Giải pháp chung từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và nhật bản (Trang 38 - 39)

Một là, nhà nước ta cần chủ động xây dựng chiến lược hợp tác phát triển toàn diện dài

hạn với Nhật Bản, trong đó đặc biệt coi trọng đến các quan hệ hợp tác phát triển kinh tế phù hợp với lợi thế so sánh và yêu cầu phát triển thực tiễn của mỗi nước. Nhật Bản là một trong số không nhiều những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu mà hiện nay chúng ta đang có quan hệ hợp tác phát triển cũng như trao đổi thương mại quốc tế. Vì vậy, nhất thiết chúng ta phải có chiến lược thúc đẩy hợp tác dài hạn với quốc gia này để phát huy có hiệu quả cao nhất việc khai thác các lợi thế so sánh trong quan hệ trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước. Từ đó chúng ta mới có thể chủ động và kịp thời có các giải pháp hiệu quả cao trong việc tăng cường hợp tác kinh tế với Nhật Bản.

Hai là, tăng cường hơn nữa hợp tác song phương ở nhiều cấp độ giữa các nguyên thủ

quốc gia, các bộ ngành liên quan với nhau, hoặc giữa chính phủ với hiệp hội các doanh nghiệp, tổ chức và ngay cả ở cấp độ doanh nghiệp. Việt Nam cần tích cực tổ chức các sự kiện giao lưu, hay các chương trình hành động cụ thể để chào đón và khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, địa phương của Nhật Bản sang tìm hiểu cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, nên thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là loại hình doanh nghiệp có số lượng lớn ở cả hai quốc gia mà chưa được khai thác hết tiềm năng.

Ba là, cần chú ý nâng cao tính hiệu quả hơn nữa việc thu hút và sử dụng FDI cũng

như sử dụng ODA của Nhật Bản bằng việc đưa ra các chính sách thuế tốt để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện Luật thuế tốt hơn nữa và cũng nhằm tránh gian lận thuế của các doanh nghiệp giữa hai nước và nâng cao đội ngũ cán bộ kiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư này. Điều này vừa thể hiện sự mong muốn hợp tác cửa Việt Nam với Nhật Bản, tạo tiền đề cho quan hệ thương mại quốc tế, hơn nữa còn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh cũng như là gia tăng giá trị cho hàng xuất khẩu Việt Nam, tăng khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nhật Bản nói riêng, thị trường thế giới nói chung.

Bốn là, bên cạnh những dự án lớn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế đã nhận

được sự đầu tư từ phía Nhật như đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc và các dự án Việt Nam mong muốn và mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào như dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác…, chúng ta cần có những chương trình cụ thể về phát triển các ngành mũi nhọn, ngành xuất khẩu và ngành công nghiệp phụ trợ. Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ là bắt buộc nếu Việt Nam muốn nâng cao giá trị gia tăng trên những mặt hàng xuất khẩu. Chúng ta cơ bản có lợi thế so sánh về tài nguyên và nguồn nhân công rẻ, cái chúng ta còn thiếu là vốn, công nghệ, và mô hình tổ chức quản lý. Mà Nhật Bản lại là một quốc gia có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao và phương pháp tổ chức quản lý hiệu quả. Hơn nữa, Việt Nam đã có nền tảng hợp tác kinh tế lâu

dài, đã kí kết nhiều hiệp định hợp tác chung với Nhật Bản.Vì vậy, Việt Nam nên hướng việc thu hút FDI từ Nhật Bản vào phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhiều hơn nữa.

Năm là, muốn đạt được những mục tiêu trên thì tất yếu Việt Nam cần tiếp tục cải

cách quản lý hành chính, hoàn thiện hơn nữa đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, xúc tiến nhanh việc tham gia của Việt Nam vào các “sân chơi” theo định chế kinh tế khu vực và quốc tế, trước mắt cần tiến tới việc sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Việt Nam – Nhật Bản. Tại cuộc họp giữa các Bộ trưởng Tài chính APEC diễn ra đầu tháng 11/2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản đã tuyên bố Nhật Bản sẽ chi 25 triệu USD thông qua Ngân hàng Phát triển châu (ADB) hỗ trợ các nước ASEAN hiện đại hóa hải quan và cải thiện môi trường thương mại giữa các nước. Hải quan Nhật Bản mong muốn sẽ có những hành động cụ thể nhằm hiện thực hoá tuyên bố đó, nâng cao mối quan hệ hợp tác đã có từ lâu giữa Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Hiện tại, Nhật Bản đang áp dụng chương trình điện tử hóa quy trình thông quan với nhiều ưu điểm. Trên cơ sở chương trình này, Hải quan Nhật Bản sẽ chia sẻ và xây dựng phiên bản tiếng Việt dành cho Hải quan Việt Nam, và mong muốn có sự tham gia của cán bộ hải quan hai nước không chỉ trong quá trình xây dựng mà trong quá trình vận hành, bảo hành.

Sáu là, tích cực triển khai và đa dạng hóa cả về hình thức lẫn nội dung của các chính

sách hỗ trợ - xúc tiến thương mại quốc tế Việt – Nhật. Bộ công thương, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETADE), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các đại sứ quán, tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cần tích cực và chủ động hợp tác với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) trong việc cung cấp thông tin thị trường hai nước, là cầu nối cho các doanh nghiệp của hai nước thông qua các hình thức như công bố thông tin trên website, phát hành ấn phẩm số liệu hàng năm, chỉ dẫn luật pháp, hỗ trơ nghiên cứu thị trường. Đặc biệt rất nên tổ chức các hội thảo, diễn đàn kinh tế song phương, hội chợ triển lãm thương mại (như EXPO) … tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước quảng bá được hàng hóa của mình, gặp gỡ nhiều đối tác tiềm năng mới và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và nhật bản (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)