Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực vườn quốc gia nam ka đinh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 70 - 74)

23 Đặc điểm khu vực VQGNKĐ

231 Điều kiện tự nhiên

2 3 1 1 Vị trí địa lý

Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bolikhamsay với diện tích 168 550 ha, địa hình phần lớn đồi núi thấp đến cao, gồm cả

thung lũng, vùng đất bằng, thấp dọc theo vùng bờ Sông Nam Ka

Đinh VQGNKĐ có tọa độ địa lý: (18015’–18055’N; 103049’–104031’E), cách 173 km về phía Đông Thủ đô Viêng Chăn (hình 2 6)

Hình 2 6 Sơ đồ khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh

Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh nằm trên địa giới của 4 huyện chính: huyện Pakkading, huyện Borikhane, huyện Viengthong và huyện Khamkeut

- Phía Bắc tiếp giới huyện Viengthong - Phía Nam tiếp giới huyện Pakkading

- Phía Đông và Đông Nam tiếp giới huyện Khamkeut, huyện Khounakham, tỉnh Khammuan

- Phía Tây tiếp giới huyện Borikhane và Pakkading

Diện tích VQGNKĐ chủ yếu phân bố ở độ cao trên 500m đến 1500m (chiếm 68%)

Ngoài những đặc trưng tự nhiên về vị trí, khu vực còn có mặt khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên rừng như: Khu vực tiếp giáp với nhiều huyện và tỉnh, có địa hình chia cắt mạnh, nhiều dốc cao, vực sâu nên khả năng tiếp cận để phát hiện mất rừng, suy thoái rừng là rất khó khăn, khó có thể áp dụng các biện pháp phát hiện trực tiếp từ các lực lượng chức năng Ngoài ra với địa hình có độ dốc cao, địa hình phức tạp tạo thuận lợi cho các

hành vi khai thác trái phép tài nguyên rừng Khó quản lý ranh giới; Công tác tuần tra kiểm soát lửa rừng gặp khó khăn, việc xây dựng các biện pháp phòng cháy, công trình phòng cháy, đặc biệt là công tác chữa cháy rừng cực kỳ khó khăn khi có cháy rừng xảy ra ở các khu vực rừng này; Sự phân hóa về độ cao, độ dốc là nhân tố gây nên sự phân hóa về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, thảm thực vật rừng, đây là khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong khu vực VQGNKĐ Vì vậy, trong công tác quản lý tài nguyên rừng cần ứng dụng công nghệ viễn thám để quản lý bền vững tài nguyên rừng

2 3 1 2 Khí hậu, thủy văn

Theo số liệu thống kê, tính toán trung bình một số năm về các chỉ tiêu khí tượng của Trạm Khí tượng - Thủy văn Bolykhamsay (Trạm Khí tượng – Thủy văn Bolykhamsay, 2020), khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh có khí hậu khô và ẩm ướt nhiệt đới theo phân loại khí hậu của Köppen Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh cũng trải qua mùa mưa và mùa khô, với mùa mưa từ tháng 4

đến tháng 10 và mùa khô trong năm tháng còn lại Tổng lượng mưa bình quân hàng năm đạt 1 450 mm

Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang sắc thái khí hậu lục địa rõ rệt Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến hết tháng 11, mưa thường tập trung vào tháng 8 và tháng 9 Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Chế độ nhiệt: ở khu vực trong năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng kéo dài 6 tháng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng là 26,1- 33,2⁰C, với tháng nóng nhất là tháng 4 Mùa lạnh kéo dài 4 tháng (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ trung bình tháng 15,6-29⁰C, với tháng 2 là tháng lạnh nhất

Chế độ mưa; lượng mưa trung bình hàng năm ở khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh là 1 450 mm Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm khoảng 80-90% tổng lượng năm Trong đó tháng có lượng mưa lớn nhất thường là tháng 8, tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 12

Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh tạo ra hai nguồn nước sông khá lớn có nước chảy quanh năm như: Sông Nam Ka Đinh

