Một số đề xuất nhằm cải thiện các thủ tục kiểm toán khoản mục

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VỀ DOANH THU LOẠI HÌNH KHÁCH SẠN (Trang 57 - 121)

TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

3.2.1 Chương trình kiểm toán đối với loại hình doanh nghiệp cụ thể

Đối với kiến nghị về việc xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp chỉ mang tính lý thuyết. Bởi trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV sẽ là người phát hiện ra những khác biệt trong các thủ tục kiểm toán cần thực hiện giữa các loại hình doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, nhận thấy minh họa tại công ty ABC và một số công ty khác trong cùng lĩnh vực dịch vụ, KTV đều sử dụng chung một chương trình kiểm toán nên theo ý kiến chủ quan đưa ra kiến nghị xây dựng chương trình kiểm toán cho từng loại hình doanh nghiệp.

3.2.2 Tìm hiểu HTKSNB trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống kế toán giúp đơn vị thực hiện ghi nhận và quản lý các giao dịch nghiệp vụ phát sinh một cách tốt hơn. Tuy nhiên, đối với KTV thì lại gặp khó khăn hơn trong việc tìm hiểu khi HTKSNB khi áp dụng môi trường làm việc mới này. Do đó, để tìm hiểu về HTKSNB trong môi

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

trường công nghệ thông tin, KTV có thể xây dựng bảng hỏi giúp phát hiện những rủi ro có thể xảy ra với HTKSNB này. Dưới đây là bảng hỏi có thể được thiết lập nhằm thực hiện thủ tục này:

STT Câu hỏi Có/Không Ghi chú

1 Nhân viên bộ phận kế toán có được giới thiệu đào tạo và có đủ kiến thức về phần mềm kế toán mà công ty sử dụng không? 2 Phần mềm kế toán doanh nghiệp sử dụng có

được thiết kế chế độ an ninh và phòng chống virus không?

3 Việc thiết kế bảo vệ an ninh bảo vệ thông tin hệ thống kế toán có được triển khai đến các bộ phận liên quan không?

4 Máy tính sử dụng phần mềm kế toán có được bảo vệ và giám sát chặt chẽ không? 5 Doanh nghiệp có dự phòng nơi lưu trữ

thông tin kế toán trong trường hợp mất cắp hay hư hỏng vật lý không?

6 Nhân viên có được phân chia quyền hạn khi thực hiện các thao tác trên phần mềm

không?

7 Việc nhập liệu thông tin vào phần mềm kế toán có được kiểm tra và quản lý không? 8 Phần mềm có lưu lại nhật ký các thao tác

xảy ra trên phần mềm không?

9 Doanh nghiệp có thiết lập biện pháp để phát hiện

kịp thời những lỗi sai trong quá trình xử lý số liệu

không?

Bảng 1:Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB ứng dụng CNTT

3.2.3 Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích có thể được mở rộng cho khoản mục doanh thu dưới dạng so sánh với trung bình ngành hoặc tăng số năm so sánh. Số liệu trung bình ngành KTV có thể thu thập từ các phần mềm chuyên dụng về các thông tin các doanh nghiệp như Stock Plus. So sánh với mức doanh thu trung bình ngành và sự tăng trưởng doanh thu so với các đối thủ có thể giúp KTV sớm phát hiện rủi ro xảy ra sai phạm khi doanh thu có chiều hướng tăng trưởng quá nhanh/ chậm so với ngành mà đơn vị lại không lý giải được. Minh họa thủ tục phân tích khi sử dụng thêm thông tin về trung bình ngành (giả sử):

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

Chỉ tiêu Công ty ABC TB ngành Tỷ lệ

Doanh thu 310,715,350,205 198,553,802,500 156%

Bảng 2:Bảng so sánh doanh thu với trung bình ngành

Khi so sánh với trung bình ngành, doanh thu công ty ABC tăng hơn 50%. Đây có thể là một dấu hiệu của việc ghi nhận doanh thu không có thật nếu ngành và các đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô, điều kiện kinh doanh như nhau.

