Triển khai mạng 5G tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp và lộ trình triển khai mạng di động 5G tại VNPT Hải Dương (Trang 62 - 65)

Năm 2018, Hàn Quốc được phủ sóng hoàn toàn với mạng LTE trên toàn quốc và lưu lượng LTE đã chiếm hơn 99% lưu lượng di động. Tổng số thuê bao di động là khoảng 60 triệu và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh là 85%. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của các thiết bị IoT được kết nối di động ở Hàn Quốc là khoảng 20%. Tại Hàn Quốc, lưu lượng video chiếm phần lớn lưu lượng truy cập, việc sử dụng dữ liệu di động ở Hàn Quốc đang tăng đều đặn với khoảng 40%/ năm [17].

Đối với nhà mạng Korea Telecom (KT): [17].

Về dịch vụ cung cấp: Mạng 5G của KT được triển khai để phục vụ bằng cách cung cấp tốc độ cực cao và đủ dung lượng trong giai đoạn đầu của dịch vụ eMBB, sau đó sẽ được mở rộng để đáp ứng các dịch vụ URLLC và mMTC. Đặc biệt, việc triển khai quy mô lớn các tế bào nhỏ ở các khu vực đô thị Seoul là bắt buộc do có lưu lượng truy cập lớn và các tế bào dải sóng milimet nhỏ hơn (tức là các tế bào có ISD (Inter-Site-Distance) 100m ~ 200 mét).

Về lộ trình: Từ kinh nghiệm thương mại hóa 4G LTE, KT dự kiến có thể thương mại hóa mạng 5G trong năm 2019 với lộ trình triển khai 2 giai đoạn: giai

đoạn 1 là NSAOption 3, giai đoạn 2 là dịch chuyển lên SA Option 2.

Về triển khai: Các tế bào NR được triển khai tại các khu vực điểm nóng đô thị như các tế bào tăng cường dung lượng và tốc độ trong mạng NSA, do đó thời gian triển khai sẽ được rút ngắn và chi phí đầu tư ban đầu cho NR sẽ thấp hơn so với mạng SA. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều vốn đầu tư hơn để nâng cấp LTE RAN hiện

47

có. Ngoài ra, chi phí mua lại cho phổ 5G đối với SA cao hơn cho NSA vì cần có băng tần dưới 6GHz để phủ sóng toàn quốc

Về dịch chuyển: KT có kế hoạch di chuyển sang mạng SA từ mạng NSA ban đầu trong thời gian ngắn hoặc trung hạn. Do đó, việc triển khai ban đầu mạng NSA đòi hỏi thêm chi phí và thời gian để chuyển sang mạng SA hoàn toàn.

KT đã xem xét cả mạng 5G NSA Option 3 và SA Option 2 là các lựa chọn ưu tiên cho mạng 5G trên toàn quốc. Việc áp dụng lựa chọn NSA Option 7 phát triển từ NSA Option 3 và NSA Option 4 cũng được xem xét, phân tích. SA Option 5 không được quan tâm. Hình 3.1 cho thấy kế hoạch di chuyển mạng di động 5G dự kiến của KT bao gồm ba giai đoạn triển khai:

Hình 3.1. Kế hoạch dịch chuyển mạng 5G dự kiến của KT [17]

• Giai đoạn 1 (5G sớm): Mạng NSA Option 3 được triển khai trong đó các tế

bào NR và LTE kết hợp với nhau thông qua EN-DC. Các tế bào NR hoạt động như các tế bào tăng cường dữ liệu trong các khu vực điểm nóng trong các tế bào LTE trên toàn quốc.

• Giai đoạn 2 (5G toàn diện): Mạng NSA Option 3 có thể chuyển sang mạng

NSA Option 7 dựa trên NGEN-DC. LTE eNB sẽ được nâng cấp để hỗ trợ sự phát triển LTE (eLTE) của Release-15 trở đi. Cũng có thể mạng SA Option 2 cùng tồn tại với mạng NSA hoặc thay thế mạng NSA. EPC+ có thể được nâng cấp lên từ EPC dựa trên NFV (CUPS của EPC) và hỗ trợ kết nối giữa EPC và 5GC. Thoại qua EPS và/ hoặc 5GS cũng được yêu cầu vì KT cung cấp phạm vi phủ sóng VoLTE

48

trên toàn quốc; tuy nhiên, việc hỗ trợ thoại dự phòng cho 3G CS vẫn có thể được xem xét.

