Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VỀ DOANH THU LOẠI HÌNH KHÁCH SẠN (Trang 30 - 35)

2.3.1.1 Chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng

Để quyết định liệu có chấp nhận khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ hay không, KTV tiến hàng xem xét về tính độc lập của KTV, tính liêm khiết của nhà quản lý, khả năng thực hiện cuộc kiểm toán và những thông tin liên quan đến thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán. Để đưa ra quyết định về việc chấp nhận khách hàng, KTV cần tìm thông tin về khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, phỏng vấn các bên thứ 3 có liên quan đến công ty như ngân hàng, đối tác hay các KTV của công ty kiểm toán trước đó (nếu có) hoặc thậm chí có thế thuê dịch vụ điều tra bên ngoài.

Đối với khách hàng cũ, cần đánh giá khách hàng lại hằng năm bên cạnh đó cần lưu ý với các trường hợp không đóng phí kiểm toán, tính liêm khiết của ban quan trị cũng như các ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến bao gồm đoạn nhấn mạnh. Sau khi tìm hiểu khả năng chấp nhận, tiến hành phân công KTV cho cuộc kiểm toán. KTV được lựa chọn phải có năng lực, đạo đức nghề nghiệp và khả năng xét đoán chuyên môn cũng như kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

Minh họa đối với công ty ABC là công ty khách hàng cũ được công ty AAC kiểm toán năm trước. Qua soát xét và trao đổi với các thành viên bản quản trị công ty, KTV nhận thấy không có sự thay đổi về lĩnh vực kinh doanh cũng như sự kiện liên quan nào ảnh hưởng đến việc chấp nhận khách hàng nên công ty kiểm toán vẫn tiếp tục hợp đồng kiểm toán cho công ty dịch vụ ABC trong năm tài chính 2017.

Lịch làm việc kiểm toán tại đơn vị bắt đầu từ ngày 06/1/2018 – 10/1/2018 với một trưởng đoàn kiểm toán và ba KTV. Để thuận lợi cho việc thực hiện, nội dung thực hiện của từng thành viên trong đoàn được thể hiện qua giấy tờ làm việc A250 (phụ lục 1: Phân công công việc nhóm kiểm toán).

2.3.1.2 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Công việc tiếp theo được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch là việc tìm hiểu môi trường lĩnh vực và môi trường kinh doanh của khách hàng. Mục đích đối với công việc này là đánh giá rủi ro kinh doanh có thể ảnh hưởng đến rủi ro có sai

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính đồng thời phân bổ thời gian, nhân lực kiểm toán một cách hợp lý vào những khoản mục quan trọng. Những thông tin cần được tìm hiểu tại đơn vị được quy định trong chuẩn mực 315.

Bằng cách thu thập những hiểu biết trước đây của KTV về khách hàng và lĩnh vực hoạt động của công ty khách hàng, đồng thời KTV thảo luận với nhân viên khách hàng và các KTV tiền nhiệm, tham quan công ty khách hàng và xem xét các tài liệu của đơn vị KTV tường thuật lại những thông tin liên quan đến khách hàng cũng như môi trường hoạt động dưới dạng văn bản.

Tại công ty ABC, giấy làm việc A610 thể hiện mục tiêu và nội dung của thủ tục. Dưới đây là minh họa cho một vài thông tin liên quan đến khoản mục nghiên cứu trong đề tài. Giấy làm việc đầy đủ được thể hiện tại phụ lục 2.

2.3.1.3. Tìm hiểu chu trình bán hàng thu tiền

Với mục tiêu xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng và đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu trình kinh doanh này để từ đó đưa ra quyết định xem liệu có thực hiện thử nghiệm kiểm soát không và mục tiêu cuối cùng thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.

1. Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN a. Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề

- Thị trường và sự cạnh tranh

Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đặc thù là kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Với các hoạt động mang về doanh thu là doanh thu từ việc cho thuê phòng, dịch vụ ăn uống ,spa và các dịch vụ theo tour du lịch tham quan tại Đà Nẵng.

- Các hoạt động mang tính thời vụ

Công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn. Hầu hết các dịch vụ đều mang tính thời vụ, mùa cao điểm vào mùa hè và các ngày lễ và mùa thấp điểm vào mùa đông.

-Công nghệ có liên quan đến sản phẩm của đơn vị, các thay đổi trong công nghệ

sản xuất (nếu có)

Hầu hết các giao dịch của công ty thực hiện qua mạng nội bộ, các thủ tục check in check out thực hiện qua phần mềm.

