So sánh truyện cười Văn Lang với truyện cười các địa phương khác

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch từ làng cười văn lang ở tỉnh phú thọ (Trang 27)

6. Bố cục của đề tài

2.3.3. So sánh truyện cười Văn Lang với truyện cười các địa phương khác

khác trên cả nước

Chính vì truyện cười ở các làng cười trong đất nước Việt Nam vô cùng đa dạng. Chính vì thế, tôi lấy cơ sở để so sánh và rút ra điểm tương đồng và khác biệt của truyện cười Văn Lang so với các truyện cười ở địa phương khác trong cả nước là căn cứ vào cuốn sách “ Làng cười Văn Lang” do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin in năm 2006 của hai tác giả là Hữu Thục và Dương Huy Thiện, sưu tầm và biên soạn 174 truyện. Đối với truyện cười của các làng cười trong cả nước tôi lấy căn cứ vào truyện đã được biên soạn trong tuyển tập “ truyện cười Việt Nam”, trong đó tác giả tập trung vào các tác phẩm như:

Làng Trúc Ô, xã Đông Sài, huyện Đông Yên, tỉnh Bắc Ninh; Làng Hòa Làng, xã Dương Sơn, huyện Liên Tục, tỉnh Bắc Giang; Làng Vĩnh Hoàng ở tỉnh Quảng Trị.

2.3.3.1. Điểm tương đồng

Đề tài về lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên. Nội dung thể hiện ở các hình thức lao động mưu sinh: săn bắn, đánh bắt, hái lượm, cày cấy,…

Đề tài về sinh hoạt đời sống, đấu tranh xã hội, tập trung vào đả kích, châm biếm bọn thống trị, tấn công trấn áp các lực lượng xấu xa, phê phán những thói hư tật xấu.

Đề tài về sinh hoạt giải trí, tính giao nam nữ gồm truyện vui, truyện cười, truyện tếu, truyện về giải trí phòng the.

Thủ pháp gây cười cũng có nhiều điểm tương đồng, đó là cách nói thổi phồng sự thật, đó là truyền thống của các làng cười. Ở Văn Lang thì là “nói phét”, ở làng Trúc Ô thì là nói “đại ngôn”, ở làng Vình Hoàng là nói “trạng”. Song ở cả ba làng cười đều thấy rõ, bên cạnh nói “phét”, nói “trạng”, nói “đại ngôn” thì đều có lý sự một cách logic sắc bén, làm cho việc nói “phét”, nói “trạng”, nói “đại ngôn” là sựu phóng đại rất hợp lý.

Về điều kiện kinh tế, văn hóa ở các làng cười cũng có sự tương đồng.Đó đa số là những địa phương còn nghèo, kinh tế còn khó khăn.Nhưng dân cư lại rất yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước.Ngôn ngữ, ngữ điệu, giọng nói của các địa phương đều mang tính đặc thù và được vận dụng vào việc kể chuyện gây cười.Người làng cười kể chuyện cười của làng bao giờ khả năng gây cười cũng cao hơn.

2.3.3.2. Điểm khác biệt.

Chủ đề, đề tài truyện cười Văn Lang phong phú hơn, đa dạng hơn, số lượng truyện cười Văn Lang cũng nhiều hơn.Văn Lang đã sưu tầm được 174 truyện cười, làng Trúc Ô sưu tầm nhiều nhất trong các làng cười còn lại mới sưu tầm được 39 truyện.

Tiếng cười Văn Lang đã nâng cao một bước so với các làng cười. Tiếng cười Văn Lang có đủ cung bậc, tính chất của tiếng cười: có cười đùa vui, khôi hài, đả kích, châm biếm.Tiếng cười Văn Lang vừa có tính bảo tồn, vừa có sự phát triển. Tiếng cười Văn Lang có xu thế hội nhập vươn ra khỏi không gian

làng, trong khi tiếng cười của của các làng khác không gian hẹo, không có xu thế hội nhập.

Nghệ thuật truyện cười Văn Lang cũng có những điểm khác biệt với các làng.Đó là kể truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, cốt truyện đầy kịch tính, kết thúc bất ngờ và yếu tố gây cười rất cao.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH TỪ LÀNG CƯỜI VĂN LANG Ở TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Đánh giá về điều kiện phát triển du lịch tại làng cười Văn Lang

3.1.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất ở làng Văn Lang còn rất hạn chế, có thể nói là có rất ít cơ sở được xây dựng lên để phục vụ khách du lịch đến tham quan tại nơi đây. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, điểm dừng chân hầu như là chưa có. Hệ thống vui chơi giải trí cúng chưa xuất hiện. Chính vì thế mà chưa thể có khả năng lưu khách lại ăn uống nghỉ ngơi.

