áp dụng rất tốt trong khâu đào tạo lý thuyết, nhưng lại chưa phát huy tối đa năng lực thực tiễn của sinh viên. Do vậy, doanh nghiệp KH&CN trực thuộc trường sẽ là cầu nối hiệu quả tạo cơ hội cho các sinh viên và người học được học hỏi không chỉ trên lý thuyết mà còn được tiếp cận với thực tiễn, liên hệ trực tiếp với môi trường làm việc mà sau này họ sẽ áp dụng những kiến thức đang học trên trường. Hơn nữa, thông qua các trải nghiệm thực tiễn qua kì thực tập tại doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên có cái nhìn khách quan để đưa ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân cũng

để sau này vận dụng linh hoạt cơ sở lý thuyết vào thực tế. Không chỉ tạo cơ hội cho sinh viên và người học trong quá trình học, các doanh nghiệp trực thuộc này còn tạo cơ hội việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp. Đây là lợi thế dành cho cả sinh viên lẫn doanh nghiệp và CSGDĐH công lập, khi sinh viên đạt được mục tiêu có việc làm sau khi tốt nghiệp còn doanh nghiệp thì tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bởi CSGDĐH công lập trực thuộc và bởi chính doanh nghiệp của họ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp KH&CN trực thuộc còn là nguồn động lực khuyến khích phát triển tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên cùng với các yếu tố về sáng tạo, độc lập và mạo hiểm. Doanh nghiệp KH&CN trực thuộc sẽ cung cấp cho sinh viên vốn kiến thức về giới kinh doanh cũng như cách tạo dựng các mối quan hệ trong ngành, nâng cao hiểu biết về vai trò của các doanh nhân trong cộng đồng, và nâng cao nhận thức của sinh viên về việc làm chủ doanh nghiệp. Hơn nữa, sinh viên còn có cơ hội được tiếp cận với những kiến thức đi sâu vào thực tiễn mà trên trường không đề cập đến, như việc thành lập doanh nghiệp mới, chuyển giao cách thức tiếp cận khởi nghiệp nhằm tăng cường năng lực kinh doanh và thái độ làm việc của doanh nghiệp và nâng cao kỹ năng quản lý công việc, phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp sau này của sinh viên dù là làm việc trong các doanh nghiệp hay tự làm chủ chính doanh nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam. (Trang 34 - 45)

w