Đối với khoản mục phải thu khách hàng, khi thực hiện thủ tục phân tích KTV có thể mở rộng thủ tục bằng cách so sách tỷ trọng dự phòng nợ phải thu khó đòi trên tổng nợ phải thu giữa hai năm. Nếu tỷ trọng có biến động lớn giữa hai năm thì có thể đơn vị đã trích sai các khoản dự phòng. Đây là một sai phạm rất hay xảy ra điển hình như công ty ABC.

Minh họa thủ tục:

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016

Dự phòng nợ phải thu khó đòi 56,676,200 40,483,000 Phải thu khách hàng 5,234,667,713 3,988,956,346 Tỷ lệ dự phòng/ Phải thu khách hàng 10.82% 10.14%

Bảng 3:Phân tích chi phí dự phòng nợ phải thu

Theo đó có thể thấy chi phí dự phòng cho năm 2017 tăng lên so với năm 2016. Nếu trường hợp chi phí dự phòng năm 2017 giảm so với 2016 trong khi nợ phải thu tăng mà dự phòng giảm thì KTV nên xem xét lý do liệu đơn vị có chính sách thu hồi nợ tốt hay có trích thiếu dự phòng.

3.2.4 Thư xác nhận

Thủ tục gửi thư xác nhận được KTV rất chú trọng ngay sau khi chấp nhận khách hàng thư xác nhận đã được soạn thảo và gửi đi. Tuy nhiên, số thư xác nhận mà KTV nhận được phản hồi thường thấp. Việc tỷ lệ thư xác nhận được phản hồi thấp thường là nguyên nhân cho ý kiến kiểm toán về tính trung thực hợp lý của khoản mục phải thu khách hàng. Do đó, qua quá trình tìm hiểu các loại thư xác nhận Dưới đây là mẫu thư xác nhận đề xuất :

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4 Ngày…….tháng…….năm……. Người nhận: Công ty: Địa chỉ: Fax: Kính thưa Quý vị,

Về việc: xác nhận số dư cho mục đích kiểm toán

“Công ty TNHH Kiểm toán ABC” đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của Công ty chúng tôi. Nhằm mục đích kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi, rất mong Quý vị điền thông tin về các khoản nợ của Công ty chúng tôi trên sổ sách của Quý vị tại ngày 31/12/2010 vào phần cuối của thư này và gửi trực tiếp đến kiểm toán viên của chúng tôi theo địa chỉ sau: CÔNG TY Địa chỉ : Người nhận : Điện thoại : Fax :

Lưu ý: Tất cả các xác nhận qua fax phải có bản chính/ hoặc xác nhận bản gốc được gửi bằng đường bưu điện theo sau.

Xin cảm ơn sự hợp tác của Quý vị.

Kính thư

(Chữ ký, họ tên, chức danh, đóng dấu)

Xác nhận của Công ty ………..

Sổ kế toán của chúng tôi phản ánh các khoản nợ với Quý vị tại ngày 31/12/2017 là:

Số tiền Quý vị phải trả/phải thu chúng tôi: ………

Số tiền chúng tôi phải trả/phải thu Quý vị: ………

Chữ ký:

Đóng dấu(nếu có)

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

Ưu điểm của mẫu thư mở này là ở việc KTV không ghi sẵn số liệu xác nhận trên thư do đó, bên xác nhận sẽ phải xác minh số dư. Việc này so với việc số liệu đã được điền sẵn bên xác nhận có thể trả lời thư xác nhận mà không phải kiểm tra thông tin có chính xác hay không.

3.2.5 Thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu

Thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu thường được kiểm tra trước và sau 5 ngày khóa sổ. Tuy nhiên với doanh nghiệp dịch vụ, việc ghi nhận doanh thu có thể được thực hiện trước khi hóa đơn được lập. Do đó, KTV có thể mở rộng thời gian kiểm tra chứng từ từ 5 ngày lên thành 7 hoặc 10 ngày. Việc mở rộng ngày kiểm tra thủ tục giúp giảm thiểu việc bỏ sót các nghiệp vụ không được ghi nhận đúng kỳ.

