Năm Xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản(tỷ đô) Nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam (tỷ đô) Tỷ trọng (tổng tỷ trọng xuất nhập của Nhật Bản) Tỷ trọng (tổng tỷ trọng xuất nhập của Việt Nam)
2010 7,7 9 1,14%(1463,7) 10,63%(157)2011 11 10,4 1,27%(1678,4) 10,51%(203,6) 2011 11 10,4 1,27%(1678,4) 10,51%(203,6) 2012 13 11,6 1,46%(1684,6) 10,78%(228,2) 2013 13,5 11,5 1,61%(1548,1) 9,4%(264) 2014 14,6 12,8 1,82%(1502,3) 9,2%(298) 2015 14,4 14,4 2,3%(1250,3) 8,8%(327,7) 2016 14,6 15 2,3%(1251,8) 8,42%(351,5) 2017 16,8 16,6 - 7,79%(428,3) 2018 18,8 19 - 7,86%(480,4) 2019 20,4 19,5 2,79%(1426,4) 7,7%(518) 2020 19,2 20,3 - 7,26%(543,9)
Bảng 2.5. Tỷ trọng xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản
(Nguồn:tổng hợp từ UN Comtrade)
Thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản tăng liên tục với mức tăng trưởng ổn định từ 2010 đến 2020 tuy chỉ có năm 2015 và 2020 đà tăng bị chững lại, đồng thời, sự chênh lệch giữa xuất và nhập của 2 nước có xu hướng càng ngày càng giảm, cán cân thương mại dần trở nên cân bằng.Điều này cho thấy sự cân bằng trong trao đổi thương mại giữa 2 nước cũng như mức độ giao thương ngày càng phát triển và thể hiện 1 tiềm năng to lớn trong việc tiếp tục hợp tác kinh tế sâu rộng giữa 2 bên .Bên cạnh đó, tỷ trọng xuất nhập khẩu của 2 nước có sự chênh lệch nhất định đến từ sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế .Không chỉ có vậy , tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản cũng có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm.Với Việt Nam, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu với Nhật Bản giảm dần từ từ xuyên suốt 2010 cho đến nay, cho thấy sự đa dạng hóa các đối tượng trao đổi thương mại của Việt Nam ,phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng theo chủ trương của Đảng, Nhà Nước. Ngược lại, với Nhật Bản, tỷ trọng trao đổi thương mại với Việt Nam ngày càng tăng cho thấy Việt Nam đang dần trở thành 1 đối tác tin cậy, quan trọng ,có chỗ đứng với 1 trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, khẳng định vị thế và sự phát triển ổn định của Việt Nam trên thương trường quốc tế S T T HS Hàng hóa Kim ngạch (USD) 2010 2013 2016 2019 1 ‘85 Hàng điện tử 1,407,499,050 2,383,665,630 4,178,685,500 6,215,700,612 2 ‘62 Quần áo và 31,222,990 36,399,435 12,813,322 8,774,771
phụ kiện (không dệt kim) 3 ‘61 Quần áo và phụ kiện (dệt kim) 1,231,930 1,539,839 3,815,338 2,722,690 4 ‘03 Thủy sản 25,188,250 57,194,195 73,003,577 136,177,561 5 ‘84 Động cơ và thiết bị cơ khí 2,134,784,440 2,263,198,125 2,789,144,584 2,801,336,184 6 ‘27 Nguyên liệu hóa thạch 83,809,480 71,697,248 67,462,075 89,015,384 7 ‘44 Gỗ và sản phẩm gỗ 4,503,550 5,128,764 7,115,653 6,938,906 8 ‘64 Giày dép và linh kiện 2,068,970 1,769,549 3,605,253 5,723,353 9 ’94 Đồ nội thất 15,792,310 12,601,665 34,915,066 43,245,468 1 0 ‘39 Sản phẩm nhựa 789,062,490 951,090,337 1,011,119,699 1,418,570,942
Bảng 2.6. Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào Nhật Bản
(Nguồn: tổng hợp từ UN Comtrade)
Trong giao dịch thương mại quốc tế, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm truyền thống thuộc các lĩnh vực: nông, lâm, thủy sản và các ngành sử dụng nhiều sức lao động. Trong đó, tám sản phẩm liên quan đến nhóm sử dụng nhiều lao động (‘62, ‘61, ‘03, ‘64, ‘94) và tài nguyên (‘27, ‘44, ‘94) và hai sản phẩm liên quan đến công nghệ là hàng điện tử (85) và động cơ, thiết bị cơ khí (84).
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng đều qua các năm. Dù các nhóm sản phẩm sử dụng nhiều lao động và tài nguyên chiếm phần thông trong các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, các sản phẩm liên quan đến công nghệ đều chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam sang Nhật Bản.
