Khuyến nghị đưa ra đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và nhật bản (Trang 41 - 43)

Tăng cường trao đổi các kĩ sư, nguồn nhân lực chất lượng cao để quan sát, học hỏi cách làm việc ,từ đó giúp doanh nghiệp 2 bên hiểu hơn về môi trường kinh doanh, thế mạnh, điểm yếu của mô hình làm việc, cũng như giúp 2 bên nghiên cứu thị trường đối tác dễ dàng hơn. Tích cực tổ chức các buổi tọa đàm trực tuyến hoặc trực tiếp giữa các doanh nghiệp 2 nước, hoặc giữa các doanh nghiệp với các sinh viên cao đẳng đại học 2 bên - nguồn nhân lực lao động nòng cốt trong tương lai, để giúp các em hiểu được nhu cầu, đòi hỏi từ các doanh nghiệp, tăng cơ hội việc làm hay hợp tác kinh tế.

Đào tạo lao động lành nghề để có thể đáp ứng tốt thị trường lao động Nhật Bản tức là nâng cao xuất khẩu lao động. Việt Nam có tiềm năng XKLĐ lớn, và hiện nay Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm đến dệt - may, trong đó nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh. Tuy thị trường XKLĐ của Việt Nam rất rộng mở, nhưng chất lượng nguồn lao động vẫn còn có nhiều hạn chế bao gồm tỉ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao nên chưa đáp ứng được chu cầu của lao động Nhật Bản. Vì vậy cần phải nâng cao XKLĐ bằng cách chuyên nghiệp hóa nhiều khâu.

Mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Đây cũng là chính sách chung của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ. Tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường xuất - nhập khẩu, một yếu tố rủi ro không thể xem thường. Nếu có biến động từ thị trường đó về nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất thì việc làm, thu nhập của người lao động sẽ gặp khó khăn lớn, kim ngạch xuất khẩu bị giảm sút, tác động tiêu cực đến cân đối thương mại và thanh toán quốc tế.

Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam. Học tập kinh nghiệm Nhật Bản, Việt Nam cần triển khai kế hoạch cụ thể, các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với những thông điệp về một dân tộc có bề dày văn hóa đặc sắc, lịch sử hào hùng, một đất nước có sức sống mãnh liệt, giàu tiềm năng, đạt nhiều thành tựu trong đổi mới, người dân cần cù, sáng tạo, thân thiện, yêu chuộng hòa bình. Đồng thời, tăng cường giới thiệu con người Việt Nam thông qua hình ảnh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa cũng như những nét đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam. Gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa và các hoạt động thông tin đối ngoại trong công tác này.

Tăng cường tổ chức sự kiện nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động kết nối, giao thương với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu Nhật Bản nhằm đưa sản phẩm Việt Nam thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối của Aeon tại Nhật Bản và các nước…

Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh như gạo, rau quả, cà phê, thủy sản, giày dép. Cần sẵn sàng đón nhận và tích cực tham gia vào quá trình dịch chuyển vốn trong nội khối ở những nhóm ngành hàng này và chủ động hợp tác với các nước ASEAN xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế ra thị trường thế giới.

KẾT LUẬN

Kể từ khi Viê –t Nam và Nhâ –t Bản chính thức thiết lâ –p quan hê – ngoại giao năm 1973 đến nay, mă –c dù có những bước thăng trầm nhưng mối quan hê – giữa hai nước hiê –n nay đã đạt được những thành tựu đang kể và tương lai mối quan hê – này có nhiều điêu kiện phát triển hơn nữa. Có thể thấy rằng từ khi Nhâ –t Bản thiết lâ –p quan hê – ngoại giao với Viê –t Nam cho đến nay, quan hê – Viê –t – Nhật liên tục phát triển.

Đề tài nghiên cứu trên đã cho chúng ta mô –t cái nhìn tổng quan về mối quan hê – thương mại Viê –t Nam – Nhâ –t Bản để rồi từ đó đi đến những hiê –p định cụ thể của hai nước đã kí kết, thấy được thực tế hoạt động thương mại thông qua mô –t số số liệu cụ thể trong những năm gần đây. Bao gồm: Hiê –p định thương mại Viê –t – Nhâ –t, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam ký kết với các nước, Sang kiến Viê –t Nhâ –t, Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, cả sự phối hợp các công cụ chính sách trong quan hệ thương mại Việt-Nhật và Hoạt đông xuất nhâ –p khẩu của Viê –t Nam – Nhâ –t Bản. Và cuối cùng như mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài đưa ra đanh giá cả về mặt thuận lợi và khó khăn để rồi nêu lên triển vọng mối quan hê – Viê –t Nam - Nhâ –t Bản và đă –c biê –t là giải pháp thúc đẩy quan hê – thương mai Việt Nam – Nhâ –t Bản. Chúng ta hy vọng rằng với dấu hiệu tích cực của công cuộc khôi phục kinh tế Nhâ –t Bản và khu vực, cùng với quá trình đôi mới của Viê –t Nam, những kết quả trên sẽ là bước tạo đà quan trọng cho việc gia tăng hơn nữa quan hê – hai nước trong thiên niên kỷ mới nay, góp phần vào sự phát triển kinh tế của hai quốc gia cũng như tạo bầu không khí hợp tác kinh doanh trong toàn khu vực.

DANH MỤC TÀI LIÊcU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2018, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –

Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật

2. Nghị định 24/2012/NĐ-CP, 3/4/2012, Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

3. Nghị định 88/2019/NĐ-CP, 14/11/2019, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

4. Thanh Hương, 14/4/2020, Diễn biến thị trường vàng trong 3 tháng đầu năm.

5. Nguyễn Thị Bích Hòa, 25/2/2020, Nhận định giá vàng thế giới từ tuần 24/2/2020 tới

29/2/2020: Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 7 năm.

6. Trang Lê, Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư, 6/2/2020, 5 biểu đồ cho thấy tại sao nền kinh tế toàn cầu dễ bị tổn thương do virus corona

7. Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 3/2020, Số liệu thị trường vàng tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và nhật bản (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)