Đề xuất đối với việc hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục xuất phát từ so sánh giữa thực tế thực hiện tại công ty và lý thuyết mà người viết được học từ lý thuyết nhà trường. Do vậy, khó tránh khỏi có những đề xuất có ý nghĩa trên lý thuyết tuy nhiên lại khó trong việc thực hiện. Tuy vậy, những góp ý của người viết hi vọng phần nào góp phần làm quy trình trở nên hoàn thiện hơn.

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

KẾT LUẬN

Khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng đối với công tác kiểm toán BCTC. Đề tài hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng tại công ty dịch vụ khách sạn cung cấp những khái niệm về doanh thu và phải thu khách hàng đồng thời trình bày về đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn cũng như các đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ. Từ việc thu thập những đặc điểm đó tìm ra những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn ảnh hưởng đến các thủ tục kiểm toán.

Nội dung tiếp theo là tìm hiểu về chu trình có liên quan đến hai khoản mục trong đề tài – Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền. Nội dung phần này không nằm gọn trong việc mô tả lại chu trình và những kiểm soát chung đối với chu trình mà hướng đến việc phân tích sâu vào đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn. Tìm ra những rủi ro có thể có đối với chu trình và đồng thời đưa ra các thủ tục kiểm soát liên quan đến chu trình này. Nội dung này bao gồm các yếu tố của cả môn học kiểm toán lẫn KSNB.

Tiếp sau khi tìm hiểu về chu trình bán hàng phải thu và thu tiền, đề tài tập trung đề cập đến kiểm toán khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng. Sau khi cung cấp cơ sở lý luận về quá trình nghiên cứu và đánh giá HTKSNB, đề tài đưa ra những sai sót và gian lận thường gặp đối với hai khoản mục là doanh thu và phải thu khách hàng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra mục tiêu kiểm toán đối với hai khoản mục được chọn nghiên cứu trong đề tài làm cơ sở cho việc xác định các thủ tục kiểm toán đối với hai khoản mục này.

Ở chương 2, đề tài cung cấp thông tin cơ bản về công ty AAC - đơn vị thực tập để viết đề tài tốt nghiệp. Nội dung tiếp theo và được cho là quan trọng nhất là về thực tế quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng tại công ty dịch vụ khách sạn do AAC thực hiện mà minh họa là công ty ABC. Nội dung trong phần này bao gồm việc phân tích các giấy làm việc của giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán. Những giấy làm việc được trích dẫn và sử dụng làm minh họa cho các thủ tục kiểm toán được cung cấp đầy đủ ở phần phụ lục. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, đối với những thủ tục quan trọng đối với khoản mục, người viết thường đưa vào những nhận xét nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp những ưu nhược điểm của việc thực hiện các thủ tục kiểm toán.

Nội dung cuối cùng là về những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện quy trình kiểm toán hai khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng để từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục.

Mặc dù đã cố gắng vận dụng lý thuyết và thực tế liên quan đến kiểm toán khoản mục xong bài viết cũng không tránh khỏi những sai sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp chia sẻ của thầy cô cùng công ty để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

[2]. Đường Nguyễn Hưng, H. (2015). Giáo trình Kiểm soát Nội Bộ.

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

[3]. Gronroos, C. (2000). Service Management and Marketing: A customer Relationship Management Approach. Chichester: John Wiley & Sons Ltd.

[4]. Phan Đình Ngân, N. (2007). Giáo trình kế toán tài chính 1. Nhà xuất bản Đại Học Huế.

[5]. QĐ 10/2007/QĐ-TTg, Q. đ. (2007, 01 23). Ban hành Hệ Thống Ngành Việt Nam.

[6]. Bộ tài chính (2014). Thông tư 200. Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Bộ tài chính 2014. Việt Nam.