Cơ sở hạ tầng: hệ thống lưới điện đã đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương. Dịch vụ bưu chính viễn thông cũng đang được quan tâm và hệ thống cáp quang đã về đến xã Văn Lương. Người dân đã có mạng Internet để sử dụng.

3.1.2. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực phục vụ du lich ở làng Văn Lang còn đang rất hạn chế về số lượng và chất lượng. Vì nơi đây chưa được khai thác vào các chương trình du lịch chhinhs vì thế chưa có được những tổ chức cũng như đội ngũ nhân lực để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Có chăng thì một vài gia đình đã kết hợp việc tổ chức kể chuyện cười cho khách và mời khách ở lại mời cơm cùng với gia đình.

3.1.2.1. Nguồn nhân lực nghệ sĩ

Nguồn nhân lực nghệ sĩ dồi dào và phong phú, với lượng lớn các nghệ sĩ đến từ làng Văn Lang. Và cũng chỉ có người Văn Lang kể chuyện cười của chính họ mới khiến du khách khoái chí cũng như trầm trồ thán phục vì sự thông minh của họ.

Nơi đây cũng là nơi xuất thân của nhiều nghệ sĩ hài nổi tiếng như nghệ sĩ Hán Văn Tình, Hán Văn Thân, NSND tuồng Hồng Khiêm... Ở nơi đây có câu nói truyền đời “Người làng Văn Lang thì buộc phải biết nói khoác” nhưng cách nói khoác của người Văn Lang là “nói khoác ra tiền”.

Cụ Hán Văn Sinh, một trong những bậc thầy của làng nói khoác Văn Lang, bảo do đây là vùng miền núi xa xôi, cách trở, làng được lập từ thời các vua Hùng nên nụ cười, tinh thần lạc quan là "công cụ” hỗ trợ giúp con người chống chọi những khắc nghiệt của thiên nhiên, các loài thú dữ, giặc ngoại xâm. Những câu chuyện nói khoác còn là khuyên nhủ, nhắc nhở nhau từ bỏ những thói xấu.

Cụ Hán Văn Bao là một trong những "đệ nhất nói khoác" của làng cười Văn Lang chia sẻ: "Cái tài, cái duyên nói khoác của dân làng chúng tôi không chỉ để mua vui mà còn có tính giáo dục, răn đe sâu sắc. Cũng chính từ cái tài, cái duyên ấy mà bao đời nay, người Văn Lang đã sản sinh ra vô vàn lý sự và là điển tích trong các câu chuyện cười. Những câu chuyện nói khoác tưởng như vô thưởng, vô phạt nhưng lại dạy lớp trẻ địa phương hôm nay bài học về làm người, về tình làng nghĩa xóm, về đạo đức, lối sống; đồng thời, góp phần lên án những thói hư, tật xấu, tập tục lạc hậu còn rơi rớt lại ở địa phương".

3.1.3. Công tác bảo tồn và phát triển làng cười Văn Lang

Ông Nguyễn Hữu Kế, Phó chủ tịch xã Văn Lương cho biết, Chuyện cười Văn Lang được bảo tồn chủ yếu theo hình thức truyền miệng và ghi chép. Hằng năm, sau khi lúa mạ đã xong, làng Văn Lang thường tổ chức thi kể chuyện cười. Người tham gia cuộc thi không phải ai khác là những người nông dân chân lấm tay bùn quanh năm khó nhọc với ruộng đồng. Trong cuộc thi, ai kể câu chuyện mà người nghe cười to nhất, cười nhiều nhất, cười đến nghiêng ngả thì người đó sẽ giành phần thắng.

Không gian diễn xướng của chuyện cười Văn Lang rất giống với những câu chuyện cười xưa và ca dao dân ca. Bởi chuyện không phải được kể ở những nơi đài các mà người dân nơi đây kể ở những địa điểm gắn liền với

công việc lao động của họ. Dưới gốc đa làng - nơi nghỉ ngơi của người dân đi làm đồng về, dưới lũy tre làng - nơi bọn trẻ chăn trâu thả diều, trên cánh đồng - nơi bà con gặt lúa, sân đình - nơi sinh hoạt văn hóa, ven đường - nơi người dân gặp gỡ và trò chuyện… Đó là những khoảng không gian thấm đẫm chất quê, gần gũi với cuộc sống lao động bình dị.

