Khái niệm về pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam. (Trang 48)

trực thuộc CSGDĐH công lập

1.2.1. Khái niệm về pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập

Trong các tài liệu tại Việt Nam có tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về pháp luật, tuy có sự khác biệt về câu chữ nhưng tựu chung lại vẫn là thể hiện quan niệm về pháp luật với tư cách là một loại quy tắc ứng xử của con người, một loại chuẩn mực xã hội mang những điểm khác biệt so với các loại chuẩn mực xã hội khác như đạo đức hay phong tục tập quán. Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất về pháp luật đó là: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước” (Đại học Luật Hà Nội, 2019).

Từ định nghĩa trên, có thể hiểu rằng pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập là các quy tắc xử sự do Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập và quản lý điều hành các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập theo mục đích, định hướng của Nhà nước nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội. Các mối quan hệ xã hội được nhắc đến ở đây là quan hệ xã hội giữa doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập đối với Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quan hệ xã hội giữa doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập đối với các đối tượng cá nhân như các nhà khoa học, cán bộ viên chức công tác tại CSGDĐH công lập; quan hệ xã hội giữa doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập đối với các tổ chức như doanh nghiệp và CSGDĐH công lập; và quan hệ xã hội giữa doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập đối với ngành KH&CN. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của luận văn này, các khía cạnh được tập trung nghiên cứu là quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ xã hội đối với riêng doanh nghiệp KH&CN và đối với CSGDĐH công lập mà nó trực thuộc.

Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập là cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN thuộc cơ cấu tổ chức của CSGDĐH công lập, với những vai trò tiêu biểu như sau:

Thứ nhất, pháp luật được Nhà nước sử dụng là phương tiện thể hiện chức năng quản lý Nhà nước với doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập. Đây là phương tiện cơ bản nhất và duy nhất có khả năng triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập một cách đồng bộ, nhanh nhất và có hiệu quả trên quy mô toàn quốc. Hơn nữa, pháp luật là phương tiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước với các đối tượng doanh nghiệp nói chung tiến hành thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ, bằng cách thiết lập một hệ thống tổ chức quản lý rõ ràng, đồng bộ và quy định cụ thể cơ chế điều hành, điều phối của hệ thống tổ chức quản lý này từ Trung ương đến địa phương (Ngọc Dung, 2020).

Thứ hai, pháp luật còn là phương tiện hỗ trợ cho sự phát triển chung của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập cũng như gián tiếp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KH&CN của CSGDĐH công lập nơi doanh nghiệp trực thuộc nói chung. Thông qua các hoạt động của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc, hoạt động nghiên cứu KH&CN của các CSGDĐH công lập sẽ ngày một hoàn thiện và để các kết quả nghiên cứu không chỉ còn tồn tại trên quy mô phòng thí nghiệm. Từ đó, gián tiếp tạo nên đón bẩy thúc đẩy sự phát triển chung của CSGDĐH công lập. 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thành lập và quản lý điều hành

doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập

Pháp luật đối với doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý với loại hình doanh nghiệp này, tạo điều kiện cho các chủ thể liên quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Từ khái niệm pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập được trình bày ở trên cùng với việc đưa ra các khái niệm cơ bản về loại hình doanh nghiệp này, có thể chỉ ra được những

nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập theo các nội dung chính như sau:

Những quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp.

Doanh nghiệp KH&CN là một loại doanh nghiệp, có doanh thu từ các hoạt động sản xuất của mình, do vậy sẽ phải tuân theo quy định về thành lập và tổ chức cơ cấu doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 là luật điều chỉnh các quy định chung về doanh nghiệp, bao gồm quy định về các loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của từng loại hình doanh nghiệp, đăng ký thành lập, tổ chức lại doanh nghiệp… Ngoài ra, thẩm quyền thành lập doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH công lập còn được quy định tại Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành.

Những quy định của pháp luật về doanh nghiệp KH&CN.

Những quy định chung về doanh nghiệp KH&CN được quy định tại Luật KH&CN 2013 và Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các quy định chung bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ có tính chất chung đối với doanh nghiệp KH&CN nói chung như định nghĩa về doanh nghiệp KH&CN, kết quả KH&CN, sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN, đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp KH&CN. Các quy định cụ thể đối với riêng doanh nghiệp KH&CN gồm các nội dung: các quy định về ưu đãi và hỗ trợ dành cho doanh nghiệp KH&CN, quy định về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN. Bên cạnh đó còn có các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành thực hiện các quy phạm nội dung.

Những quy định của pháp luật về hoạt động của CSGDĐH công lập.

