Thuận lợi và khó khăn trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã đú sáng, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình năm 2017 (Trang 28)

nhận quyền sử dụng đất.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. Cụ thể là trong đề tài này đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu về: tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội, số liệu về quản lý nhà nước về đất đai. Số liệu về cấp GCNQSD đất và các văn bản có liên quan.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Bản đồ địa chính đã vẽ xong của xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình gồm 150 tờ bản đồ, tỷ lệ 1:1.000.

Tiến hành đối soát thôn 5 với trên 31 tờ bản đồ gồm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,11,12,13,14,15,16,45,46,47,48,49,50,51,80,81,82,83,84,142,143,144,145,14 6 và 147 với tỷ lệ 1: 1.000.

Đối soát thực tế: đối soát kết quả đo vẽ trên bản đồ so với thực địa; Đối soát về hình thể, diện tích, mục đích sử dụng.

Yêu cầu các chủ sử dụng đất ký tên

21

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Xã Đú Sáng nằm ở phía tây bắc của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Ranh giới được xác định:

+ Phía bắc giáp xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn; xã Trường Sơn, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn.

+ Phía nam giáp xã Tú Sơn, xã Vĩnh Tiến. + Phía đông giáp xã Bình Sơn.

+ Phía tây giá xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn; xã Thống Nhất. Diện tích tự nhiên là 5030,45 ha

4.1.1.2. Địa hình

Đú Sáng là một xã miền núi thuộc vùng Tây Bắc, địa hình tương đối phức tạp và nhiều gò đồi, thung lũng xen kẽ. Địa hình có cấu trúc thoải. Nhìn chung địa hình, địa mạo của xã đa dạng và phức tạp ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.

4.1.1.3. Khí hậu

- Xã Đú Sáng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu khu vực nhiệt đới gió mùa, gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều.

- Trong năm có 2 mùa chính: Mùa đông với đặc điểm khô hanh và lạnh ít mưa. Mùa hè với đặc điểm nóng ẩm mưa nhiều.

- Mưa: lượng mưa bình quân hàng năm từ 1850mm đến 2500mm. Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng 7,8.

22

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của là 22ºC, thấp nhất 4ºC và cao nhất 39,5ºC. Số giờ nắng trung bình vào mùa hè từ 6-7 giờ và từ 3-4 giờ vào mùa đông.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành là hướng đông nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 mang theo không khí nóng. Gió đông bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau mang theo không khí lạnh.

4.1.1.4.Thủy văn

Nguồn nước của xã Đú Sáng chủ yếu được cung cấp từ suối Đúc, suối Sáng cùng một số khe suối, ao hồ phân bố rải rác. Nhìn chung, do ảnh hưởng của địa hình nên nguồn nước khan hiếm gây ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt của người dân.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên *Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên là 5030,45 ha, trong đó diện tích các loại đất cụ thể như sau:

- Đất nông nghiệp 4779,89 ha, chiếm 95,02% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, cụ thể như sau:

+ Đất sản xuất nông nghiệp 610,92 ha, chiếm 12,78% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm 566,66 ha, chiếm 11,86% tổng diện tích đất nông nghiệp, bao gồm 252,12 ha đất trồng lúa và 314,54 ha đất trồng cây hàng năm khác;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,83 ha chiếm 0,04% đất nông nghiệp.

+ Đất trồng cây lâu năm là 44,26 ha, chiếm 0,93% tổng diện tích đất nông nghiệp;

- Diện tích đất phi nông nghiệp của xã là 226,00 ha, chiếm 4,49% tổng diện tích tự nhiên của xã. Cụ thể như sau:

23

+ Đất ở là 105,88 ha, chiếm 46,85% tổng diện tích đất phi nông nghiệp; + Đất chuyên dùng 62,53 ha, chiếm 27,67% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã, bao gồm:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan 1,10 ha, chiếm 0,49% tổng diện tích đất phi nông nghiệp;

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp 3,39 ha; chiếm 0,11% tổng diện tích đất phi nông nghiệp,

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,24 ha; chiếm 0,36% tổng diện tích đất phi nông nghiệp;

+ Đất có mục đích công cộng là 57,79 ha, chiếm 25,57% tổng diện tích đất phi nông nghiệp;

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT 16,90 ha, chiếm 7,48% tổng diện tích đất phi nông nghệp;

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 40,70 ha, chiếm 18,01% tổng diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất lâm nghiệp 4167,13 ha, chiếm 87,18% tổng diện tích đất nông nghiệp trong đó:

