Điều tiết sự canh tranh và xung đột kênh

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN VỀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM CHINSU (Trang 31 - 33)

- Đặc điểm của môi trường:

5.2.2. Điều tiết sự canh tranh và xung đột kênh

 Cạnh tranh

Cạnh tranh hàng ngang: Các trung gian phân phối cùng cấp như Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh thương mại xuất nhập

khẩu Anh Thư và Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Phú Vĩnh An lại ở cùng trên 1 địa bàn là Thành phố Hồ Chí Minh, tại các thời điểm xã hội bình thường thì được chia đều thị phần nhưng trong hoàn cảnh cả nước đang hứng chịu một đợt dịch nặng nề làm cho nền kinh tế ngưng trệ và làm nhu cầu về thực phẩm tăng cao khiến cho 2 trung gian phân phối này cạnh tranh về thị phần mãnh liệt. Điều tương tự cũng diễn ra trong hệ thống vinmart, vinmart+ khi các cửa hàng được đặt quá gần nhau gây nên sự cạnh tranh có phần khốc liệt trong chính sách về giá cùng như chăm sóc khách hàng.

Cạnh tranh hàng dọc: Từ trung gian phân phối đến các nhà bán lẻ như Vinmart, Vinmart + đều có sự cạnh tranh về giá khi Vinmart cũng đang bị áp đảo về giá khi nhà bán buôn cũng bán lẻ đến tay người tiêu dùng với mức giá rẻ hơn gây ra sự cạnh tranh đối với nhà bán lẻ thật sự mặc dù đã áp dụng những chính sách giảm giá.

Cạnh tranh trong hệ thống kênh: Các nhà bán lẻ của The Crown và Vinmart luôn có một cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ. Thời kỳ đỉnh cao trong hoạt động bán sản phẩm nước mắm Chinsu của các cửa hàng Vinmart đang suy thoái dần và khi có sự xuất hiện của The Crown như là một kênh phân phối đang chia sẻ thị phần với doanh số bán lẻ không ngừng tăng.

 Xung đột

Xung đột ngang: Xung đột ngang giữa các nhà bán lẻ như vinmart, vinmart+ và các tiệm tạp hóa truyền thống với các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. Các tiệm tạp hóa sẵn sàng giảm giá xuống mức thấp nhất và có thể ngang với giá nhập vào từ nhà bán buôn (chỉ hưởng chiết khấu và quà tặng) dẫn đến tình trạng phá giá. Cách giải quyết: Masan sử dụng sức mạnh hợp pháp để yêu cầu các trung gian bán buôn áp dụng mức chiết khấu trong khuôn khổ cho phép, chống tình trạng phá giá. Ngoài ra Masan còn yêu cầu các nhà bán buôn đưa ra mức giá bán lẻ yêu cầu đối với các nhà bán lẻ và có các biện pháp trừng phạt khi có tình trạng bán phá giá ở các nhà

bán lẻ (vì Masan phân phối sản phẩm đại trà nên không thể quản lý hết được các thành viên trong kênh. Chỉ có thể làm việc và hợp tác đối với các nhà trung gian bán buôn, nhà phân phối trực tiếp ký hợp đồng với công ty)

Xung đột dọc: Xung đột xảy ra khi các trung gian phân phối cấp thấp bị dồn ép về doanh thu, sự ra đời của sản phẩm nước mắm chinsu cay gấp đôi đã đẩy việc này lên đỉnh điểm khi mặt hàng này không được ưa chuộng và đưa về một lượng doanh thu không đáp ứng được chỉ tiêu mà nhà sản xuất và nhà phân phối đưa ra. Việc này phần nào tạo ra tồn đọng hàng hóa cho đại lý hay các nhà bán lẻ, vì không thể tạo ra doanh thu từ sản phẩm này dẫn đến có thể gây ra một khoản nợ xấu và khó thu hồi cho nhà sản xuất. Cách giải quyết: Doanh nghiệp nên giảm hoặc ngừng quá trình sản xuất các sản phẩm khó tiêu thụ, tập trung vào hoạt động Marketing và giảm giá đối với mặt hàng này. Cùng với đó giảm chỉ tiêu doanh số và hỗ trợ các nhà bán lẻ.

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN VỀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM CHINSU (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w