Công tác bảo tồn và phát triển làng cười Văn Lang

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch từ làng cười văn lang ở tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

6. Bố cục của đề tài

3.1.3. Công tác bảo tồn và phát triển làng cười Văn Lang

Ông Nguyễn Hữu Kế, Phó chủ tịch xã Văn Lương cho biết, Chuyện cười Văn Lang được bảo tồn chủ yếu theo hình thức truyền miệng và ghi chép. Hằng năm, sau khi lúa mạ đã xong, làng Văn Lang thường tổ chức thi kể chuyện cười. Người tham gia cuộc thi không phải ai khác là những người nông dân chân lấm tay bùn quanh năm khó nhọc với ruộng đồng. Trong cuộc thi, ai kể câu chuyện mà người nghe cười to nhất, cười nhiều nhất, cười đến nghiêng ngả thì người đó sẽ giành phần thắng.

Không gian diễn xướng của chuyện cười Văn Lang rất giống với những câu chuyện cười xưa và ca dao dân ca. Bởi chuyện không phải được kể ở những nơi đài các mà người dân nơi đây kể ở những địa điểm gắn liền với

công việc lao động của họ. Dưới gốc đa làng - nơi nghỉ ngơi của người dân đi làm đồng về, dưới lũy tre làng - nơi bọn trẻ chăn trâu thả diều, trên cánh đồng - nơi bà con gặt lúa, sân đình - nơi sinh hoạt văn hóa, ven đường - nơi người dân gặp gỡ và trò chuyện… Đó là những khoảng không gian thấm đẫm chất quê, gần gũi với cuộc sống lao động bình dị.

Sau những giờ lao động vất vả, ngồi nghỉ giải lao bên giếng làng hay bờ ruộng, người nông dân tụm nhau lại, một người đứng lên kể một câu chuyện, những người còn lại ngồi lấy nón quạt mát hay cầm bát nước chè sóng sánh đưa lên miệng để nghe chuyện. Nghe xong, tất cả cười những trận cười giòn giã làm xua tan đi biết bao mệt nhọc, làm khô đi những giọt mồ hôi trên mặt. Chẳng hạn câu chuyện Ăn cá không phải giở mình do tác giả Châu Nhị kể, nghe xong ai mà không cười: “Hôm nay đi làm cỏ lúa, may thay em vồ được con cá rô, em giắt vội vào cạp váy, em mang nó về, em mời cụ đẻ em, bố chồng em và cả ông trẻ em đến nhắm rượu. Cả ba người nhắm hết hai chai bố, lại ăn uống no nê mà con cá vẫn không phải giở mình”. Hay bọn trẻ chăn trâu ngồi dưới lũy tre nghe một cụ già chống gậy kể một câu chuyện cười, bọn trẻ ngồi nghe, mắt lim dim nhưng nghe xong bọn chúng cười toáng lên sảng khoái và muốn nghe nữa.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhân văn sâu sắc của vùng quê Văn Lang, xã Văn Lương đã thành lập một "đội nói khoác" đi lưu diễn khắp trong và ngoài tỉnh. Hằng tháng, hằng quí, làng thường tổ chức các hội diễn, hội thi nói khoác để thi với nhau và chọn ra những "trạng nguyên" của làng. Đặc biệt vào dịp tháng Giêng âm lịch, làng mở cả hội thi để chọn ra "đệ nhất nói khoác Văn Lang". Có những năm, tham gia hội thi toàn là những bậc “cao nhân” nói khoác, lấn át nhau "bất phân thắng bại", làm cho Ban tổ chức phải làm việc hết sức vất vả, không biết trao giải Nhất cho thí sinh nào.

phim hài “Văn Lang Làng cười - nụ cười đón xuân” cho giai đoạn 2011 - 2015. Dự án phim hài đã mang lại tiếng cười sảng khoái, sâu sắc cho khán giả nhân dịp chào năm mới, góp phần tạo đà phát triển các hoạt động văn hóa dân gian, hoạt động du lịch cộng đồng, gắn với làng cười…

Theo ông Phạm Bá Khiêm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, làng Văn Lang là một làng cổ Việt Nam gắn Nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương, làng còn có tên là "làng cười". Ngôi làng cổ này đã được hình thành từ ngàn năm gắn liền với những truyền thuyết từ thời vua Hùng Vương dựng nước. Câu ca dao "Văn Lang cả làng nói khoác" được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như "đặc sản" riêng của vùng đất này. Hàng trăm năm nay, làng cười Văn Lang đã trở thành một "điểm nhấn" trong không gian văn hóa vùng Ðất Tổ caabf được bảo tồn và phát triển.

Theo lãnh đạo UBND xã Văn Lương thì chuyện cười Văn Lang được bảo tồn chủ yếu theo hình thức truyền miệng và ghi chép. Hằng năm, sau khi lúa mạ đã xong, làng Văn Lang thường tổ chức thi kể chuyện cười. Người tham gia cuộc thi không phải ai khác là những người nông dân chân lấm tay bùn quanh năm khó nhọc với ruộng đồng. Trong cuộc thi, ai kể câu chuyện mà người nghe cười to nhất, cười nhiều nhất, cười đến nghiêng ngả thì người đó sẽ giành phần thắng.

Nghệ thuật nói khoác của Văn Lang ở chỗ phải có tài quan sát, dựng chuyện, biến những cái tưởng như bình thường thành những truyện cười. Người làng Văn Lang còn thành lập hẳn một "đội nói khoác" đi lưu diễn khắp trong và ngoài tỉnh, hằng tháng, hằng quí làng thường tổ chức các hội diễn, hội thi nói khoác để thi thố với nhau và chọn ra những "trạng nguyên" của làng. Đặc biệt vào dịp tháng giêng âm lịch hằng năm, làng mở cả hội thi để chọn ra "đệ nhất nói khoác Văn Lang".

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch từ làng cười văn lang ở tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)