Do vẫn là một phần không tách rời với CSGDĐH công lập, doanh nghiệp KH&CN trực thuộc vẫn bị ảnh hưởng một phần bởi các quy định này, chủ yếu liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên, đất đai và nhân lực của CSGDĐH công lập mà nó trực thuộc. Những vấn đề này sẽ được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động của một đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như: Luật GDĐH sửa đổi bổ sung năm 2018 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các

về khái niệm, mục tiêu và cơ cấu tổ chức của CSGDĐH công lập cũng như các quyền tự chủ của CSGDĐH công lập; Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư công 2019, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các quy định về sử dụng đất đai, tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra còn có Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn Nhà nước, Nghị định 60/2021/NĐ- CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với việc thay đổi quy định pháp luật cho phép thành lập doanh nghiệp tại các CSGDĐH nói chung và CSGDĐH nói riêng, Nhà nước đã tạo động lực cho các CSGDĐH có cơ hội được đổi mới để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN cũng như góp phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội thông qua các kết quả nghiên cứu khoa học tại cơ sở mình. Đây cũng là một kết quả tất yếu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế thế giới. Theo đó, nền giáo dục bậc cao của Việt Nam trong tương lai sẽ nhận được nhiều sự cải thiện mang tính đột phá và khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Chương 1 của luận văn đã nêu ra những cơ sở lý luận về doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH, bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản liên quan đến loại hình doanh nghiệp này. Có thể thấy rằng, doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH có vai trò quan trọng, không những thể hiện được mức độ hiệu quả đối với cơ sở mà nó trực thuộc, mà quan trọng hơn cả là phần nào khắc phục được điểm yếu lớn nhất đối với mô hình đào tạo truyền thống – đó là sự rời rạc giữa lý thuyết và thực tiễn. Doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH không chỉ là cầu nối giữa chương trình đào tạo với thực tiễn ngành nghề, mà còn tạo sự kết nối giữa các cơ sở đại học với doanh nghiệp trong ngành. Hơn nữa, nó còn là một bước tiến của CSGDĐH công lập để hỗ trợ thúc đẩy cho quá trình tự chủ của mình. Với một quốc gia nhỏ như Việt Nam, nơi mà nền kinh tế vẫn đang trên đà phát triển và dần nâng cao vị thế của mình trên bảng xếp hạng quốc tế, việc đầu tư cho giáo dục nếu chỉ dựa vào nguồn lực Nhà nước thì không thể theo kịp với xu hướng hiện đại mà các quốc gia phát triển đang đi theo. Chỉ khi các CSGDĐH nói chung và các CSGDĐH công lập nói riêng có những đột phá cải tiến trong hoạt động của mình thì mới có thể đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho lớp trẻ tương lai của đất nước.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC

THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về thành lập và quản lý điều hànhdoanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập

Doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập về bản chất là một doanh nghiệp, có tính chất giống như các doanh nghiệp KH&CN khác trên thị trường, được đối xử bình đẳng mà không có sự ưu tiên nào khác. Do vậy, các quy định về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp này đều phải tuân theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, do là doanh nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, ở đây là các CSGDĐH công lập, nên vẫn chịu những ảnh hưởng gián tiếp bởi một số quy định mà CSGDĐH công lập bị ràng buộc trong các quy định pháp luật như Luật GDĐH, Luật KH&CN, Luật Viên chức, Luật Đất đai, Luật Đầu tư công, Luật quản lý, sử dụng tài sản công… và các văn bản hướng dẫn thi hành của các Luật này.

2.1.1. Các quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập

2.1.1.1. Quyền thành lập và góp vốn, điều kiện thành lập doanh nghiệp KH&CN

Quyền thành lập và góp vốn.

Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 quy định về việc đưa doanh nghiệp thành một phần của cơ cấu đại học và trường đại học, và không có quy định riêng về việc thành lập và quản lý vận hành loại hình doanh nghiệp này. Như vậy, có thể hiểu là các CSGDĐH được quyền thành lập doanh nghiệp mà không gặp bất cứ hạn chế nào, miễn là vẫn tuân thủ theo các quy định chung của pháp luật. Nghị định 99/2019/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có quy định về quyền tự chủ của CSGDĐH, theo đó quy định việc thành lập doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành (điểm d khoản 2 Điều 13, Nghị định 99/2019/NĐ-CP). Do vậy, các doanh nghiệp trực thuộc trường đại học công lập phải tuân thủ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các bộ luật liên quan.

Luật KH&CN cũng quy định rõ một trong các yếu tố để doanh nghiệp KH&CN được công nhận là phải được

thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này còn phải thực hiện theo các quy định của các Nghị định và Thông tư về thủ tục đăng ký doanh nghiệp như các doanh nghiệp thông thường.

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp là những quyền cơ bản của chủ doanh nghiệp, được pháp luật quy định nhằm đảm bảo doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Để đảm bảo tính minh bạch, công khai đối với chủ thể được thực hiện quyền trên, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các tổ chức, cá nhân có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ những trường hợp như: các tổ chức là “cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình”; các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; các cá nhân là “sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp”; các cá nhân là “cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác” (…). Về quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty tránh nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh, các tổ chức và cá nhân được phép tự do thực hiện trừ những trường hợp sau: các tổ chức là cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; các cá nhân thuộc đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng. Việc thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình ở những quy định trên “là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây: (a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này; (b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ

quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước; (c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị”.

CSGDĐH công lập là một đơn vị sự nghiệp công lập, xét về tư cách pháp lý không thuộc một trong những trường hợp không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp ở trên nên hoàn toàn có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp mà không bị vướng các quy định của pháp luật. Chỉ có các cán bộ, công chức và viên chức hiện đang công tác tại CSGDĐH công lập mới không được phép tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp. Do vậy, các trường đại học công lập hoàn toàn có vị thế bình đẳng so với các chủ thể khác trong việc thành lập và quản

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w