+ Đất rừng sản xuất là 2649,86 ha, chiếm 55,44% tổng diện tích đất nông nghiệp ; rừng phòng hộ là 1517,27 ha, chiếm 31,74% tổng diện tích đất nông nghiệp;

Diện tích, cơ cấu đất tự nhiên của xã được thể hiện trong bảng 4.1

24

Bảng 4.1. Diện tích, cơ cấu đất tự nhiên năm 2017

(Đơn vị: ha)

Thứ tự Loại đất Diện tích Cơ cấu

Đất tự nhiên 5030,45 100,00

1 Đất nông nghiệp 4779,89 95,02

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 610,93 12,78

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 566,66 11,86

1.1.1.1 Đất trồng lúa 252,12 5,27

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 314,54 6.58

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 44,26 0,93

1.2 Đất lâm nghiệp 4167,13 87,18 1.2.1 Đất rừng sản xuất 2649,86 55,44 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1517,27 31,74 1.2.3 Đất rừng đặc dụng   1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1,83 0,04 1.4 Đất làm muối   1.5 Đất nông nghiệp khác  

2 Đất phi nông nghiệp 226,00 4,49

2.1 Đất ở 105,88 46,85

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 105,88 46,85

2.1.2 Đất ở tại đô thị  

2.2 Đất chuyên dùng 62,53 27,67

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 1,10 0,49

2.2.2 Đất quốc phòng  

2.2.3 Đất an ninh  

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 3,39 1,50

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,24 0,11

2.2.6 Đất có mục đích công cộng 57,79 25,57

2.3 Đất cơ sở tôn giáo  

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng  

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, NHT 16,90 7,48

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 40,70 18,01

2.7 Đất mặt nước chuyên dùng _ _

2.8 Đất phi nông nghiệp khác  

3 Đất chƣa sử dụng 24,56 10,47

3.1 Đất bằng chưa chưa sử dụng 4,28 17,43

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,78 3,18

3.3 Núi đá không có rừng cây 19,50 79,39

25

* Tài nguyên nước.

- Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm, cụ thể:

- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nguồn nước mặt của xã chủ yếu lấy từ nước mưa, các dòng suối và các hồ chứa nhỏ. Chất lượng nguồn nước mặt không được tốt cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt.

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều.

* Tài nguyên khoáng sản.

Tài nguyên khoáng sản của xã Đú Sáng hầu như không đáng kể.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Xã Đú Sáng là một xã nghèo của huyện Kim Bôi người dân sống chủ yếu băng nghề Nông Nghiệp và trồng cây lâu năm VD: cây luồng, cây keo,... thực trạng phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn do các yếu tố ảnh hưởng như lũ lụt, dịch phá hoại mùa màng thường xảy ra.

- Nhìn chung cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp – Lâm nghiệp.

- Hoạt động dịch vụ chậm phát triển và chưa đa dạng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cho nhân dân trong xã và nhân dân trong vùng; Chỉ có một số ngành nghề được mở rộng như nghề trồng luồng, trồng keo, trồng một số loại cây ăn quả khác.

26

- Hiện tại xã Đú Sáng đang dần chuyển mình xây dựng cơ sở hạ tầng, đi đôi với việc phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người dân trong xã.

4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm của xã Đú Sáng * Dân số

Dân số toàn xã hiện có 1.332 hộ gia đình với 5.787 nhân khẩu phân bố khá đều tại 16 xóm trong xã. Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp.

* Lao động, việc làm

UBND xã luôn chăm lo công tác giới thiệu việc làm nhất là đối với lực lượng bộ đội xuất ngũ, học sinh sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm ổn định và thường xuyên cho một bộ phận lao động còn khá bức xúc, do vậy đây là nhiệm vụ trọng tâm đối với xã trong thời gian tới.

4.1.2.3.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông

Hệ thống giao thông của xã phát triển có:

- Xã có tuyến đường quốc lộ TSA đi bãi lạng ,tuyến đường 448 chạy qua đi xã Độc Đập, huyện Kỳ Sơn.

* Năng lượng

Hiện nay trên địa bàn xã 100% số hộ gia đình được sử dụng điện.Nguồn điện đang sử dụng trên địa bàn xã là hệ thống điện quốc gia thông qua mạng điện khu vực huyện Kim Bôi. Các tuyến đường dây hạ thế dây dẫn chủ yếu cáp vặn xoắn ABC đi trên cột bê tông li tâm.

* Bưu chính viễn thông.

