nói riêng thể hiện sự kết nối nhịp nhàng giữa pháp luật đất đai và pháp luật dân sự. Trước đó BLDS 1995 xác định đất đai là tài sản và thuộc nhóm bất động sản65, đồng thời có quy định về giao dịch tặng cho bất động sản thông qua hợp đồng, tuy nhiên tại thời điểm đó khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực thì chưa công nhận quyền tặng cho quyền sử dụng đất của người sử dụng đất, do đó tạo ra sự khập khiễng trong việc áp dụng pháp luật. Đến khi Luật Đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực đã tạo cơ sở pháp lý để người sử dụng đất hợp pháp thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất của mình66, đồng thời cũng tạo nên sự đồng bộ giữa Luật Đất đai 2003 và BLDS 200567. Quy định này tiếp tục được kế thừa trong Luật Đất đai 2013 và BLDS 2015, góp phần xây dựng hành lang pháp lý vững chắc trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật đất đai.
1.3 Nội dung pháp luật về quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân nhân
1.3 Nội dung pháp luật về quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân nhân quyền năng đặc biệt – quyền sử dụng đất. Do đó hộ gia đình, cá nhân khi tặng cho quyền sử dụng đất là tặng cho loại quyền năng ấy cho một chủ thể khác. Chẳng hạn, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì được tặng cho quyền sử dụng đất cho các đối tượng gồm: Nhà nước; cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi
64 Điều 11 khoản 2 Luật Đất đai 2003; Điều 6 khoản 2 Luật Đất đai 2013
65 Điều 181 khoản 1 điểm a Bộ luật Dân sự 1995
66 Điều 4 khoản 4; Điều 46 khoản 2 Luật Đất đai 2003