Đánh giá nhận xét

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội (Trang 29 - 32)

1.1 .Những vấn đề chung về văn hoá đọc

2.5. Đánh giá nhận xét

2.5.1. Điểm mạnh

Với sự đầu tư của nhà nước, sự quan tâm đúng mức của nhà trường với việc đọc sách, trường đã cho xây dựng một dãy nhà thư viện riêng ở một vị trí đẹp, khơng gian thống mát, rộng rãi và yên tĩnh phù hợp với việc đọc và gây được cảm hứng đọc. Bên trong thư viện, không gian sách, chỗ ngồi đọc đầy đủ ánh sáng, rộng rãi, tiện nghi và trang bị nhiều ngăn sách có giá trị là những

điểm mạnh của nhà trường. Sinh viên nhà trong trường có thể sử dụng thư viện cho việc đọc sách hoặc việc học của mình bất cứ khi nào thư viện nhà trường mở.

Số lượng sách chuyên sâu về văn hóa có rất nhiều đầu sách để sinh viên chọn lựa phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề mình đang theo học. Rất nhiều sinh viên lựa chọn đọc sách trong thư viện bất kể là buổi sáng hay tối cũng không bao giờ vắng người. Điều này cho thấy, tuy rằng số lượng không quá nhiều so với mặt bằng chung, nhưng vẫn có những bạn hiểu được giá trị của văn hóa đọc và phát huy nó một cách đúng đắn, thiết thực. Các thể loại sách báo đều được nhà trường liên tục theo kịp bước phát triển của xã hội, tư liệu mang tính cập nhật, tránh những tư liệu đã quá cũ và số liệu khơng cịn chuẩn xác.

Sinh viên trường xây dựng nên một truyền thống văn hóa đọc rất thơng minh và đúng chuẩn mực. Những người ham mê đọc sách thì ln ln chịu khó tìm tịi để đọc, nguồn sách báo ln luôn rộng mở ở thư viện. Sẽ luôn bắt gặp những cô bạn, cậu bạn sinh viên ngồi ghế đá, căng tin, trong phòng học hay bất cứ đâu có thể đang ngồi đọc sách, hình ảnh đó chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp và trở thành một biểu tượng về sự hiếu học của nhà trường. Có thể tự hào rằng sinh viên về Văn hóa đều ra trường mà nắm vững chuyên mơn của mình, mà điều này có ảnh hưởng rất lớn từ việc đọc sách và tiếp thu kiến thức tự thân.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì văn hóa đọc sách của sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội vẫn tồn tại những mặt yếu. Có thể liệt kê ra như do thư viện trường có rất nhiều tài liệu chun mơn đến văn hóa, nhưng lại khơng có nhiều sự lựa chọn giải trí, khơng có nhiều tư liệu liên quan đến những vấn đề khác của xã hội. Sinh viên lựa chọn vào thư viện đơi khi khơng tìm thấy niềm hứng thú đối với việc đọc sách mà chỉ tập trung khi có cơng

hóa nói chung. Trường chưa xây dựng một mơ hình văn hóa đọc một cách chuyên sâu và bài bản, chưa có những buổi thuyết giảng về tầm quan trọng của việc đọc và lưu truyền văn hóa đọc.Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu đọc sách là còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được thị hiếu sinh viên.Và cuối cùng, lại nói đến vấn đề chính yếu đó là nhân tố con người. Bản thân sinh viên trường về đại đa số vẫn còn xem nhẹ việc đọc sách và ảnh hưởng của nó trong học tập, dẫn đến sự bỏ bê, chán chường và không muốn đọc. Cộng với sự phát triển của nhiều hình thức giải trí đa dạng và hấp dẫn khác, sách chưa là một trong những lựa chọn hàng đầu trong việc phát triển tri thức của sinh viên. Thay vì ngồi hàng giờ đọc sách, các bạn lại chọn cách tán gẫu, sử dụng điện thoại di động, sử dụng máy vi tính,… trong giờ giải lao hoặc trước khi vào lớp mà khơng hiểu rằng thay vì thế, có thể chọn đọc một cuốn sách thú vị để tiếp thêm vốn tri thức. Ở đây, đọc sách rõ ràng là một thứ sinh lời hơn những hình thức giải trí khác.

Ngun nhân do đâu khiến tình trạng văn hóa đọc dần mất đi vị thế của nó trong xã hội ngày nay nói chung và sinh viên trường văn hóa nói riêng?

Có thể đổ lỗi cho thời đại với nhiều sự cộng hưởng từ truyền thơng giải trí, nhưng cũng phải tự nhìn nhận lại rằng chính bản thân chúng ta mới là người đang xao nhãng việc đọc – một công việc sẽ không bao giờ lỗi thời trong giáo dục và tiếp nhận tri thức.Khơng điều gì có thể thay việc đọc và đọc nhiều hơn nữa để cải thiện vốn sống, vốn hiểu biết để làm giàu cho hành trang của chính mình trong cuộc đời. Chính chúng ta là người đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của các hình thức giải trí hiện đại nhưng đồng thời lại đẩy văn hóa đọc dần vào dĩ vãng. Điều này đáng phải xem xét, nhìn nhận nó một cách nghiêm túc, vì sự thờ ơ này mà chúng ta – những sinh viên trường văn hóa đang để bản thân rơi vào thực trạng chung “mất dần văn hóa đọc”.

Chương 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)