Hiện nay trên địa bàn xã đã được phủ sóng đầy đủ mạng thông tin di động. Bên cạnh điểm bưu điện – văn hóa xã, số lượng máy của các tổ chức,

hộ gia đình phát triển ngày càng tăng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin của người dân.

27

* Cơ sở văn hóa

Trên địa bàn xã ngoài nhà văn hóa của xã, còn có các nhà văn hóa của các xóm, số lượng nhà văn hóa của các xóm đang dần được quy hoạch và xây dựng.

Trong những năm vừa qua, xã đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

* Cơ sở y tế

Duy trì đạt chuẩn Quốc gia và tỷ lệ số người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt trên 50%. Nâng cấp trạm y tế xã trung tâm với quy mô lớn hơn.

Công tác y tế của xã được quản lý tốt. Cơ sở vật chất không ngừng được tăng cường cả về thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh cũng như chất lượng khám chữa bệnh, tiếp tục duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 – 2020, chỉ đạo trạm y tế xã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh và có biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, đảm bảo có đủ cơ số thuốc. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng . Kết quả 6 tháng đầu năm đã khám và điều trị cho 2.480 lượt người, số trẻ trong diện tiêm chủng và uống vitamin A đạt 100%

Tăng cường tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ theo kế hoạch, đã quan tâm, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ. Tỷ lệ phát triển dân số là 1.0%.

Công tác y tế và kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được duy trì, tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, kết hợp giữa giáo dục với biện pháp hành chính góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, thứ 4.

* Cơ sở giáo dục – đào tạo

Công tác giáo dục của xã trong những năm qua có nhiều tiến bộ, thực hiện có hiệu quả đề án phát triển giáo dục của huyện. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và lên lớp năm sau lớn hơn nămtrước.

28

Hệ thống giáo dục trên địa bàn xã Đú Sáng hiện có: - 2 trường mầm non Đú Sáng.

- 3 Trường tiểu học và trung học cơ sở Đú Sáng. - 2 Trường THPT Kim Bôi.

Sự nghiệp giáo dục được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, chất lượng giáo dục ngày được nâng cao, kết quả thi tốt nghiệp, thi lên lớp bậc tiểu học đạt 100%, bậc trung học cơ sở đạt 98%, bậc THPT đạt 98.7%.

4.1.2.4. Thực trạng môi trường

- Quá trình tăng nhanh của dân số và các phương tiện giao thông trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt dân cư chưa hoàn chỉnh. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế, tình trạng vứt bỏ rác thải bừa bãi vẫn còn xảy ra.

- Trên địa bàn xã hầu như chưa xây dựng được hệ thống thoát nước, nước thải và nước mưa thoát chung ra các mương mỏng thuỷ lợi hiện có.

- Nước thải sinh hoạt: Hiện tại nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư chưa được xử lý, nước thải trong các hộ gia đình thoát chủ yếu ra đồng ruộng sau đã thoát cùng hệ thống thoát nước mưa thoát ra kênh và kênh tiêu.

- Hiện tại xã Đú Sáng chưa có bãi rác tập chung, chưa đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Xã Đú Sáng, Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hòa Bình Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hòa Bình

4.1.3.1.Những thuận lợi

Nhân dân cần cù, chịu khó ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết, nguồn nhân lực dồi dào, đây là động lực để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

- Trên địa bàn xã có tuyến đường giao thông TSA đi bãi lạng ,tuyến đường 448 chạy qua đi xã độc lập huyện kỳ sơn chạy qua để tạo điều kiên thuận lợi để xã Đú Sáng giao lưu trao đổi tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế.

29

4.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế

- Không được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản đã hạn chế đến phát triển ngành.

- Môi trường đất, không khí, nguồn nước đang bị ô nhiễm cần có biện pháp tích cực bảo vệ để sử dụng bềnvững.

* Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất

Kinh tế đang có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn mới ngày một đổi mới. Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng nhìn chung, tốc độ phát triển kinh tế của xã vẫn chưa cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa mang tính đột phá.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước...) cũng như các công trình phúc lợi công cộng (trường học, trạm y tế...) được quan tâm đầu tư song chưa đồng bộ.

- Dân số tập trung đông, mật độ dân số cao, sức ép từ nhu cầu về đất ở của người dân tới quỹ đất chung của xã ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi trong thời gian tới cần dành một phần diện tích đất để xây dựng khu dân cư phục vụ nhu cầu nhà ở cho nhân dân.

Để khắc phục những tồn tại trên, trong giai đoạn tới cần có sự nỗ lực, quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương trong quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã đú sáng, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình năm 2017 (Trang 28)