[7]. Bộ tài chính (2009) Thông tư 228 về trích lập dự phòng. TT 228/2009- BTC.

[8]. Website công ty AAC. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. http://www.aac.com.vn/root/00101.aspx

[9]. Nguyễn Lê Quang Nhật (2014), hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng – cung cấp dịch vụ và nợ phải thu khách hàng tại công ty tnhh kiểm toán và kế toán AAC, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Kinh tế Huế.

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM KIỂM TOÁN

Nội dung công việc Thành

viên

Ngày hoàn thành A- KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN

A110 Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng N/A A120 Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro

hợp đồng Thùy

A230 Thư gửi khách hàng về Kế hoạch kiểm toán Trang 01/02/2018 A240 Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp Trang 01/02/2018 A260 Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán Trang 01/02/2018 A270 Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của

KTV

Trang 01/02/2018 A271 Theo dõi luân chuyển KTV/Thành viên BGĐ phụ trách

tổng thể

Trang 31/03/2018 A280 Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm

kiểm toán N/A

A290 Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán

Trang 07/02/2018 A291 Soát xét các vấn đề cần trao đổi với BQT đơn vị được

KT

Trang 07/02/2018 A292 Thư trao đổi với BQT về tính độc lập của KTV N/A

A310 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Trang 07/02/2018 A410 Tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền Trang 07/02/2018 A420 Tìm hiểu chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền Trang 07/02/2018 A430 Tìm hiểu chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá

vốn

Trang 07/02/2018 A440 Tìm hiểu chu trình lương và phải trả người lao động Trang 07/02/2018 A450 Tìm hiểu chu trình TSCĐ và xây dựng cơ bản Trang 07/02/2018 A510 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính Trang 07/02/2018 A610 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn

vị

Trang 07/02/2018 A620 Trao đổi với Ban Giám đốc về gian lận Trang 07/02/2018 A630 Trao đổi với bộ phận Kiểm toán nội bộ/Ban kiểm soát Trang 07/02/2018

Dương Thị Ngọc Bích – 41K18.4

Nội dung công việc Thành

viên

Ngày hoàn thành

A640 Rà soát các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận Trang 07/02/2018 A710 Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực hiện Trang 07/02/2018 A810 Xác định phương pháp chọn mẫu Trang 07/02/2018 A910 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán Trang 07/02/2018

B- TỔNG HỢP, KẾT LUẬN VÀ LẬP BÁO CÁO

B110 Phê duyệt phát hành báo cáo kiểm toán và Thư quản lý Lan 31/03/2018 B120 Soát xét chất lượng của thành viên Ban Giám đốc độc

lập N/A

B130 Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết Thùy 31/03/2018 B140 Hình thành ý kiến kiểm toán Trang 31/03/2018

B210 Thư quản lý năm nay Trang 31/03/2018

B310 Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán năm nay Trang 31/03/2018 B340 Báo cáo tài chính trước và sau điều chỉnh kiểm toán Trang 31/03/2018 B360 Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại Trang 31/03/2018 B370 Các bút toán không điều chỉnh Trang 31/03/2018 B380 Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán năm trước Trang 31/03/2018 B410 Tổng hợp kết quả kiểm toán Trang 31/03/2018 B411 Trao đổi với BGĐ đơn vị về kết quả kiểm toán Trang 31/03/2018 B420 Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối Trang 31/03/2018 B430 Các vấn đề cần giải quyết trước khi phát hành Trang 31/03/2018 B440 Thư giải trình của Ban Giám đốc/BQT khách hàng Trang 31/03/2018

B450 Tham khảo ý kiến tư vấn NA

B560 Danh mục tài liệu quan trọng để lưu hồ sơ kiểm toán chung

Trang 31/03/2018

C- KIỂM TRA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

C110 Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu

tiền

Long C210 Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình mua hàng,

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VỀ DOANH THU LOẠI HÌNH KHÁCH SẠN (Trang 57 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)