Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VỀ DOANH THU LOẠI HÌNH KHÁCH SẠN (Trang 54)

Tại giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV lập báo cáo kiểm toán, hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán và giải quyết các sự kiện bất thường phát sinh sau ngày khóa sổ. Sau khi hoàn thiện giấy làm việc của các phần hành và kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ, trưởng đoàn tập hợp các vấn đề còn tồn tại tại các phần hành và tiến hành soạn thảo biên bản kiểm toán. khi họp và trao đổi với đơn vị sẽ có hai trường hợp: Đơn vị đồng ý điều chỉnh và đơn vị không đồng ý điều chỉnh. Việc đơn vị đồng ý điều chỉnh và không đồng ý điều chỉnh có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần, từ chối hoặc ý kiến kiểm toán với đoạn nhấn mạnh.

Tại công ty dịch vụ khách sạn ABC, sau khi hoàn thiện giấy làm việc kiểm toán doanh thu và phải thu khách hàng, nhận thấy không có sự kiện bất thường phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, KTV tổng hợp ý kiến kiểm toán liên quan đến hai khoản mục trên biên bản kiểm toán, cụ thể:

Trên cơ sở biên bản kiểm toán được lập, đoàn kiểm toán tiến hành họp trao đổi cùng phòng kế toán và ban giám đốc. Cuộc họp đạt được sự thỏa thuận về việc điều chỉnh các khoản mục, biên bản kiểm toán được lưu lại làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán. Cụ thể ý kiến kiểm toán của công ty ABC là :

Số liệu ứng trước trên TK 1311300 đang chênh lệch so với tổng hợp công nợ, nguyên nhân là hệ thống ghi nhận thiếu một khoản ứng trước, đề nghị công ty hạch toán điều chỉnh để nhất quán số liệu giữa THCN và sổ chi tiết.

➔ Đề nghị Công ty hạch toán điều chỉnh :Nợ TK 1311300/Có TK 1388 : 6,880,036 đồng

Cụ thể :Tháng 1/2018: Nợ TK 1388/ Có TK 1311300 6.880.036 đồng

Công ty đang trích thiếu khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi 16.193.200

➔ Đề nghị Công ty hạch toán điều chỉnh:Nợ TK 642/Có TK 229 16,193,200 đồng

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/2017, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ KHÁCH SẠN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC. 3.1. Nhận xét về các thủ tục kiểm toán khoản mục doanh thu được thực hiện

bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

Doanh thu và khoản phải thu khách hàng là hai khoản mục quan trọng trong BCTC. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về quy trình thực hiện kiểm toán hai khoản mục này tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC bên cạnh những ưu điểm thì quy trình cũng tồn tại một số hạn chế.

3.1.1 Ưu điểm

Trước khi bắt đầu thực hiện kiểm toán tại đơn vị, nhóm KTV đã gửi danh sách yêu cầu tài liệu, thư xác nhận và những chứng từ cần thiết cho cuộc kiểm toán. Điều này giúp làm giảm thời gian kiểm toán cũng như thuận tiện và nhanh chóng hơn cho các thủ tục cần thư xác nhận cũng như chứng từ từ bên thứ 3.

Quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng nói riêng đều được thiết kế theo một chương trình thống nhất theo chương trình mẫu của VACPA.

Báo cáo kiểm toán, giấy tờ làm việc được soát xét nhiều lần từ trưởng đoàn kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán rồi đến phó giám đốc trực tiếp quản lý phòng. Điều này tạo nên sự đảm bảo cao về độ chính xác và hợp lý của những ý kiểm kiểm toán đưa ra bên ngoài.

Đội ngũ nhân viên có kỹ năng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp cao, có khả năng nhận diện và tìm ra sai phạm một cách nhanh chóng đồng thời có sự linh hoạt trong việc thực hiện thủ tục kiểm toán. Sự chuyên nghiệp và hiểu biết về các quy định nhà nước về chính sách cũng như chuẩn mực kế toán kiểm toán giúp thực hiện kiểm toán khoản mục một cách hiệu quả.

