Tình hình khai thác

Một phần của tài liệu BTL năng lượng tái tạo haui (Trang 43 - 46)

NĂNG LƯỢNG SINH KHỐ

30.2: Tình hình khai thác

• Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có lượng mưa trung bình hàng năm cao, khoảng 1.800 - 2.000mm. Với địa hình miền Bắc và biên giới miền Tây đồi núi cao, phía Đông là bờ biển dài trên 3.400km nên nước ta có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, với hơn 3.450 hệ thống. Và với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên tiềm năng thuỷ điện của nước ta tương đối lớn.

• Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất thủy điện của nước ta vào khoảng

35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai thác khả thi) vào khoảng 26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng năm có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm.

• Có thể nói, cho đến nay các dự án thủy điện lớn có công suất trên 100MW

hầu như đã được khai thác hết. Các dự án có vị trí thuận lợi, có chi phí đầu tư thấp cũng đã được triển khai thi công. Còn lại trong tương lai gần, các dự án thủy điện công suất nhỏ sẽ được đầu tư khai thác.

• Trong những năm qua, ngoài các dự án lớn do EVN đầu tư, có nguồn vốn và

kế hoạch thực hiện đúng tiến độ, thì các dự án vừa và nhỏ do chủ đầu tư ngoài ngành điện thường chậm tiến độ, hoặc bị dừng. Lý do của tình trạng các dự án chậm tiến độ hoặc bị dừng là do: (1) Nền kinh tế nước ta trong thời gian qua gặp khó khăn. (2) Các dự án không hiệu quả, không đủ công suất như trong quy hoạch và nghiên cứu khả thi, hoặc chi phí đầu tư quá cao, khó khăn trong việc hoàn vốn. (3) Các dự án chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, hoặc chủ đầu tư không có kinh nghiệm quản lý dự án, tự thi công dẫn đến chất lượng công trình kém và thời gian kéo dài. (4) Một số dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, chặt phá rừng trên diện rộng, ảnh hưởng đến hạ du... bị thu hồi, tạm loại ra khỏi quy hoạch.

• Ở nước ta, thủy điện chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất điện.

Hiện nay, mặc dù ngành điện đã phát triển đa dạng hóa nguồn điện, nhưng thủy điện vẫn đang chiếm một tỷ trọng đáng kể. Năm 2014, thủy điện chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất điện. Theo dự báo của Quy họach điện VII (QHĐ VII) thì đến các năm 2020 và 2030 tỷ trọng thủy điện vẫn còn khá cao, tương ứng là 23%.

• Ngoài mục tiêu phát điện, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô.

• Để khai thác, phát triển thủy điện bền vững thì từ công tác lập quy hoạch,

lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thi công xây dựng công trình cho đến quản lý vận hành… phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình. Ngoài ra, cần bảo đảm chất lượng công trình cũng như phải có kịch bản ứng phó liên quan đến các sự cố đập và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng.

• Tiếp tục rà soát quy hoạch, rà soát các công trình đang triển khai xây dựng

để đảm bảo chất lượng, an toàn công trình và đáp ứng yêu cầu về môi trường.

• Đối với các chủ đầu tư thực hiện không nghiêm túc các yêu cầu đảm bảo

chất lượng, an toàn công trình và đáp ứng yêu cầu về môi trường cần kiên quyết yêu cầu dừng thi công để khắc phục. Đồng thời, rà soát các dự án đã được cấp phép nhưng chưa triển khai, nếu năng lực của các chủ đầu tư không đảm bảo theo quy định cần thu hồi dự án.

• Với các dự án đã hoàn thành, nhưng chưa thực hiện đủ các yêu cầu của pháp

luật quy định sẽ không cấp phép hoạt động điện lực. Tiếp tục rà soát quy trình vận hành hồ chứa, đề xuất điều chỉnh bổ sung nếu còn những nội dung không hợp lý. Kiên quyết xử lý những nhà máy thủy điện không thực hiện đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ đề nghị chuyển sang cơ quan chức năng để xử lý.

Câu 31: Nhà máy thủy điện là gì? Cách phân loại nhà máy thủy điện? 31.1: Nhà máy thủy điện

Nhà máy thủy điện là nơi chứa hồ nước và máy phát tạo nên nguồn điện từ

năng lượng nước. Thủy điện là nguồn điện được sản xuất từ việc lợi

dụng năng lượng từ nước, thông thường là làm quay tua bin và máy phát điện bằng thế năng của dòng nước được tích tại các đập nước; hoặc sử

dụng động năng của nước hay các nguồn nước không tích thế năng như

là thủy triều. Năng lượng lấy được từ nước phụ thuộc không chỉ vào thể tích mà cả vào sự khác biệt về độ cao giữa nguồn và dòng chảy ra. Sự khác biệt về độ cao được gọi là áp suất. Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ

với áp suất. Để có được áp suất cao nhất, nước cung cấp cho một turbine nước có thể được cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp.

Nhà máy thủy điện thương mại đầu tiên được được xây dựng tại Thác Niagara vào năm 1879

Các nhà máy thủy điện lớn: Itaipú của Brasil với 14,000 MW, Guri của Venezuela với 10,200 MW, Grand Coulee của Hoa Kỳ với 6,809 MW, Sayano Shushenskaya của Nga với 6,721 MW, Thác Churchill của Canada với 5,429 MW, Sơn La của Việt Nam với 2,400 MW.

Những con đập lớn có thể hủy hoại hệ thống sinh thái sông, bao phủ những vùng đất rộng lớn gây ra khí thải nhà kính từ thảm thực vật mục nát dưới nước và di dời hàng ngàn người và ảnh hưởng đến kế sinh nhai của họ.

Khi có một nguồn nước dồi dào, nó có thể được tạo ra để tạo khí nén trực tiếp mà không cần các bộ phận chuyển động. Trong các thiết kế này, một cột nước rơi xuống được trộn lẫn một cách có chủ ý với các bọt khí được tạo ra do nhiễu loạn hoặc bộ giảm áp venturi ở mức tiêu thụ cao.

Một phần của tài liệu BTL năng lượng tái tạo haui (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w