Sau những giờ lao động vất vả, ngồi nghỉ giải lao bên giếng làng hay bờ ruộng, người nông dân tụm nhau lại, một người đứng lên kể một câu chuyện, những người còn lại ngồi lấy nón quạt mát hay cầm bát nước chè sóng sánh đưa lên miệng để nghe chuyện. Nghe xong, tất cả cười những trận cười giòn giã làm xua tan đi biết bao mệt nhọc, làm khô đi những giọt mồ hôi trên mặt. Chẳng hạn câu chuyện Ăn cá không phải giở mình do tác giả Châu Nhị kể, nghe xong ai mà không cười: “Hôm nay đi làm cỏ lúa, may thay em vồ được con cá rô, em giắt vội vào cạp váy, em mang nó về, em mời cụ đẻ em, bố chồng em và cả ông trẻ em đến nhắm rượu. Cả ba người nhắm hết hai chai bố, lại ăn uống no nê mà con cá vẫn không phải giở mình”. Hay bọn trẻ chăn trâu ngồi dưới lũy tre nghe một cụ già chống gậy kể một câu chuyện cười, bọn trẻ ngồi nghe, mắt lim dim nhưng nghe xong bọn chúng cười toáng lên sảng khoái và muốn nghe nữa.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhân văn sâu sắc của vùng quê Văn Lang, xã Văn Lương đã thành lập một "đội nói khoác" đi lưu diễn khắp trong và ngoài tỉnh. Hằng tháng, hằng quí, làng thường tổ chức các hội diễn, hội thi nói khoác để thi với nhau và chọn ra những "trạng nguyên" của làng. Đặc biệt vào dịp tháng Giêng âm lịch, làng mở cả hội thi để chọn ra "đệ nhất nói khoác Văn Lang". Có những năm, tham gia hội thi toàn là những bậc “cao nhân” nói khoác, lấn át nhau "bất phân thắng bại", làm cho Ban tổ chức phải làm việc hết sức vất vả, không biết trao giải Nhất cho thí sinh nào.

phim hài “Văn Lang Làng cười - nụ cười đón xuân” cho giai đoạn 2011 - 2015. Dự án phim hài đã mang lại tiếng cười sảng khoái, sâu sắc cho khán giả nhân dịp chào năm mới, góp phần tạo đà phát triển các hoạt động văn hóa dân gian, hoạt động du lịch cộng đồng, gắn với làng cười…

Theo ông Phạm Bá Khiêm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, làng Văn Lang là một làng cổ Việt Nam gắn Nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương, làng còn có tên là "làng cười". Ngôi làng cổ này đã được hình thành từ ngàn năm gắn liền với những truyền thuyết từ thời vua Hùng Vương dựng nước. Câu ca dao "Văn Lang cả làng nói khoác" được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như "đặc sản" riêng của vùng đất này. Hàng trăm năm nay, làng cười Văn Lang đã trở thành một "điểm nhấn" trong không gian văn hóa vùng Ðất Tổ caabf được bảo tồn và phát triển.

Theo lãnh đạo UBND xã Văn Lương thì chuyện cười Văn Lang được bảo tồn chủ yếu theo hình thức truyền miệng và ghi chép. Hằng năm, sau khi lúa mạ đã xong, làng Văn Lang thường tổ chức thi kể chuyện cười. Người tham gia cuộc thi không phải ai khác là những người nông dân chân lấm tay bùn quanh năm khó nhọc với ruộng đồng. Trong cuộc thi, ai kể câu chuyện mà người nghe cười to nhất, cười nhiều nhất, cười đến nghiêng ngả thì người đó sẽ giành phần thắng.

Nghệ thuật nói khoác của Văn Lang ở chỗ phải có tài quan sát, dựng chuyện, biến những cái tưởng như bình thường thành những truyện cười. Người làng Văn Lang còn thành lập hẳn một "đội nói khoác" đi lưu diễn khắp trong và ngoài tỉnh, hằng tháng, hằng quí làng thường tổ chức các hội diễn, hội thi nói khoác để thi thố với nhau và chọn ra những "trạng nguyên" của làng. Đặc biệt vào dịp tháng giêng âm lịch hằng năm, làng mở cả hội thi để chọn ra "đệ nhất nói khoác Văn Lang".

3.1.4. Thị trường khách

Thị trường khách của làng cười Văn Lang là khách du lịch có nhu cầu thăm quan về vùng đất tổ Phú Thọ. Hiện nay lượng khách có nhu cầu về thăm

Phú Thọ ngày càng tăng. Cũng là một tín hiệu tốt cho việc kết hợp chuyến tham quan và thưởng thức truyện cười ở làng cười Văn Lang.