Các thủ tục kiểm toán quy trình đi từ khái quát đến chi tiết từng khoản mục giúp thu người đọc hồ sơ tiện cho việc theo dõi và trao đổi nếu có vấn đề. Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu cũng trở nên dễ dàng và đầy đủ hơn.

Bằng chứng kiểm toán rất được KTV chú trọng trong lúc thực hiện kiểm toán, mỗi KTV khi tham gia kiểm toán đều có phần mềm scan lại các bằng chứng trong trường hợp không được cung cấp bằng chứng một cách trực tiếp vì vậy việc thu thập bằng chứng kiểm toán được thực hiện rất đầy đủ và hiệu quả.

Số đối tượng cần kiểm kiểm tra của khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng lớn nên việc chọn mẫu theo CMA giúp KTV chọn mẫu một cách có hệ

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

thống,phát hiện sai sót tốt hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian chọn lựa giữa các đối tượng.

Kỹ thuật kiểm toán được áp dụng một cách đa dạng. Điều này thể hiện qua việc KTV thực hiện tham gia phỏng vấn, tính toán lại kiểm tra tài liệu để đạt được mục tiêu kiểm toán cũng như phát hiện gian lận. Những kết quả khi thực kỹ thuật kiểm toán được thể hiện đầy đủ trên các giấy tờ làm việc.

Đối với thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu phải thu khách hàng được thực hiện đồng thời thông qua việc kiểm tra chứng từ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán.

3.1.2 Hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực trên, các thủ tục kiểm toán bán hàng và tài khoản khoản phải thu từ khách hàng cho các công ty dịch vụ do AAC thực hiện cũng có một số hạn chế như sau:

• Chương trình kiểm toán

Công ty đã áp dụng chương trình mẫu của VACPA cho từng khoản mục cụ thể nhưng những quy trình này lại áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp mà không xây dựng quy trình cho từng loại hình doanh nghiệp riêng biệt. Như đối với trường hợp công ty ABC được sử dụng minh họa cho quy trình kiểm toán các công ty dịch vụ khách sạn, KTV sử dụng mẫu chương trình chung dùng cho toàn bộ các loại hình doanh nghiệp. Đôi khi gây khó khăn cho việc hệ thống hóa các giấy làm việc cũng như lưu trữ hồ sơ kiểm toán sau này.

• Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin

Đối với các công ty dịch vụ khách sạn hiện nay, đa phần các chu trình kế toán được thực hiện một cách tự động hóa bằng các phần mềm máy tính. Tuy nhiên, trong thực tế, KTV không chú trọng đến việc tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị sử dụng phần mềm để hoạch toán cũng như ghi nhận và theo dõi các tài khoản.

• Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích được thực hiện đối với khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng ít được thực hiện. Trong khi đây là một thủ tục dễ thực hiện, ít tốn chi phí. Phần lớn thủ tục phân tích được sử dụng dưới dạng phân tích ngang trong khi để phát hiện rủi ro khoản mục thì kỹ thuật phân tích dọc có thể mang lại hiệu quả khi cung cấp tỷ trọng các thành phần của tài khoản. Để từ đó đưa ra nhận xét cũng như những rủi ro sai phạm có thể xảy ra với khoản mục.

• Thủ tục gửi thư xác nhận

Đối với thủ tục gửi thư xác nhận KTV gửi thư xác nhận theo một mẫu thư đóng, mẫu thư có điền sẵn số liệu kế toán trên sổ sách đơn vị và khách hàng nhận thư chỉ việc ký tên và đánh dấu vào ô “Đúng” hoặc “sai”. Điều này có thể có gian lận nếu đơn vị thông đồng với công ty khách hàng.

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

Thư xác nhận được gửi đi nhưng không phản hồi thì KTV sẽ tiến hành thủ tục thay thế. Tuy nhiên, KTV lại không tìm hiểu lý do thư xác nhận không được phản hồi. Đôi khi nguyên nhân không phản hồi thư có thể đến từ việc số dư xác nhận không chính xác.

• Thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng

Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu và phải thu khách hàng là một thủ tục quan trọng khi thực hiện kiểm toán hai khoản mục này. Tuy nhiên, khi kiểm toán tại công ty ABC, KTV chưa chú trọng lắm đối với thủ tục này. Cụ thể, việc chọn mẫu kiểm tra chứng từ không được thực hiện mà chỉ mang tính xét đoán không mang tính đại diện cho tổng thể các giao dịch liên quan đến khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng. Bên cạnh đó, việc kiểm tra chứng từ được thực hiện một cách hợp lý khi KTV không thể hiện được dấu vết kiểm toán hay dấu hiệu rằng việc kiểm tra chứng từ đã được thực hiện.

• Giấy làm việc

Giấy làm việc của KTV phần lớn được sử dụng từ giấy làm việc năm trước để lại nên KTV chỉ cần thực hiện trên giấy làm việc cũ và chỉnh sửa thông tin cho phù hợp. Tuy nhiên một số giấy làm việc vẫn trình bày khá lộn xộn, nội dung vẫn còn nhầm lẫn và chưa được chỉnh sửa giữa hai năm tài chính. Bên cạnh đó, việc trình bày giấy làm việc thiếu sự nhất quán nên gây khó hiểu cho người đọc, người soát xét.

3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

3.2.1 Chương trình kiểm toán đối với loại hình doanh nghiệp cụ thể

Đối với kiến nghị về việc xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp chỉ mang tính lý thuyết. Bởi trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV sẽ là người phát hiện ra những khác biệt trong các thủ tục kiểm toán cần thực hiện giữa các loại hình doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, nhận thấy minh họa tại công ty ABC và một số công ty khác trong cùng lĩnh vực dịch vụ, KTV đều sử dụng chung một chương trình kiểm toán nên theo ý kiến chủ quan đưa ra kiến nghị xây dựng chương trình kiểm toán cho từng loại hình doanh nghiệp.

3.2.2 Tìm hiểu HTKSNB trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống kế toán giúp đơn vị thực hiện ghi nhận và quản lý các giao dịch nghiệp vụ phát sinh một cách tốt hơn. Tuy nhiên, đối với KTV thì lại gặp khó khăn hơn trong việc tìm hiểu khi HTKSNB khi áp dụng môi trường làm việc mới này. Do đó, để tìm hiểu về HTKSNB trong môi

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

trường công nghệ thông tin, KTV có thể xây dựng bảng hỏi giúp phát hiện những rủi ro có thể xảy ra với HTKSNB này. Dưới đây là bảng hỏi có thể được thiết lập nhằm thực hiện thủ tục này:

STT Câu hỏi Có/Không Ghi chú

1 Nhân viên bộ phận kế toán có được giới thiệu đào tạo và có đủ kiến thức về phần mềm kế toán mà công ty sử dụng không? 2 Phần mềm kế toán doanh nghiệp sử dụng có

được thiết kế chế độ an ninh và phòng chống virus không?

3 Việc thiết kế bảo vệ an ninh bảo vệ thông tin hệ thống kế toán có được triển khai đến các bộ phận liên quan không?

4 Máy tính sử dụng phần mềm kế toán có được bảo vệ và giám sát chặt chẽ không? 5 Doanh nghiệp có dự phòng nơi lưu trữ

thông tin kế toán trong trường hợp mất cắp hay hư hỏng vật lý không?

6 Nhân viên có được phân chia quyền hạn khi thực hiện các thao tác trên phần mềm

không?

7 Việc nhập liệu thông tin vào phần mềm kế toán có được kiểm tra và quản lý không? 8 Phần mềm có lưu lại nhật ký các thao tác

xảy ra trên phần mềm không?

9 Doanh nghiệp có thiết lập biện pháp để phát hiện

kịp thời những lỗi sai trong quá trình xử lý số liệu

không?