• Giai đoạn 3 (Tất cả - 5G): Là một lộ trình dịch chuyển lâu dài của 5G, mạng

5G hợp nhất dựa trên SA Option 2 cùng với mạng LTE độc lập sẽ được vận hành. Việc làm mới các băng tần LTE có thể được thực hiện ở giai đoạn này. Hơn nữa, 5GC có thể kiểm soát mạng di động cũng như WiFi Aps (WiFi Access Points) thông qua tính năng cốt lõi là khả năng truy cập của 5G.

• Với phổ tần nhà mạng KT có dự kiến cho các mạng NSA và SA như sau:

Mô hình NSA (MR-DC): LTE 1,8 GHz (chính) + NR 28 GHz (phụ) Mô hình SA (NR-DC): NR 3,5 GHz (chính) + NR 3,5 / 28 GHz (phụ) Korea Telecom đã xem xét hai kịch bản có thể triển khai trên toàn quốc, và các kịch bản có thể được điều chỉnh theo kế hoạch đầu tư và kinh doanh trong tương lai. Hình 3.2 cho thấy các kịch bản triển khai của KT

Hình 3.2. Các kịch bản triển khai mạng 5G của KT [17]

• Kịch bản 1 (NSA - Triển khai đầu tiên): NSA -> SA, cho phép triển khai 5G

nhanh chóng với chi phí CAPEX thấp và hoạt động đơn giản.

• Kịch bản 2 (Triển khai hỗn hợp - đầu tiên): SA ở thủ đô Seoul và các thành

phố lớn, NSA ở các khu vực khác -> SA trên toàn quốc: Triển khai theo lưu lượng truy cập cùng với các lựa chọn khác nhau về mặt địa lý.

Đối với nhà mạng SK Telecom:

Giai đoạn đầu tiên của việc triển khai 5G là tập trung vào việc xây dựng vùng phủ sóng ban đầu chủ yếu ở các khu vực đô thị lớn, dọc theo các tuyến đường

49

giao thông và đi lại chính cũng như các khu vực đông dân cư. Giai đoạn thứ hai tiếp tục xây dựng vùng phủ sóng 5G với dải tần trung bình, được bổ sung bằng việc triển khai ở dải sóng milimet để đáp ứng nhu cầu dung lượng dự kiến và tăng tốc độ mạng ở một số khu vực đông dân cư được chọn [11].

Vào đầu năm 2019, SK Telecom triển khai 5G thương mại. SK Telecom đã chọn Ericsson làm cung cấp thiết bị vô tuyến cho mạng RAN của họ. SK Telecom đã triển khai 5G ở băng tần 3,5 GHz tại các khu vực dân cư chính của 85 thành phố [11] và các khu vực đông dân cư khác có mật độ dân số cao, lưu lượng truy cập dữ liệu lớn. Để giảm chi phí trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu dịch vụ của từng vùng phủ sóng và lưu lượng, SK Telecom đã triển khai cùng với Ericsson ba cấu hình vô tuyến ăng-ten tích hợp 3,5 GHz và các cấu hình vô tuyến tiêu chuẩn khác nhau [11]. Để đáp ứng các yêu cầu về dung lượng và hiệu suất 5G tại các khu vực đô thị đông đúc nhất SK Telecom triển khai trạm vô tuyến tích hợp ăng-ten MIMO cỡ lớn 64T64R. Để đảm bảo vùng phủ sóng và dung lượng tốt trong khu vực thành thị và ngoại ô, SK Telecom sử dụng cấu hình tích hợp ăng-ten MIMO cỡ lớn 32T32R. Để mở rộng vùng phủ, đảm bảo các thuê bao có thể tiếp cận với vùng phủ sóng 5G tốt khi di chuyển trên hệ thống giao thông công cộng, và tại khu vực có nhu cầu dung lượng ít hơn họ sử dụng thiết bị vô tuyến 5G 4T4R với thiết kế ăng-ten thụ động [11] .

SK Telecom hợp tác với Ericsson triển khai mạng 5GC trên nền tảng đám mây. Đầu năm 2021, SK Telecom kích hoạt mạng 5G độc lập thông qua việc triển khai lõi 5G chế độ kép đám mây trên cơ sở hạ tầng gốc đám mây. Lõi 5G chế độ kép gốc đám mây của Ericsson kết hợp các chức năng mạng lõi gói (EPC) và lõi 5G đã phát triển thành một nền tảng đám mây gốc chung để có tổng chi phí sở hữu hiệu quả và chuyển đổi sang 5G một cách suôn sẻ [22].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp và lộ trình triển khai mạng di động 5G tại VNPT Hải Dương (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)