Khách có nhu cầu giải trí và có đam mê với các tác phẩm truyện cười thú vị mà dân dã đã từng đến và được nghe người dân nơi đây kể chuyện cười và ngồi nghe họ “nói phét với nhau”.

3.2. Giải pháp kiến nghị nhằm phát triển du lịch tại làng cười Văn Lang

3.2.1. Xây dựng làng cười Văn Lang trở thành điểm đến hấp dẫn.

Việt Nam có hệ thống làng cười phong phú. Các làng cười mang trong mình những giá trị to lớn, đáng để người nơi khác đến khám phá và thưởng thức.tuy nhiên, các di sản văn hóa của từng địa phương dù hấp dẫn đến mấy thì tự than nó cũng chưa thể là sản phẩm du lịch. Chính vì thế, muốn các di sản đó trở thành sản phẩm du lịch, nhất thiết phải có những sự đầu tư thích đáng. Sau đây là một vài đề xuất nhằm xây dựng làng cười Văn Lang trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

3.2.1.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất

Trong thực tế có thể thấy, làng cười Văn Lang nằm ở vùng nông thôn.Cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch chưa tốt, nếu không nói là quá kém. Muốn làng cười Văn Lang trở thành sản phẩm du lịch không bị đánh giá là “cấp thấp”, việc đầu tiên là nâng cấp đường xá, giao thông phải thuận tiện cho việc đi lại của không chỉ là dân cư trong làng nữa mà còn có xe chở khách du lịch từ 16 chỗ hay thậm chí là xe 45 chỗ. Cơ sở lưu trú và ăn uống không cần quá sang trọng nhưng không được tuềnh toàng, phải phù hợp với cảnh quan, môi trường của làng quê, tạo cảm giác thư thái, yên bình cho du khách khi đến đây tham quan và nghe kể chuyện cười. Khuyến khích những cơ sở lưu trú và ăn uống có phong khách thôn quê bình dị hay mang phong cách cổ kính của vùng cố đô xưa. Cơ sở y tế phải đảm bảo những sơ cứu kịp thời, các thiết bị y tế hiện đại cũng cần được đầu tưđể tránh rủi ro cao nhất cho khách và tạo cho du khách cảm giác yên tâm khi đến đây.

Ngoài ra cần đầu tư xây dựng một nhà văn hóa thật sang trọng, không cần bề thế nhưng phải tạo cảm giác dễ chịu, có nhiều cây cối xung quanh, bài trí nên thơ nhẹ nhàng, gần gũi và ấm cúng, hệ thống điện nước đầy đủ sạch sẽ. nhà vệ sinh công cộng và bãi đỗ xe phải đảm bảo.

Khu vực nhà văn hóa là nơi diễn ra sinh hoạt kể chuyện cười phục vụ khách du lịch nên đây là địa điểm quan trọng nhất, cần được đặc biệt quan tâm chú ý.

3.2.1.2. Thành lập các câu lạc bộ kể chuyện cười

Đã gọi là làng cười, thì dĩ nhiên, đa số người dân trong làng đều là những nghệ nhân cười.và việc thành lập các câu lạc bộ kể chuyện cười là một việc hết sức cần thiết. Vì nếu một khi trong làng đã có một ban tổ chức, sẽ có sự sàng lọc, chính tổ chức đó sẽ có trách nhiệm sàng lọc và lựa chọn những “tay cười” cự phách của làng. Tổ chức đó nếu sinh hoạt thường xuyên việc trau dồi kỹ năng kể chuyện sẽ tốt hơn, kích thích tính sang tạo của những câu chuyện mới nhiều hơn.

Hơn nữa khi làng cười đã trở thành điểm đến của khách du lịch, việc đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách là cực kì quan trọng. Một câu lạc bộ hoạt động có quy củ, có tổ chức, có những tay chuyện cười sang giá, có thể sẵn sàng phục vụ khách mọi lúc, chu đáo và nhiệt tình là một thành tố không thể thiếu đối với một sản phẩm du lịch làng cười.

3.2.1.3. Xây dựng các chương trình kể chuyện cười hấp dẫn

Có thể thấy, nét đặc trưng của truyện cười ở làng cười Văn Lang là “ nói khoác, nói phét” chủ yếu là tạo tiếng cười khôi hài, ít có mục đích châm

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch từ làng cười văn lang ở tỉnh phú thọ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)