Bảng 1:Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB ứng dụng CNTT

3.2.3 Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích có thể được mở rộng cho khoản mục doanh thu dưới dạng so sánh với trung bình ngành hoặc tăng số năm so sánh. Số liệu trung bình ngành KTV có thể thu thập từ các phần mềm chuyên dụng về các thông tin các doanh nghiệp như Stock Plus. So sánh với mức doanh thu trung bình ngành và sự tăng trưởng doanh thu so với các đối thủ có thể giúp KTV sớm phát hiện rủi ro xảy ra sai phạm khi doanh thu có chiều hướng tăng trưởng quá nhanh/ chậm so với ngành mà đơn vị lại không lý giải được. Minh họa thủ tục phân tích khi sử dụng thêm thông tin về trung bình ngành (giả sử):

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

Chỉ tiêu Công ty ABC TB ngành Tỷ lệ

Doanh thu 310,715,350,205 198,553,802,500 156%

Bảng 2:Bảng so sánh doanh thu với trung bình ngành

Khi so sánh với trung bình ngành, doanh thu công ty ABC tăng hơn 50%. Đây có thể là một dấu hiệu của việc ghi nhận doanh thu không có thật nếu ngành và các đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô, điều kiện kinh doanh như nhau.

Đối với khoản mục phải thu khách hàng, khi thực hiện thủ tục phân tích KTV có thể mở rộng thủ tục bằng cách so sách tỷ trọng dự phòng nợ phải thu khó đòi trên tổng nợ phải thu giữa hai năm. Nếu tỷ trọng có biến động lớn giữa hai năm thì có thể đơn vị đã trích sai các khoản dự phòng. Đây là một sai phạm rất hay xảy ra điển hình như công ty ABC.

Minh họa thủ tục:

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016

Dự phòng nợ phải thu khó đòi 56,676,200 40,483,000 Phải thu khách hàng 5,234,667,713 3,988,956,346 Tỷ lệ dự phòng/ Phải thu khách hàng 10.82% 10.14%

Bảng 3:Phân tích chi phí dự phòng nợ phải thu

Theo đó có thể thấy chi phí dự phòng cho năm 2017 tăng lên so với năm 2016. Nếu trường hợp chi phí dự phòng năm 2017 giảm so với 2016 trong khi nợ phải thu tăng mà dự phòng giảm thì KTV nên xem xét lý do liệu đơn vị có chính sách thu hồi nợ tốt hay có trích thiếu dự phòng.

3.2.4 Thư xác nhận

Thủ tục gửi thư xác nhận được KTV rất chú trọng ngay sau khi chấp nhận khách hàng thư xác nhận đã được soạn thảo và gửi đi. Tuy nhiên, số thư xác nhận mà KTV nhận được phản hồi thường thấp. Việc tỷ lệ thư xác nhận được phản hồi thấp thường là nguyên nhân cho ý kiến kiểm toán về tính trung thực hợp lý của khoản mục phải thu khách hàng. Do đó, qua quá trình tìm hiểu các loại thư xác nhận Dưới đây là mẫu thư xác nhận đề xuất :

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4 Ngày…….tháng…….năm……. Người nhận: Công ty: Địa chỉ: Fax: Kính thưa Quý vị,

Về việc: xác nhận số dư cho mục đích kiểm toán

“Công ty TNHH Kiểm toán ABC” đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của Công ty chúng tôi. Nhằm mục đích kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi, rất mong Quý vị điền thông tin về các khoản nợ của Công ty chúng tôi trên sổ sách của Quý vị tại ngày 31/12/2010 vào phần cuối của thư này và gửi trực tiếp đến kiểm toán viên của chúng tôi theo địa chỉ sau: CÔNG TY Địa chỉ : Người nhận : Điện thoại : Fax :

Lưu ý: Tất cả các xác nhận qua fax phải có bản chính/ hoặc xác nhận bản gốc được gửi bằng đường

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VỀ DOANH THU LOẠI HÌNH KHÁCH SẠN (Trang 54)