Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu DÂN CHỦ xã hội CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ của SINH VIÊN TRONG xây DỰNG TRƯỜNG đại học BÁCH KHOA THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN (Trang 29 - 31)

Chương 1 DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.2.2.1.Những mặt hạn chế

2.2. Thực trạng phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học

2.2.2.1.Những mặt hạn chế

a/ Học tập

Tại trường, các môn học còn quá nặng và khá khô khan so với mặt bằng chung của những trường đại học khác. Các môn đại cương nhiều kiến thức bên cạnh đấy tinh thần tự học của nhiều sinh viên còn cợt nhả, không tính chủ động dẫn đến mức độ tiếp thu là không khả quan, từ đó nhiều sinh viên nản chí trong việc học tập và bỏ dở việc đèn sách.

Thực tế thì số sinh viên tốt nghiệp đúng hạn tại trường chiếm khoảng 70-75% 1tổng số sinh viên đầu vào mỗi khóa, số còn lại tiếp tục hoàn thành chương trình học ở những năm tiếp theo. Có người học đến 7 năm, 8 năm thập chí là 9 năm mới tốt nghiệp.

b/ Nghiên cứu khoa học

Số lượng đề tài, các sản phẩm nghiên cứu còn hạn chế, lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học không nhiều. Phần lớn các đề tài chỉ tập trung vào các bạn sinh viên thuộc Kỹ sư Tài năng và những bạn sinh viên có điều kiện tiếp xúc với các phòng lab, các phòng thí nghiệm để thực hiện nghiên cứu khoa học.

Sinh viên vẫn còn mơ màng, lúng túng trong việc chọn đề tài. Với nhiều đề tài, việc xử lý số liệu không tốt ở sinh viên dẫn đến sản phảm không đạt được chất lượng và yêu cầu đề ra. Kỹ năng mềm ở một số sinh viên còn hạn chế như thuyết trình, làm việc nhóm,... từ đó không thể giải quyết được vấn đề và không có tiếng nói chung trong quá trình hoàn thành sản phẩm.

c/ Các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao Tỉ lệ tham gia các phong trào của nhiều sinh viên còn thấp..

Nhiều sinh viên không có thể trạng tốt, lười rèn luyện tập thể dục thể thao, sức khỏe không được tích cực. Bên cạnh đó, vấn đề giao tiếp của nhiều sinh viên chưa tốt vì tính rụt rè, tự ti ở một số bạn

Với diễn biến dịch bệnh phức tạp, các phong trào văn hóa văn nghệ diễn ra theo hình thức trực tuyến dẫn đến chất lượng và chuyên môn của các phong trào giảm đi.

Quy đinh CTXH tạo nên sự bất cân bằng giữa số lượng sinh viên tham gia hoạt động CTXH và hoạt động không được xác nhân như: tham gia chào cơ, văn nghệ, thể thao, thao dự hội thảo, hội nghị, lễ kỉ niệm,.., Trong đó, có một số buổi lễ quan trọng cần số lượng lớn sinh viên tham dự để xây dựng hình ảnh của Nhà trường. Các hoạt động không được xác nhận CTXH chưa có chính sách khuyến khích sinh viên 1 Lê Huyền. (18/12/2020). Hàng nghìn sinh viên ở TPHCM bị thôi học mỗi năm. Truy cập từ https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/hang-nghin-sinh-vien-o-tp-hcm- bi-cho-thoi-hoc-moi-nam-698177.html

tham gia, chỉ được quy định cộng điểm trong đánh giá điểm rèn luyện khi tham gia hoạt động từ cấp khoa trở lên.

d/ Phục vụ cộng đồng

Hiện nay, nhiều sinh viên còn thờ ơ với trách nhiệm công dân đối với xã hội, không chú trọng các kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử đối với các vấn đề thực tế trong cuộc sống cũng như trong phục vụ cộng đồng.

Sinh viên chưa thật sự hiểu hết được ý nghĩa của các hoạt động phục vụ cộng đồng, làm cho một lượng sinh viên muốn tham gia nhưng rồi cũng từ bỏ, bên cạnh đó nhiều sinh viên cảm thấy nhàm chán với các hoạt đông khi các hoạt động diễn ra quanh năm suốt tháng ở một số nơi. Tính ngại cực, ngại khổ khi tham gia của nhiều bạn sinh viên với tâm lý tham gia khi không mang lại được lợi ích của bản thân dẫn đến các hoạt động không chú trọng kết quả mà chỉ mang đến trải nghiệm cho các sinh viên.

e/ Giáo dục chính trị, tư tưởng

Thực trạng hiện nay, nhiều sinh viên “ngại” phải học các môn lý luận chính trị, cho rằng các môn học này trừu tượng, khô khan, khó hiểu. Chỉ chăm chú đến các môn khác mà bỏ qua những môn này, hay chỉ học cho qua loa, học cho có lệ.

Sinh viên chưa rèn luyện được cho mình tư tưởng, chính trị để rồi chạy theo những lợi ích trước mắt, dễ bị dụ dỗ bởi những tư tưởng xấu.

f/ Tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể (Đoàn TNCSHCM/ Hội SV) Nhiều sinh viên ngại tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể, hoặc chỉ khi có việc cần và ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân của mình mới tham gia. Các sinh viên không nhận thấy được lợi ích khi tham gia các hoạt động đoàn thể, lười làm, ngại làm, ngại va chạm với những công việc này. Vì vậy, sinh viên cần tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể, để nâng cao các kỹ năng, mang lại hiệu quả cho sau này.

Một phần của tài liệu DÂN CHỦ xã hội CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ của SINH VIÊN TRONG xây DỰNG TRƯỜNG đại học BÁCH KHOA THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN (Trang 29 - 31)