- Giá cả và các chính sách khuyến mãi

giá cả được niêm yết và thể hiện theo kiểu liệt kê. Cách thức thanh toán : tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản.

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

Sau khi phỏng vấn kế toán về chu trình, KTV tường thuật lại quy trình dưới dạng văn bản. KTV thường thực hiện mô tả các thủ tục kiểm soát chính liên quan đến chu trình cũng như khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và nợ phải thu khách hàng bằng cách mô tả các nghiệp vụ trọng yếu của quy trình, thủ tục kiểm soát cho nghiệp vụ kiểm soát chính, thẩm quyền phê duyệt và kèm theo là tài liệu. Sau khi mô tả, KTV soát xét về mặt thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính. Cùng với đó, KTV thực hiện lựa chọn nghiệp vụ thực hiện walk – through để thu thập bằng chứng về kiểm soát được thực hiện.

Tại công ty ABC, KTV chỉ tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến chu trình bao gồm hóa đơn cung cấp dịch vụ, thông tin về việc thanh toán và mẫu đăng ký của khách hàng. Dấu vết về việc tìm hiểu và đánh giá về kiểm soát nội bộ chu trình của đơn vị khá ít. Lý do được KTV đưa ra là đơn vị sử dụng phần mềm là chủ yếu trong chu trình. Nội dung thủ tục thể hiện trong phụ lục 3.

Nhận xét: Việc tìm hiểu về kiểm soát nội bộ chu trình có ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá rủi ro kiểm soát của đơn vị tuy nhiên lại không được thực hiện đầy đủ khi thể hiện trên giấy làm việc. Đây có thể là một hạn chế đối với việc kiểm toán các khoản mục liên quan đến chu trình.

2.3.1.4 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Để thu thập những hiểu biết về nội dung BCTC cũng như những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, đánh giá giả thuyết hoạt động liên tục cũng như dự đoán những sai phạm trọng yếu có thể xảy ra để đưa ra trọng tâm cuộc kiểm toán, KTV tiến hành phân tích sơ bộ BCTC. Kỹ thuật phân tích sơ bộ được sử dụng ở đây bao gồm cả phân tích ngang và phân tích dọc. Bảng dưới mô tả một phần kết quả thủ tục phân tích sơ bộ có liên quan đến doanh thu cung cấp dịch vụ. Minh họa kết quả phân tích sơ bộ BCTC của công ty ABC đầy đủ được thể hiện trong phụ lục 4.

Sau khi có kết quả phân tích sơ bộ, KTV nhận thấy:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 31/12/2017 Trước KT 31/12/2016 Sau KT Biến động % Biến động (Giá trị) ≥ 10.0 % ≥ 2,329,500,000 Các khoản phải thu ngắn hạn 6,370,051,339 7,719,274,302 -17.5% (1,349,222,963) Phải thu ngắn hạn của khách hàng 3,543,383,629 3,988,956,346 -11.2% (445,572,717) Doanh thu BH&CCDV 310,715,350,205 274,384,569,874 13.2% 36,330,780,331 Giá vốn hàng bán 134,382,556,056 125,595,552,774 7% 8,787,003,282

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

- Người mua trả tiền trước giảm, KTV lưu ý kiểm tra tính hiện hữu và đối chiếu với việc ghi nhận doanh thu sau ngày kết thúc niên độ.

- Doanh thu năm nay tăng mạnh 13% trong khi giá vốn tăng nhẹ, dẫn tới lãi gộp tăng so với năm trước. KTV lưu ý phân tích giải thích biến động bất thường, đồng thời kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu, chi phí.

- Tỉ lệ lãi gộp tăng cao chủ yếu do khi doanh thu lớn đủ bù đắp chi phí cố định thì phần doanh thu vượt thêm sẽ tạo ra tỉ lệ lãi gộp lớn.

- Công ty thực hiện kiểm kê định kỳ, thông thường chốt số kiểm kê ngày 25 hàng tháng, do vậy, KTV kiểm tra chi phí giai đoạn từ 26-31/12 có ghi nhận đúng kỳ không -> theo như tìm hiểu, Công ty đã trích trước chi phí cho giai đoạn này, do đó KTV cần xem xét cơ sở trích trước, chênh lệch giữa trích trước và thực tế phát sinh để điều chỉnh nếu chênh lệch lớn.