TT 2010 2013 2016 2019 T 2010 2013 2016 2019 1 ‘84 Máy móc và thiết bị cơ khí 634,337,182 853,354,928 1,126,520,431 1,370,418,585 2 ‘85 Máy móc, thiết bị điện 1,836,492,487 2,258,478,637 3,456,443,686 5,221,942,183 3 ‘72 Sắt thép 30,985,397 86,028,825 57,164,987 162,064,395 4 ‘87 Động cơ và thiết bị 278,049,115 400,512,753 491,551,462 581,689,009 5 ‘39 Nhựa nhiên liệu 194,683,784 403,112,075 576,229,219 882,702,887
6 ‘99 Hàng hóa Hàng hóa không phân loại 149,376,360 145,469,317 152,078,665 254,302,082 7 ‘90 Thiết bị y tế 231,721,738 263,956,401 324,871,502 416,207,758 8 ‘54 Sợi filaments nhân tạo 8,369,778 15,356,145 24,238,335 44,993,547 9 ‘40 Cao su và sản phẩm 66,707,122 97,068,311 134,024,876 205,527,681 1 0 ‘73 Sản phẩm từ sắt thép 69,672,807 114,090,921 212,610,539 378,485,734
Bảng 2.7. Mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ Nhật Bản
(Nguồn:tổng hợp từ UN Comtrade)
Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản được phản ánh trong bảng 3.3 với những đặc điểm sau: Thứ nhất, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản tập trung vào máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và chúng đều tăng dần theo từng giai đoạn; trừ sắt thép và hàng hóa không phân loại có kim ngạch tăng giảm bất thường. Trong đó, một vài sản phẩm có kim ngạch cao vượt trên mốc hàng tỉ USD (‘84,’85). Thứ hai, các cụm sản phẩm liên quan tới thực phẩm, nông sản, nhiên liệu chiếm tỉ lệ rất nhỏ hoặc hoàn toàn không tồn tại trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.
Hầu hết sản phẩm NK của Việt Nam gắn với nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước với các mặt hàng: máy móc, thiết bị vận tải hay nguồn đầu nguyên liệu đầu vào, do vậy cơ cấu nhập khẩu đã phản ánh được xu hướng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản trong các giai đoạn kể trên.
2.2. Đánh giá
2.2.1. Thành tựu
Trong giai đoạn năm TK 1992 - 2011, tổng kim ngạch viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam lên đến hơn 2 nghìn tỷ Yên (tương đương khoảng 415 nghìn tỷ VNĐ, 19,7 tỷ USD). Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất với số vốn chiếm 30% trong tổng vốn viện trợ mà các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam.
Cải tạo, xây dựng tổng cộng 3.309 km đường bộ và 287 cây cầu: Tính đến nay, kể cả những công trình đang thi công, NB đã hỗ trợ VN cải tạo và xây dựng tổng cộng 3.309 km đường bộ và 287 cây cầu. Đặc biệt, NB đã hỗ trợ VN cải tạo và xây dựng 650 km quốc lộ, tương đương 70% trong hệ thống đường cao tốc quốc gia của Việt Nam.
Hỗ trợ nâng cấp 3 bệnh viện trọng điểm và sản xuất vắc xin: Chất lượng ngành y tế được nâng cao thông qua hỗ trợ nâng cấp ba bệnh viện trọng điểm ở ba miền Bắc, Trung, Nam là Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP.HCM; xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin sởi; đào tạo nguồn nhân lực.
Xây dựng các nhà máy phát điện với tổng công suất 4.500 MW: Nhật Bản đã và đang hỗ trợ cho nguồn điện có tổng công suất 4.500 MW (bằng 14% tổng công suất phát điện cả nước), gồm cả các công trình đang được thi công; xây dựng các trạm biến áp, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện.
♦ Ý nghĩa hiệu quả các hiệp định đem lại
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Trong đó, quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu (NK) giữa các nước ASEAN và Nhật Bản. Theo Hiệp định này, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị NK từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị NK trong vòng 10 năm. Đổi lại, Nhật Bản loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị NK từ Việt Nam trong vòng 10 năm. Khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế. Đã có 3.718 thương vụ xuất nhập khẩu (XNK) thông qua Hiệp định AJCEP, với kim ngạch 17 tỷ USD, đứng đầu trong số các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Thương mại khu vực (RTA) mà Nhật Bản đã ký kết. Trong đó, có rất nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản…
Như vậy, có thể khẳng định AJCEP là một xúc tác quan trọng, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam. Thông qua các hoạt động cụ thể như:
Khai thác tối đa ưu thế xuất khẩu (XK) đối với mặt hàng nông thuỷ sản. Hàng Việt Nam sẽ tạo được một vị thế mới trong XK ra thế giới. 61 mặt hàng chiếm 70% giá trị xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% ngay khi Hiệp định AJCEP có hiệu lực và 144 mặt hàng chiếm 83% giá trị xuất khẩu sẽ không còn chịu thuế nhập khẩu trong vòng 10 năm.
