Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã đú sáng, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình năm 2017 (Trang 29 - 33)

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Xã Đú Sáng nằm ở phía tây bắc của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Ranh giới được xác định:

+ Phía bắc giáp xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn; xã Trường Sơn, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn.

+ Phía nam giáp xã Tú Sơn, xã Vĩnh Tiến. + Phía đông giáp xã Bình Sơn.

+ Phía tây giá xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn; xã Thống Nhất. Diện tích tự nhiên là 5030,45 ha

4.1.1.2. Địa hình

Đú Sáng là một xã miền núi thuộc vùng Tây Bắc, địa hình tương đối phức tạp và nhiều gò đồi, thung lũng xen kẽ. Địa hình có cấu trúc thoải. Nhìn chung địa hình, địa mạo của xã đa dạng và phức tạp ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.

4.1.1.3. Khí hậu

- Xã Đú Sáng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu khu vực nhiệt đới gió mùa, gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều.

- Trong năm có 2 mùa chính: Mùa đông với đặc điểm khô hanh và lạnh ít mưa. Mùa hè với đặc điểm nóng ẩm mưa nhiều.

- Mưa: lượng mưa bình quân hàng năm từ 1850mm đến 2500mm. Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng 7,8.

22

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của là 22ºC, thấp nhất 4ºC và cao nhất 39,5ºC. Số giờ nắng trung bình vào mùa hè từ 6-7 giờ và từ 3-4 giờ vào mùa đông.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành là hướng đông nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 mang theo không khí nóng. Gió đông bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau mang theo không khí lạnh.

4.1.1.4.Thủy văn

Nguồn nước của xã Đú Sáng chủ yếu được cung cấp từ suối Đúc, suối Sáng cùng một số khe suối, ao hồ phân bố rải rác. Nhìn chung, do ảnh hưởng của địa hình nên nguồn nước khan hiếm gây ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt của người dân.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên *Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên là 5030,45 ha, trong đó diện tích các loại đất cụ thể như sau:

- Đất nông nghiệp 4779,89 ha, chiếm 95,02% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, cụ thể như sau:

+ Đất sản xuất nông nghiệp 610,92 ha, chiếm 12,78% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm 566,66 ha, chiếm 11,86% tổng diện tích đất nông nghiệp, bao gồm 252,12 ha đất trồng lúa và 314,54 ha đất trồng cây hàng năm khác;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,83 ha chiếm 0,04% đất nông nghiệp.

+ Đất trồng cây lâu năm là 44,26 ha, chiếm 0,93% tổng diện tích đất nông nghiệp;

- Diện tích đất phi nông nghiệp của xã là 226,00 ha, chiếm 4,49% tổng diện tích tự nhiên của xã. Cụ thể như sau:

23

+ Đất ở là 105,88 ha, chiếm 46,85% tổng diện tích đất phi nông nghiệp; + Đất chuyên dùng 62,53 ha, chiếm 27,67% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã, bao gồm:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan 1,10 ha, chiếm 0,49% tổng diện tích đất phi nông nghiệp;

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp 3,39 ha; chiếm 0,11% tổng diện tích đất phi nông nghiệp,

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,24 ha; chiếm 0,36% tổng diện tích đất phi nông nghiệp;

+ Đất có mục đích công cộng là 57,79 ha, chiếm 25,57% tổng diện tích đất phi nông nghiệp;

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT 16,90 ha, chiếm 7,48% tổng diện tích đất phi nông nghệp;

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 40,70 ha, chiếm 18,01% tổng diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất lâm nghiệp 4167,13 ha, chiếm 87,18% tổng diện tích đất nông nghiệp trong đó:

+ Đất rừng sản xuất là 2649,86 ha, chiếm 55,44% tổng diện tích đất nông nghiệp ; rừng phòng hộ là 1517,27 ha, chiếm 31,74% tổng diện tích đất nông nghiệp;

Diện tích, cơ cấu đất tự nhiên của xã được thể hiện trong bảng 4.1

24

Bảng 4.1. Diện tích, cơ cấu đất tự nhiên năm 2017

(Đơn vị: ha)

Thứ tự Loại đất Diện tích Cơ cấu

Đất tự nhiên 5030,45 100,00

1 Đất nông nghiệp 4779,89 95,02

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 610,93 12,78

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 566,66 11,86

1.1.1.1 Đất trồng lúa 252,12 5,27

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 314,54 6.58

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 44,26 0,93

1.2 Đất lâm nghiệp 4167,13 87,18 1.2.1 Đất rừng sản xuất 2649,86 55,44 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1517,27 31,74 1.2.3 Đất rừng đặc dụng   1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1,83 0,04 1.4 Đất làm muối   1.5 Đất nông nghiệp khác  

2 Đất phi nông nghiệp 226,00 4,49

2.1 Đất ở 105,88 46,85

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 105,88 46,85

2.1.2 Đất ở tại đô thị  

2.2 Đất chuyên dùng 62,53 27,67

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 1,10 0,49

2.2.2 Đất quốc phòng  

2.2.3 Đất an ninh  

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 3,39 1,50

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,24 0,11

2.2.6 Đất có mục đích công cộng 57,79 25,57

2.3 Đất cơ sở tôn giáo  

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng  

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, NHT 16,90 7,48

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 40,70 18,01

2.7 Đất mặt nước chuyên dùng _ _

2.8 Đất phi nông nghiệp khác  

3 Đất chƣa sử dụng 24,56 10,47

3.1 Đất bằng chưa chưa sử dụng 4,28 17,43

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,78 3,18

3.3 Núi đá không có rừng cây 19,50 79,39

25

* Tài nguyên nước.

- Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm, cụ thể:

- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nguồn nước mặt của xã chủ yếu lấy từ nước mưa, các dòng suối và các hồ chứa nhỏ. Chất lượng nguồn nước mặt không được tốt cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt.

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều.

* Tài nguyên khoáng sản.

Tài nguyên khoáng sản của xã Đú Sáng hầu như không đáng kể.

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã đú sáng, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình năm 2017 (Trang 29 - 33)