Nhận xét: Thủ tục phân tích sơ bộ BCTC được thực hiện tuy nhiên phần lớn là sử dụng phân tích ngang cho thấy sự thay đổi qua 2 năm mà không thể hiện được sự thay đổi trong cơ cấu khoản mục. Việc phân tích sự thay đổi trong cơ cấu khoản mục giúp KTV hiểu rõ hơn về khoản mục cũng như sự phù hợp giữa các chỉ tiêu với chỉ tiêu so sánh tổng thể.

2.3.1.5. Xác định mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu

Thủ tục xác định mức trọng yếu thường do trưởng đoàn kiểm toán xác định. Tiêu chí xác định mức trọng yếu thể là tổng doanh thu, tổng lợi nhuận trước thuế, tổng tài sản hoặc là vốn chủ sở hữu. Việc lựa chọn sử dụng chỉ tiêu nào đều sẽ được giải thích bởi KTV. Cơ sở xác định mức trọng yếu theo chương trình kiểm toán mẫu VACPA.

Tại công ty dịch vụ ABC, KTV lựa chọn tiêu chí xác định mức trọng yếu dựa trên lợi nhuận trước thuế. Lý do được đưa ra là do hoạt động kinh doanh của công ty đã dần ổn định và lợi nhuận là vấn đề được quan tâm là một khoản mục quan trọng và được nhiều người sử dụng báo cáo quan tâm.

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

Việc chọn mẫu cho khoản mục doanh thu thực hiện tại công ty ABC được thực hiện theo phương pháp phi thống kê. Đối với chọn mẫu phi thống kê, KTV chọn một cách có chủ đích các nghiệp vụ doanh thu xung quanh ngày kết thúc niên độ kế toán để kiểm tra việc chia cắt niên độ đối với khoản mục doanh thu cung cấp dịch vụ có được thực hiện một cách đúng đắn, với mục tiêu kiểm tra sự phát sinh, KTV chọn kiểm tra chứng từ tháng 12. Thông thường, các nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày khóa sổ 5 ngày thường được chọn để kiểm tra mục tiêu kiểm toán này. Chỉ tiêu lựa chọn Kế hoạch Thực tế Tiêu chí được sử dụng đê ước tính mức trọng yếu LNTT LNTT Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu

BCTC trước kiểm toán BCTC sau kiểm

toán

Lý do lựa chọn tiêu chí Chỉ tiêu lợi nhuận được quan tâm Giá trị tiêu chí được lựa

chọn (a) 93.171.630.486 93.417.550.758 Điều chỉnh ảnh hưởng đến các biến động bất thường (b)

Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau điều chỉnh (c)= (a) – (b) 93.171.630.486 93.417.550.758 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu: (d) 5.0% 5.0% Mức trọng yếu tổng thể (PM) (e)= (c)*(d) 4.659.000.000 4.671.000.000 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện (f) 50% 50%

Mức trọng yếu thực hiện (g)= (e)* (f)

2.329.500.000 2.335.500.000

Tỷ lệ sử dụng để tính ngưỡng sai sót không đáng kể

(h) 4% 4%

Ngưỡng sai sót không đáng kể

(i)= (g)*(h)

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

Nhận xét: Việc chọn mẫu mang tính xét đoán cao. Bên cạnh đó, việc chọn mẫu kiểm tra chỉ tập trung vào một khoản thời gian nhất định (tháng 12) nên tính đại diện chưa cao.

2.3.1.6 Đánh giá chung về HTKSNB và rủi ro gian lận

Đánh giá HTKSNB giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. HTKSNB thường có ảnh hưởng rộng rãi đến các mặt hoạt động của đơn vị. KTV sử dụng những xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Thông thường, việc đánh giá này chỉ giới hạn trong ba thành phần của HTKSNB là môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro và giám sát các hoạt động kiểm soát.

Đánh giá HTKSNB có liên quan đến những nội dung bao quát của thủ tục kiểm toán BCTC, tại công ty ABC, KTV sử dụng bảng câu hỏi dưới dạng Có/ Không để đưa ra đánh giá về HTKSNB của đơn vị và xác định rủi ro gian lận. Sau khi thực hiện thủ tục, KTV đánh giá không có rủi ro trọng yếu về KSNB ở cấp độ doanh nghiệp và sau khi thực hiện phỏng vấn ban giám đốc, KTV đánh giá rủi ro có gian lận là thấp.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VỀ DOANH THU LOẠI HÌNH KHÁCH SẠN (Trang 30 - 35)