Nhìn chung khu vực VQGNKĐ có độ ẩm không khí trung bình khá cao, nhiệt độ không khí trung bình thấp và lượng mưa trung bình tương đối lớn so với nhiều địa phương khác ở Lào Đặc điểm này cũng góp phần hạn chế khả năng cháy rừng tại khu vực Tuy nhiên, trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm, lượng mưa thường thấp (< 100mm), số ngày nắng nhiều cùng với sự xuất hiện của gió Tây khô nóng sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho cháy rừng xảy ra Mùa hanh khô trên địa bàn VQGNKĐ kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Trong suốt thời gian này, độ ẩm không khí thấp, ít có mưa, xuất hiện rét hại, sương muối làm lớp thảm thực bì bị chết hàng loạt tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng

2 3 1 3 Địa chất, thổ nhưỡng

Theo sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Bolykhasay (DAF, 2020), đất đai, thổ nhưỡng khu vực VQGNKĐ hầu hết được bao phủ bởi những lớp đất màu nâu đen nhiệt đới điển hình, đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và chua Tuy nhiên, vẫn có một số loại đất màu mỡ hơn, nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế do cấu tạo đất và điều kiện địa hình mang lại

2 3 1 4 Giao thông, liên lạc

Theo sở Giao thông Công chỉnh tỉnh Bolykhasay (DTR, 2020), Ngoài tuyến đường quốc lộ chính như Quốc lộ 13, và Quốc lộ 4 đến ban quản lý VQGNKĐ, khu vực VQGNKĐ gồm khoảng 22 tuyến đường liên làng (xã Việt Nam) (có thể đi được bằng xe máy) đến 22 xã trong khu vực VQGNKĐ Nam Ka Đinh Trên toàn địa bàn VQGNKĐ có khoảng 120 tuyến đường mòn đi tới nương rẫy, nương thảo quả, đường chăn trâu, bò,v v Tuy nhiên, cũng còn nhiều vùng trên địa bàn quản lý chưa có sóng điện thoại, do đó việc nắm bắt thông tin còn chậm, chưa kịp thời

Nhìn chung hệ thống giao thông, liên lạc trong vùng còn gặp rất nhiều khó khăn: đường liên thôn chủ yếu là đường đi bằng xe máy, đường di chuyển tiếp cận khu vực có nguy cơ khai thác trái phép làm mất rừng, suy thái rừng hay cháy rừng cao chủ yếu là đường mòn phải đi bộ, nhiều khu vực không có đường vì bị ngăn cách núi cao, vực sâu, thực bì dày Đây là những khó khăn trong thực hiện công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng tại đây

1 4 1 5 Tài nguyên sinh vật

Theo sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Bolykhasay và Ban quản lý Vườn quốc gia NKD (DAF, 2020), hệ thực vật khá đa dạng và phong phú Do có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học nên rừng ở khu vực VQGNKĐ đã được xác lập thành một trong các VQGNKĐ của Lào Hiện nay tại khu vực chỉ có một số kết quả đánh giá chung về hiện trạng rừng, ngoài ra chưa có các nghiên cứu chuyên sâu MR và STR

Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh có thảm rừng nguyên sinh với những cảnh quan địa lý rất độc đáo và đa dạng, thành phần loại động thực vật phong phú Rừng ẩm nhiệt đới đang còn trong tình trạng rừng nguyên sinh hay gần như nguyên sinh, Ở đây phổ biến có ba kiểu rừng: (i) Kiểu rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá; (ii) Kiểu rừng lá rộng thường xanh và (iii) Kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim Những rừng cây thường xanh có dọc sông khu vực trung tâm VQGNKĐ (Sở Nông Lâm Bolikhamsay, 2019) Các kiểu rừng này thuộc nhiều họ cây khác nhau và là các loài cây điển cho các sinh cảnh rừng ở khu vực Đông nam Á Khu vực cũng xuất hiện một vài khu rừng lá kim ở những vùng đất cát nghèo dinh dưỡng

Hệ động vật: khu phong hộ hiện là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm như: Cầy, Mang, Chim, Rùa, Rắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực vườn quốc gia nam ka đinh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w