AJCEP mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng XK cho Việt Nam vì đa số các mặt hàng được giảm thuế nhiều nhất cung là các mặt hàng XK chủ lực sang thị trường Nhật Bản. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 95% số dòng thuế chiếm đến 94,5% giá trị XK sản phẩm công nghiệp XK từ Việt Nam sang Nhật Bản sẽ có mức thuế 0%. Trong thời gian 10 năm, 98% số dòng thuế chiếm 98% giá trị thương mại các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam sẽ không bị áp thuế NK.
Tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Khi Nhật Bản áp dụng thuế NK 0% đối với sản phẩm dệt may của Việt Nam XK sang Nhật Bản, ngành Dệt may sẽ đạt lợi ích rất lớn, vì chỉ tính riêng XK sản phẩm này đã đạt 700 triệu USD.
Các DN trong nước có cơ hội tiếp cận các máy móc, thiết bị, nguyên liệu chất lượng cao từ Nhật Bản để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đầu tư. Việc giảm thuế trong các nhóm hàng nguyên vật liệu, thiết bị cũng sẽ là động lực quan trọng để các DN Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Nguồn vốn đầu tư ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Tính đến năm 2012, Nhật Bản có 1113 dự dán đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 17 tỷ USD, chiếm 10,675 trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy, các DN Việt Nam ngày càng được tiếp cận với nguồn vốn ODA một cách dễ dàng hơn.
2.2.2. Hạn chế
Ngoài những lợi ích mà Hiệp định đã mang lại ở trên, thì nó cũng làm nảy sinh một số rủi ro. Cụ thể:
Khi tham gia ký kết AJCEP, Việt Nam và các nước đối tác phải cùng nhau thực hiện cam kết giảm thuế đối với những hàng hóa nằm trong danh mục giảm thuế theo lộ trình. Khi đó, cơ hội XK hàng hóa vào các nước thành viên của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, một tác động ngược lại của AJCEP là làm tăng nguy cơ nhập siêu do Việt Nam cũng phải thực hiện nghĩa vụ giảm thuế theo lộ trình. Điều này sẽ khiến hàng hóa trong nước phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn bởi hàng hóa NK từ các nước thành viên trong AJCEP được hưởng mức thuế ưu đãi thấp.
Việc tham gia nhiều hiệp định khác nhau sẽ dẫn tới gánh nặng về thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thành lập các nhóm công tác khác nhau, làm suy giảm nguồn lực và làm tăng gánh nặng chi phí giao dịch. Một vấn đề nảy sinh từ những khu vực thương mại tự do là cần đảm bảo hàng hóa XK từ khu vực này được sản xuất bởi một hoặc nhiều nước thành viên chứ không phải được sản xuất và NK từ một nước thứ 3 rồi kê khống rằng được sản xuất trong khu vực. Để đề phòng trường hợp này, quy tắc về xuất xứ đã được xây dựng, trong đó yêu cầu cụ thể hàm lượng giá trị được sản xuất cung cấp bởi một thành viên.Yêu cầu và thủ tục hành chính liên quan đến quy tắc về xuất xứ khác nhau tùy thuộc vào từng hiệp định thỏa
thuận.Chính những quy tắc về xuất xứ mang tính hạn chế, đôi khi không nhất quán này đã gây tác động tới việc thực thi ưu đãi cho các thành viên trong khối.
Rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong XK hàng nông sản, thủy sản, nhất là vào thị trường Nhật Bản. Kể từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm (sửa đổi) đối với tất cả các lô hàng thực phẩm NK vào Nhật Bản, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hóa chất cho phép. Tôm XK của Việt Nam đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100%. Đối với rau quả, Luật Bảo vệ thực vật của Nhật Bản liệt Việt Nam vào danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục quả, nên Việt Nam không được phép XK quả tươi có hạt như thanh long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà chua…
Những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam XK sang Nhật, gặp một số khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) có nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế. Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt.
Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém đối với DN vừa và nhỏ. Do yêu cầu cao về chất lượng, các DN cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu: Từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển đến quản lý chất lượng. Đồng thời, hàng hóa vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông, nên đến tay người tiêu dùng giá cả khá cao so với giá NK.
Khả năng mâu thuẫn về chính sách. Trong FTA, một thành viên có thể áp đặt thuế bổ sung đối với hàng hóa NK vì bất kỳ lý do nào đó, mặc dù việc này có thể dẫn tới hành động trả đũa của những thành viên bị ảnh hưởng. Trong khi, theo WTO, các thành viên phải tuân thủ cam kết về mức thuế ràng buộc và không được phép nâng mức thuế này cao hơn mức cam kết, khi mức thuế áp dụng thấp hơn nhiều so với mức ràng buộc, một thành viên có thể nâng mức thuế này lên đáng kể và tạo nên sự không chắc chắn trong chính sách thương mại